Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ ĐẠI CƯƠNG

http://www.saifeehospital.com/images/Others/Ent-Intro.JPGTrong phần này chúng tôi sẽ nêu lên một số phương pháp điều trị có tính cách chung cho nhiều bệnh. Trong những phương pháp này có phương pháp do bệnh nhân tự làm lấy ở nhà, có phương pháp do thầy thuốc làm ở phòng khám.

LÀM THUỐC TAl .

Với danh từ làm thuốc tai, chúng tôi muốn nói đến chùi tai, băng ống tai ngoài.

1. Chùi tai.

Chúng ta phải chùi tai trước khi xem màng nhĩ trong những trường hợp có mủ, có tiết nhầy có máu... ở ống tai ngoài.

Chùi tai do thầy thuốc làm : Thầy thuốc chùi tai bằng que bông.

Cách quấn bông vào que : lấy một miếng bông mỏng 1mm hình chữ nhật 2x1cm để lên nút ngón tay trò trái. Tay phải cầm cái que bằng kim khí giữa ngón cái và ngón trò, đặt đầu có khía vào bờ bên trái của miếng bông, lăn tròn cái que theo chiều kim đồng hồ. Trong khi đó ngón tay cái và ngón tay trò trái kẹp lại ,ép mảnh bông dính chặt vào que. Nhớ để một lớp bông độ 5mm nở xòe hình cái chổi tre phủ kín đầu que kim khí.

Xong rồi đặt speculum vào ống tai và dưới sự hướng dẫn của ánh sáng đèn Clar, chúng ta đưa que bông vào dọc theo thành ống tai. Nên xoay que bông độ một phấn tư vòng để thấm mủ và lôi cuốn những mảnh biểu bì mềm nát.

Chùi tai do bệnh nhân làm :

Lấy một mảnh bông hơi ướt mỏng 1mm hình chữ nhật 8x5cm để lên bàn tay cuộn tròn thật chặt như cuộn thuốc lá, rồi kéo dài và xe nhọn hai đầu, biến thành hình thoi.

Dùng thoi bông này thấm mủ ở ống tai.

2. Rửa tai.

A) Chỉ định rửa tai: chúng ta rửa tai khi ống tai bị lấp kín bởi mủ khô, bởi ráy tai, bởi dị vật. Dụng cụ : người ta thường hay dùng cái bốc (bock) treo cao hơn đầu bệnh nhân 50cm, hoặc cái Enema bằng cao su. Nếu không có những dụng cụ đó chúng ta có thể thay thế bằng cái bơm tiêm 50ml cũng được. Ở đầu bơm tiêm có lắp một vòi cao su dài 5cm hình nón cụt.

Nước dùng để bơm sẽ là nước đun sôi để nguội hoặc dung dịch mặn đẳng trương. Nên đun nước lên 380c trước khi bơm

B) Cách làm :

Để bệnh nhân ngồi lên ghế, chung quanh quanh cổ và vai có quấn một cái khăn, hai tay cầm khai quả đậu hứng dưới tai.

Thầy thuốc đặt cái vòi vào bờ trên cửa tai và bắt đầu bơm nước nhẹ nhẹ, sau tăng dần lưu lượng. Dị vật hoặc ráy tai sẽ bị dòng nước lôi cuốn ra ngoài và rơi vào khay quả đậu. Chúng ta tiếp tục bơm nước cho đến khi nước chảy ra hoàn toàn trong. Khối lượng nước có thể thay đổi từ 50ml đến một lít.

Trong trường hợp bơm nước để rửa mủ trong tai chúng ta chỉ cần dùng độ 50ml và nên bơm nhẹ.

Xong rồi chúng ta chùi khô và xem lại trong tai

3. Rửa thượng nhĩ.

Trong trường hợp viêm thượng nhĩ, có lỗ thủng ở màng Spapnen (Shrapnell), chúng ta dùng canuyn Hactman (Hactmann) và dung dịch mặn đẳng trương để rửa thượng nhĩ. Nếu không có canuyn Hactman chúng ta có thể dùng kim tiêm dài 12cm đầu tù và khuỷu 120 độ.

Trước khi rửa nên chấm cocain 6% vào màng Srapnen. Xong rồi đặt đầu canuyn vào thượng nhĩ, qua lỗ thủng và dùng quả bóng cao su bơm nước vào.

Sau khi rửa sạch mủ và cholestcatoma, chúng ta có thể bơm thuốc vào thượng nhĩ (bột cloramphcnicon hoặc axit horic).

4. Bơm thuốc vào tai.

Thuốc bột : cloramphenicon, axit boric, sunramit, phèn phi... dùng trong trường hợp chảy tiết nhầy hoặc làm thuốc hố mổ khoét rỗng đá chũm, hố mở sào bào thượng nhĩ.

Cách làm : cho độ nửa gam thuốc bột vào cái phễu soi tai (lấy ngón tay bít lỗ phễu lại) và đặt cái phễu vào ống tai, lắp cái vòi cao su của quả bóng Politze (loại dùng đến bơm hơi vào vòi ơxtasi) vào loa phễu và bóp quả bóng một cái mạnh. Thuốc bột sẽ bay tóe ở khắp ống tai và hố mổ. Không được rắc nhiều thuốc quá, thuốc sẽ đóng lại thành khối làm tắc nghẽn ống tai.

Thuốc nước: dung dịch penixilin, nhũ tương hydroco(tison, hỗn dịch cloramphenicon.

Cách làm : để bệnh nhân nằm nghiêng về bên đối diện, lót 1 ml thuốc nước vào ống tái,dùng speculum Sieglơ đặt vào ống tai, bơm thuốc vào hòm nhĩ và vòi ơxtasi. Khi thuốc chảy xuống vòi ơxtasi chúng ta nghe tiếng kêu "ót". Lưu ý : phương pháp này chỉ dùng được khi có lỗ thủng ở màng nhĩ.

5. Băng ống tai.

Băng ống tai được áp dụng trong trường hợp viêm tai giữa hoặc viêm tai ngoài. Sau khi chùi tai hoặc rửa tai, hoặc bơm thuốc tai chúng ta đặt vào ống tai một cái bấc rộng 4mm dài 4cm, hoặc một cái tăng dài 3mm. Ở cửa tai nên đặt thêm một cục bông tròn bằng đầu ngón tay út. Tăng là một miếng gạc vuông gấp thành hình tháp, đầu nhọn đuôi to. Miếng bấc hoặc cái tăng có thể được thấm thuốc như mecurôcrôm, cồn iốt, glyxerin I:Không nên nhét ống tai quá chặt.

6. Đốt bằng hóa chất .

Đối vơi những nụ sùi ở màng nhĩ, ở ống tai, chúng ta có thể đốt bằng chất hóa học nitrat bạc 20%, axis chromic một phần ba, axit tricloaxetic 50%.

Các thuốc này có xu hướng lan rộng ra phần lành ở chung quanh cho nên trước khi chấm thuốc phải vắt ráo que bông. Đối với nitrat bạc nên dùng dưới dạng hạt trai là tốt nhất Cách làm hạt trai AgNO3 : nướng đỏ đầu que trâm và dí nó vào cục nitrat bạc thuốc này chảy ra và bám vào đầu que trâm, hình thành hạt trai óng ánh bằng hạt tấm. Sau khi que trâm nguội chúng ta dí hạt trai này vào điểm cần phải đốt

7. Nhỏ thuốc vào tai. Chúng ta nhỏ thuốc vào tai để giảm đau (xem công thức dưới đây) để làm mềm ráy tai (glyxerin borat), để sát trùng (mecurocrom), để làm săn dạ (cồn boric), để tháo mủ (nước oxy)

Công thức thuốc làm giảm đau tai :

Clohydrat cocain mười centigam )

Axit phenic 0,20g

Glyxerin 20,00g .

Bệnh nhân có thể thực hiện nhỏ thuốc tai ở nhà được. Thầy thuốc ghi đơn cho bệnh nhân Mua những thứ cần thiết như : ống nhỏ giọt, ống xét nghiệm để đựng ống nhỏ giọt, bông hấp.

Cách làm : trước tiên phải chùi sạch ống tai. Sau đó bệnh nhân ngả đầu lên mặt bàn, chìa tai bệnh lên phía trên. Người nhà dùng tay trái kéo vành tai về phía sau, tay phải cấm ống nhỏ giọt, nhỏ từng giọt thuốc vào cửa tai cho đến khi đầy ống tai. Bệnh nhân phải nghiêng đầu như vậy trong 5 phút sau khi nhỏ thuốc. Sau đó bệnh nhân ngồi và nghiêng đầu về bên bệnh cho thuốc chảy ra.

Số lần nhỏ thuốc thay đổi tùy theo bệnh : nếu là đau tai thì mỗi giở nhỏ một lần, nếu là ráy tai thì mỗi ngày nhỏ hai lần, nếu là mủ tai thì mỗi ngày một lần

Nếu là nhỏ thuốc vào tai để tháo mủ thì phải làm như sau :

Bệnh nhân ngả đầu lên mặt bàn chìa tai bệnh lên trên. Thầy thuốc nhỏ năm giọt nước oxy 12 thể tích có pha lẫn dung dịch bôrat natri 2% vào ống tại, đợi vài phút, bọt trắng sùi ra:Bệnh nhân nghiêng đầu về bena bệnh cho thuốc và bên mủ chảy ra rổi dùng khăn lau vành tai. Xong rồi bệnh nhân ngả đầu trở lại trên mặt bàn và thầy thuốc nhỏ lại 5 giọt nước oxy vào ống tai bệnh như lần trước.

Và cứ như thế tiếp tục nhỏ tai ba lần liên tục.

Sau cùng chùi khô ống tai và cho thuốc kháng sinh vào.

8/ Bơm không khí vào tai

Bơm không khí vào tai vừa có tác dụng chẩn đoán vừa có tác dụng điều trị.

Tác dụng chẩn đoán : xem vòi ơxtasi tặc hay không bằng cách bơm không khí và nghe tai bệnh nhân:

Tác dụng điều trị : đẩy chất nhầy khỏi loa vòi đưa không khí vào hòm nhĩ, lập lại sự thăng bằng áp lực giữa bên trong và bên ngoài hòm nhĩ, đưa màng nhĩ và tiểu cốt về vị trí cũ, bảo đảm áp lực bình thường ở các cửa sổ của mê nhĩ.

Có hai cách bơm không khí vào vòi ơxtasi : bơm bằng quả cao su Pôlize và bơm bằng ống thông Ita.

A) Bơm bằng quả cao su Pôlitze (Politzer) :

Phương pháp này được dùng cho trẻ em hoặc bơm không khí vào tai giữa. Cho những người lớn nhưng mũi không được thông lắm (vẹo vách ngăn, quá phát cuốn mũi...). Sự bơm không khí sẽ tác động vào cả hai tai một lúc.

Trước khi bơm nên khám mũi và vòm mũi họng. Nếu có chảy máu mũi, có viêm mũi,

Có mủ trong vòm mũi họng thì không được làm phương pháp này.

Dụng cụ gồm có :một quả cao su Pôlitze hình quả táo lớn bằng nắm tay, một cái vòi cao su tận cùng bằng đầu nhựa hình trái xoan, một ống cao su nghe tai (dây cao su dài độ 60cm, ở hai đầu có nút nhựa để lấp vào lỗ tai)và một cốc nước.

Cách làm :

Đặt ống nghe tai một đầu vào tai bệnh của người ốm một đầu vào tai thầy thuốc.

Cho bệnh nhân ngậm một ngụm nước và chỉ được nuốt khi có lệnh của thầy thuốc .

Đặt cái đầu nhựa của quả cao su vào lỗ mũi bệnh nhân (bên phía tai bệnh) và bịt kín lỗ mũi đối diện tai.

Thầy thuốc ra lệnh cho bệnh nhân nuốt nước và đồng thời bóp, nhanh quả cao su một cái Thật mạnh. Tai thầy thuốc sẽ nghe tiếng tách do không khí vào vòi ơxtasi. Nên làm thủ thuật này ba lần như vậy.

Sớ dĩ chúng ta phải cho bệnh nhân uống nước là vì khi người ốm nuốt thì màn ưu bị kéo Lên chặn kín đường thông thương giữa họng mũi với họng mồm, làm cho áp lực của không khí bơm vào mũi tăng lên và chui vào vòi ơtasi.

Có tác giả không cho bệnh nhân uống nước nhưng bảo họ ngậm mồm thổi phồng má lên trong khi thầy thuốc bơm không khí vào mũi.

A) Bơm bằng ống thông Ita (Itard).

Chúng ta bơm không khí bằng ống thông Ita để xem vòi Ơtasi có tắc không hoặc để điều trị viêm vòi hoặc viêm tai giữa xuất tiết phương pháp này còn cho phép chúng ta bơm thuốc vào vòi hoặc nong vòi.

Dụng cụ.

Dụng cụ cần thiết là : một bộ ống thông Ita, một quả cao su Pôlite loại có van (hoặc cái ênema) tận cùng bằng ống nối hình nón, một ống nghe tất, một bộ bugi (từ o,5mm đến 2mm) Cách làm

Trước tiên phải khám mũi để xem có chướng ngại vật không và để đánh giá khẩu độ của hố mũi. Nếu bệnh nhân bị viêm mũi, viêm vòm mũi thì phải hoãn thủ thuật:

Gây : bơm cocain vào hố mũi, năm phúc sau bôi côcain 6% vào chung quanh loa vòi ơxtasi bằng que bông qua hố mũi.

Kỹ thuật :kỹ thuật bơm gồm có bốn động tác : đặt ống thông, quay ống thông vào vòi, bơm không khí và rút ống thông. Tất cả các động tác này đều phải được thực hiện một cách nhẹ nhàng.

Thầy thuốc đứng trước mặt bệnh nhân, nối liền tai mình với tai bệnh nhân bằng ống nghe tai.

Động tác I : đặt ống thông Ita.

Ngón tay cái trái của thầy thuốc vén đầu mũi lên. Tay phải cấm cái loa ống thông Ita như là cấm bút, để ngang tấm cằm, điểm mấu về phía trên, mỏ cong sát với sàn mũi, đẩy ống thông từ cửa mũi trước ra đến cửa mũi sau dọc theo sàn mũi.Khi đầu ống thông vượt qua lưng màn hầu và chui vào họng, tay thầy thuốc có cảm giác như vào một cái hố rỗng. Tiếp tục đẩy ống thông vào đến thành sau họng.

Động tác II : quay mỏ ống thông vào miệng vòi. Tay trái cố định cái ống thông bằng cách kẹp nó vào giữa ngón cái và ngón trỏ, còn ba ngón kia thì tựa vào sống mũi. Tay phải rút lui cái ống thông về phía thầy thuốc độ 15mm.

Trong khi kéo lui chúng ta phải quay cái mỏ về phía ngoài 90 độ. Mỏ ống thông lướt trên hố Rôsenmule vượt qua mép sau của loa vòi và rơi vào miệng vòi ơxtasi.

Trong trường hợp gờ sau của loa vòi nhỏ, khó tìm, chúng ta có thể cho ngón trỏ trái vào miệng bệnh nhân để sờ vòm, tìm loa vòi và hướng dẩn cái mỏ ống thông vào miệng vòi ơxtasi.

Khi ống thông đã đến vòi rồi thì nó sẽ nằm ngang (horizontale) và nếu chúng ta thử kéo nhẹ nó về phía thầy thuốc thì thấy nó bị mắc lại.

Động tác III : bơm không khí.

Tay trái giữ chặt ống thông và cố định nó vào mũi.

Tay phải lắp cái đầu chóp cụt của quả cao su (hoặc ênema) vào ống thông Ita và bắt đầu bơm không khí độ bốn cái

Ống nghe tai chuyển tiếng thổi từ tai bệnh nhân đến tai thầy thuốc.

Chúng ta có thể cho vào ống thông những loại thuốc nước như adrenalin, hydrococtison, anpha chymotrypsin, đầu gômênon... để bơm vào vòi, vào hòm nhĩ.

Trong trường hợp vòi ơxtasi bị tắc, chúng ta có thể đút một cái bugi bằng nhựa qua ống thông để nong vòi.

Động tác IV : rút ống thông.

Chúng ta xoay cái mỏ ống thông 90 độ về phía dưới (tức là xoay cái điểm móc ở loa ống thông về phía trên). Xong rồi chúng ta rút từ từ dụng cụ ra khỏi mũi. Trong khi kéo ra nhớ hạ thấp dần cái loa ống thông xuống ngang tấm cằm

Tai biến chính của bơm không khí bằng ống thông Ita là tràn khí dưới niêm mạc thể hiện bằng những bong bóng vàng ở màn hầu, ở thành họng. Đôi khi có cả tràn khí dưới da ở mặt. Tai biến này không nguy hiểm. Nên chườm lạnh (nươc đá) vào chung quanh tai hay cho ngậm đá.

Tai biến thứ hai là chảy máu cam do thương tổn niêm mạc mũi.

Tai biến thứ ba, hiếm có, là thủng màng nhĩ.

Phân tích tiếng nghe trong tai khi bơm không khí :

Tai bình thường : nghe tiếng tách kèm theo tiếng thổi dài và khô như luồng gió vào tai thầy thuốc một cách trực tiếp.

Trong trường hợp xuất tiết vòi : tiếng thổi bị ngắt quãng và có tiếng rít giọng cao.

Trong trường hợp viêm tai xuất tiết : tiếng thổi có lần ran ướt.

Trong trường hợp viêm tai dính do vòi : không có tiếng tách mở đầu, tiếng thổi yếu.

Nếu vòi ơxtasi bị tắc thì không có tiếng thổi.

ĐIỀU TRỊ BẰNG LÝ LIỆU PHÁP

Trong điều trị tai người ta có dùng một số liệu pháp như điện nhiệt, tia lửa nguội, ion hóa. Cách thực hiện những phương pháp này thuộc phạm vi chuyên khoa điện liệu pháp nên chúng tôi không đi sâu vào chi tiết.

1. Điện nhiệt (diathermie).

Dùng dòng điện cao tần, cường độ cao, thế điện thấp có tác dụng tăng sự tuần hoàn mao quản, làm giảm đau. Phương pháp này được áp dụng trong các bệnh đau xương chũm (névralgie mastoTđiennc), xuất tiết vòi...

Cực hoạt tính được đặt vào xương chũm, còn cực bất hoạt được đặt vào dưới lưng.

Sóng ngắn cũng có tác dụng như điện nhiệt nhưng có điểm lợi hơn là không phải đặt cực điện vào sát da (không sợ tai biến bỏng da) và sức nóng đi sâu hơn, đều hơn.

2. Tia lửa nguội (ctincelage froide).

Tia lửa nguội cũng do điện tần số cao phát ra nhưng cường độ ở đây thì thấp mà điện thế lại cao. Người ta dùng các cực điện hình nón, đầu nhọn, có thể lắp vào cửa tai.

Tác dụng : làm giảm hiện tượng sung huyết.

Chúng ta dùng tia lửa nguội trong các bệnh xuất tiết do vòi, viêm tai khô.

3. Lông hóa.

Phương pháp này dùng điện một chiều để đưa thuốc qua da vào tai. Thí dụ:

Đối với chảy tai do vòi hoặc chảy tai sau khoét rỗng đã chũm chúng ta dùng

Kẽm sunfat 1% thấm vào cực điện dương, rồi đặt cực điện đó vào ống tai và

Cho dòng điện chạy. Cực điện âm không thuốc được đặt ở vùng gáy.

Đối với xơ tai, chúng ta dùng kali iodua.

ĐIỀU TRỊ BẰNG KHÍ HẬU .

Điều trị bằng khí hậu có tác dụng phụ trợ trong những bệnh mạn tính.

Khí hậu núi cao có tác dụng bồi bổ cơ thể rất hợp cho các loại lao tai các vết mổ xương chũm chậm lành. Trái lại bệnh lao phổi khái huyết và xốp xơ tai thì không hợp với khí hậu núi.

Khí hậu biển có tác dụng tốt đối với chảy mủ tai nạn tính hoặc những vết mổ xương chũm chậm lành. Nhưng đối với viêm tai xuất tiết, đối với xốp xơ tai thì khí hậu biển cũng không tốt, nó sẽ làm tăng quá trình xơ.

nước lưùi, người ta rất hay dùng nước suối nóng để chữa tai. Những nước suối này có chất lưu huỳnh sunfua, acsenic. Nó chóng xuất tiết, tăng sinh lực ở niêm mạc mũi, niêm mạc vòm, niêm mạc vòi ơxtasi. Do đó nước suối nóng (loại sunrua) thường được dùng để chữa bệnh chảy tai do vòi, điếc do vòi. Nước suối nóng được dùng dưới những hình thức sau đây : hít khí dung, bơm khí dung vào vòi nhĩ, phun hơi nước vào họng, rửa vòm mũi họng, tắm ngâm mình, uống...

Đây là bài giảng lý thuyết, để có bài giảng chi tiết với đầy đủ hình ảnh, bạn vui lòng đăng ký nhận bài viết. Chúng tôi sẽ gửi đến bạn bài giảng đầy đủ

-----------------------------------

Giảng Đường Y Khoa

http://giangduongykhoa.blogspot.com

http://giangduongykhoa.net

-----------------------------------

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases