Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

Rò hậu môn

http://1.bp.blogspot.com/_WsRHRMSLMpE/RjQoTNGup8I/AAAAAAAAAHM/JXsNCORnPqo/s320/fistulas.gif
RÒ HẬU MÔN (RHM):
là sự thông thương bất thường giữa lòng hậu môn - trực tràng với bề mặt da. Đây là một bệnh nhiễm khuẩn, thường do vi khuẩn đường ruột (E.Coli), khoảng 5 - 10 % do vi khuẩn lao. Điểm khởi phát là những nhiễm khuẩn bắt nguồn từ một trong những tuyến nằm ở hốc hậu môn trên đường lược (tuyến Hermann và Desfosses, còn gọi là lỗ nguyên phát hay lỗ trong).

Những nhiễm khuẩn này dẫn tới tụ mủ có thể phá ra ngoài tạo thành những lỗ rò quanh hậu môn hay vỡ vào trong lòng ống hậu môn trực tràng (còn gọi là lỗ thứ phát hay lỗ ngoài). Áp xe và rò là hai giai đoạn của một quá trình bệnh lý.

Triệu chứng:

Giai đoạn cấp tính (xem áp xe cạnh hậu môn):
giai đoạn mãn tính (RHM): do ổ áp xe tự vỡ hoặc được rạch tháo mủ, có thể hình thành đường rò mãn tính vùng hậu môn, được gọi là RHM.

Bệnh RHM có một số đặc điểm sau đây: lỗ thứ phát nằm trên mặt da quanh hậu môn, rỉ nước vàng hoặc mủ.

Có một quy luật là “vị trí lỗ ngoài càng xa rìa hậu môn, thì đường rò càng cao”, và lưu ý tồn tại thể “rò kép” (có hai lỗ nguyên phát tạo ra hai đường rò độc lập nhau);

Phát hiện đường rò bằng thăm trực tràng hay bằng các phương pháp khác như bơm dung dịch xanh methylene hoặc hơi từ lỗ ngoài (hơi và dịch sẽ theo đường rò thoát ra ở lỗ trong) hay chụp đường rò với thuốc cản quang, siêu âm nội trực tràng hậu môn; cộng hưởng từ (MRI) áp dụng với loại rò phức tạp.

Lấy mủ cấy tìm vi khuẩn, làm kháng sinh đồ, thông thường là tạp khuẩn, một số trường hợp do lao. Cần phải loại trừ một số nguyên nhân khác như là: bệnh Crohn, ung thư trực tràng tế bào nhầy dạng colloide,…

Phân loại RHM dựa trên mối tương quan giữa đường rò với hệ thống cơ thắt hậu môn: rò đơn giản và rò phức tạp; hay rò xuyên cơ thắt phần cao, rò xuyên cơ thắt thấp. Hay các dạng rò đặc biệt như là rò kép, rò hình móng ngựa, rò liên cơ thắt hậu môn.

Điều trị
RHM là phẫu thuật với các nguyên tắc:

1. Mở ngỏ và dẫn lưu tốt: phải xác định được vị trí và giải quyết được lỗ trong, tạo cho vết mổ liền từ sâu ra nông không để lại đường hầm bên dưới vết sẹo mổ;

2. Tôn trọng tối đa giải phẫu và chức năng cơ thắt: phải đánh giá được mối tương quan giữa đường rò với hệ thống cơ thắt hậu môn, tránh hậu quả đại tiện không tự chủ sau mổ;

3. Sẹo mổ không làm biến dạng nhiều ống hậu môn trực tràng và tầng sinh môn: không được sử dụng đường rạch quá 1/2 chu vi ống hậu môn.

Một số phương pháp mổ thường được áp dụng như mở ngỏ đường rò; thắt đường rò bằng sợi cao su; cắt bỏ 1 phần đường rò, kéo vạt da hậu môn che bịt lỗ trong; mổ làm nhiều thì áp dụng cho các trường hợp rò cao, phức tạp, rò kép... Ngoài ra có thể áp dụng một số biện pháp như nút đường rò bằng thuốc, keo sinh học…

Kết quả điều trị:
tỷ lệ khỏi thay đổi từ 50 - 90%. Tỷ lệ khỏi bệnh cao hay thấp, có bị di chứng sau mổ hay không phụ thuộc vào một số yếu tố sau đây: thể rò đơn giản hay phức tạp; đường rò xuyên cơ thắt cao hay thấp; kinh nghiệm của phẫu thuật viên; một số nguyên nhân khác như vi khuẩn lao gây bệnh hay rò do bệnh Crohn (cần chữa bằng thuốc phối hợp), hay ung thư trực tràng cần phải phẫu thuật triệt căn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases