Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

U máu

U máu

U máu là bất thường về mạch máu thường hay gặp nhất, nó là khối u lành tính của những tế bào nội mạc (những tế bào lớp mặt trong của các mạch máu). Khi bị u máu, các tế bào này nhân lên với một tốc độ nhanh bất thường.

Các u máu thông nối với hệ tuần hoàn và chứa đầy máu. Hình dạng của chúng tùy thuộc vào vị trí xuất hiện. Nếu nó xuất hiện ở bề mặt da, nó sẽ trông giống như một trái dâu chín, nếu nó nằm ngay dưới da, nó sẽ có dạng một vết sưng màu xanh. Đôi khi nó còn xuất hiện ở những cơ quan nội tạng bên trong cơ thể như gan hoặc thanh quản.

Hầu hết các trường hợp, u máu sẽ biến mất sau một khoảng thời gian. Nó có thể hình thành trong lúc mang thai hoặc thường gặp nhất là xuất hiện một vài tuần sau sinh. Ban đầu, chúng thường bị chẩn đoán nhầm với vết sẹo hoặc vết bớt tuy nhiên việc chẩn đoán sẽ trở nên rõ ràng hơn sau khi nó đã phát triển lớn hơn.

Thông thường ở giai đoạn sớm nhất của tổn thương bề mặt, chúng ta sẽ thấy những khu vực màu đỏ xanh với những mạch máu nhìn thấy được và vùng da tái bao xung quanh. Đôi khi chúng xuất hiện dưới dạng một vùng màu hồng hoặc màu đỏ. U máu là u thường gặp nhất ở trẻ em, xảy ra vào khoảng 10% ở những người da trắng và ít hơn ở các dân tộc khác. Nữ bị nhiều gấp 3 đến 5 lần so với nam giới. U máu cũng thường gặp ở trẻ sinh đôi nhiều hơn.

Khoảng 80% trường hợp xuất hiện ở mặt và cổ, khu vực có tỷ lệ u máu xuất hiện cao kế tiếp là gan. Mặc dù u máu là khối u lành tính nhưng nó có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng. U máu không bao giờ xuất hiện ở người lớn nhưng cũng có một sự hiểu lầm cho rằng tất cả các u máu đều biến mất sau 10 tuổi, có một số rất ít trường hợp không phải như vậy.

Nguyên nhân gây ra u máu hiện nay vẫn chưa được biết rõ, tuy nhiên có một số nghiên cứu cho rằng estrogen có một vai trò quan trọng trong sự phát triển của u máu. Vào năm 2007, một tài liệu từ Stanford Children's Surgical Laboratory nêu lên một giả thuyết rằng việc thiếu oxy máu ở mô mềm cục bộ đi kèm với việc gia tăng tuần hoàn estrogen sau khi sinh có thể là tác nhân kích thích gây u máu.

Cũng có một giả thuyết của các nhà nghiên cứu thuộc Harvard và ĐH Arkansas cho rằng sự tắc mạch từ nhau thai ngăn không cho máu đến lớp hạ bì của thai nhi trong lúc sinh có thể gây hình thành u máu. Cần phải có thêm nhiều nghiên cứu khác để có thể hiểu một cách đầy đủ sự hình thành u máu một cách tự nhiên để có thể hy vọng tìm ra những phương pháp điều trị tốt hơn.

Có 2 loại u máu:

  • U máu dạng mao mạch: là u máu lành tính, thành phần bao gồm mao mạch và xuất hiện trong giai đoạn sớm sau khi sinh (thường khoảng vài tuần đầu đời). Nó sẽ lớn ra trong vòng 1 năm đầu đời và ngừng lớn vào cuối năm thứ 1 sau đó bắt đầu co lại. Mỗi năm nó teo lại ngày càng nhiều và vào khoảng 90% u máu biến mất khi trẻ được 9 tuổi.
  • U máu dạng hang: xuất hiện ở giai đoạn nhũ nhi và nó tồn tại vĩnh viễn. Chúng sâu hơn và có nhiều mạch máu hơn nhưng chúng hoàn toàn lành tính. Sinh thiết trong trường hợp này rất khó vì bên trong u có chứa toàn máu.

Các bác sĩ không thống nhất với nhau cách chữa trị u máu. Điều đó còn tùy thuộc vào việc bạn đến gặp bác sĩ thuộc chuyên khoa nào: da liễu, phẫu thuật thẩm mỹ, nhi khoa, hoặc những chuyên khoa khác. Do những u máu nhỏ có thể tự khỏi mà không cần phải can thiệp gì cả, hầu hết các bác sĩ đều đồng ý rằng bạn nên để yên nếu u máu nhỏ và không phát triển, đặc biệt là nếu như nó ở những vùng da thường được bao phủ bởi quần áo.

Những u máu đòi hỏi phải được điều trị tích cực là những u máu làm thay đổi hình dáng bên ngoài cơ thể, phát triển nhau hoặc gây cản trở các chức năng nghe, nhìn, thở, ăn hoặc bất kỳ những chức năng nào khác của cơ thể. U máu xuất hiện ở phần dưới của mặt và cổ có thể sẽ gây bít tắc đường thở sau này. Những u máu lớn xuất hiện ở mặt có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý. Ngoài ra, những u máu có kích thước lớn hơn sau khi được để yên cho tự thoái biến đi thì những vết lún hoặc căng ở da do di tích của nó để lại sẽ được phẫu thuật loại bỏ sẽ cho kết quả tốt hơn về mặt thẩm mỹ.

Hầu hết những u máu khi mới được phát hiện lần đầu tiên đều năm nông ở bề mặt da và có thể được điều trị bằng laser ngay lúc đó, điều quan trọng cần nhớ là phải điều trị sớm do laser sẽ giảm hiệu quả đi nếu như bị trì hoãn. Tia laser sẽ lựa chọn màu đỏ và làm co nhỏ các mạch máu do đó sẽ cho kết quả cuối cùng là một vết sẹo ít gây chú ý nhất. Điều trị lập đi lập lại có thể loại bỏ gần như toàn bộ những thành phần ở lớp nông. Tuy nhiên, do tia laser chỉ có khả năng xuyên thấu khoảng 1-3mm nên nó không thể có tác dụng ở những thành phần nằm sâu hơn. Ở một số trường hợp, điều trị sớm có thể ngăn ngừa không cho u máu phát triển xa hơn, tuy nhiên có thể một số thành phần nằm sâu hơn có thể vẫn còn và tiếp tục phát triển. Flash-lamp pulse dye, pump dye, diode, và sclero-laser là những loại laser chính được dùng để điều trị u máu. Nguy cơ để lại sẹo rất nhỏ, tuy nhiên không nên mong chờ có thể loại bỏ được hoàn toàn mọi dấu vết.

Nếu vùng tổn thương tương đối nhỏ và không nằm trên mặt có thể tiêm steroid vào vết thương có thể thực hiện kèm theo hoặc không phương pháp phẫu thuật lạnh với nitrogen lỏng. Nếu u máu có cả lớp nông ở bề mặt, có thể dùng laser để làm giảm những thành phần nằm trên bề mặt cùng lúc với tiêm steroid. Những trường hợp u máu lớn hơn cần được điều trị bằng steroid qua đường uống. Liều steroid được cho tương đối lớn nhưng trẻ có khả năng dung nạp được tốt. Nhiều trẻ được điều trị bằng steroid sẽ cần phải trải qua một vài thử nghiệm giảm liều từ từ. Công thức hiện thời là cho trẻ uống ở liều khởi đầu trong vòng 4-6 tuần và sau đó bắt đầu giảm liều dần. Nếu u máu phát triển trở lại, trẻ cần phải quay lại liều đầu trong 4 tuần nữa và sau đó giảm dần trở lại. Khi việc giảm liều không còn làm cho u máu phát triển trở lại nữa, trẻ có thể cai thuốc được một cách an toàn.

Alpha-interferon được khuyến khích sử dụng trong những trường hợp u máu không đáp ứng với steroid và tổn thương khó điều trị hoặc đe dọa mạng sống. Liệt cứng 2 chi dưới (spastic dysplegia) có liên quan đến khoảng 10-12% trường hợp trẻ em sử dụng alpha-interferon nên cần phải thận trọng tối đa khi sử dụng. Liệt cứng 2 chi dưới có thể làm trẻ chậm biết đi hoặc những gặp những bất thường khác về chức năng đi lại.

Phẫu thuật thẩm mỹ được chỉ định trong những trường hợp u máu đe dọa mạng sống hoặc làm biến dạng hình thể ngoài của bệnh nhân và không đáp ứng với các biện pháp điều trị khác. Đối với những trường hợp u máu nằm ở mặt không giảm đáng kể về kích thước ở độ tuổi khoảng từ 2 đến 3 tuổi, nên cân nhắc đến việc can thiệp bằng phẫu thuật, đặc biệt là nếu như tổn thương làm biến dạng mặt. Phẫu thuật cũng được chỉ định đối với những u máu chưa được điều trị nhưng lại không có dấu hiệu nào chứng tỏ nó thu nhỏ lại sau vài năm. Một số chuyên gia cho rằng chờ đợi và theo dõi cùng với massage (cha mẹ massage khu vực bị u máu cho trẻ 4 lần mỗi ngày) là biện pháp điều trị tốt nhất.

Gần như không bao giờ phẫu thuật là lựa chọn điều trị đầu tiên. Tuy nhiên có một số trường hợp tổn thương phát triển rất nhanh và không đáp ứng với hầu hết các phương pháp điều trị tích cực nào, tuy nhiên những trường hợp như vậy rất hiếm gặp. Hầu hết các u máu đều có tiên lượng tốt nếu được để yên, tuy nhiên do y học ngày càng tiến bộ nên ích lợi của việc điều trị sớm ngày càng chiếm ưu thế hơn nguy cơ của nó.

Y học NET dịch và tổng hợp

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases