Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

Nứt kẽ hậu môn

http://www.netterimages.com/images/vpv/000/000/004/4271-0550x0475.jpg
NỨT KẼ HẬU MÔN (fissure anale) (NKHM):
là một vết rách niêm mạc hậu môn hình như một chiếc vợt, nằm ở niêm mạc hậu môn từ mép da rìa hậu môn tới đường lược.

Thường có một mảnh da thừa, còn được gọi là “cột báo hiệu” nằm ở cực ngoài, một u nhú phì đại nằm ở cực trong vết loét (trên đường lược).

Vết loét thường ở vị trí 6 giờ (tính theo mặt kim đồng hồ, bệnh nhân nằm tư thế phụ khoa). Đôi khi ở vị trí 12 giờ (thường ở nữ giới), hiếm khi có cả vị trí 6 và 12 giờ.
http://graphics8.nytimes.com/images/2007/08/01/health/adam/15772.jpg
Bệnh sinh:
nhiều giả thuyết như tăng trương lực cơ tròn trong; vết nứt nằm ở cực sau ống hậu môn, vùng được tưới máu kém nhất hay do nhiễm trùng (coi nứt kẽ là một dạng rò đặc biệt).

Thực tế cho thấy NKHM thường gặp nhất tại điểm yếu nhất của niêm mạc ống hậu môn và thường liên quan với tình trạng tăng trương lực cơ thắt, chính tình trạng tăng trương lực này duy trì vết loét.

Chẩn đoán

nói chung dễ dàng với tam chứng kinh điển: đau vùng hậu môn - co thắt cơ thắt hậu môn - vết loét niêm mạc hậu môn.

Đau có đặc tính như sau: đau khởi phát khi đi ngoài, dịu đi vài phút, sau đó kéo dài vài giờ. Co thắt cơ thắt hậu môn nhiều có thể không thể thực hiện được động tác thăm trực tràng. Tuy nhiên, một số trường hợp không có biểu hiện này.

Để lựa chọn phương pháp điều trị cần phân biệt vết loét cũ hay mới dựa vào một số đặc điểm sau đây: vết loét cấp tính bờ rõ và mảnh, dễ rớm máu, thường có một u nhú phì đại nằm trên đường lược.

Vết loét mãn tính: thường sau khi bị cấp tính 1 - 2 tháng, có đặc điểm bờ xơ, dễ bong, đáy sâu và lộ các thớ cơ thắt vòng hậu môn.

Khi phát hiện thấy vết loét cần loại trừ một số bệnh khác như ung thư hậu môn biểu hiện dưới dạng loét, vết loét giang mai, bệnh Crohn qua sinh thiết và một số xét nghiệm chẩn đoán đặc hiệu.

http://www.netterimages.com/images/vpv/000/000/000/692-0550x0475.jpg
Chỉ định điều trị: nứt kẽ nông, nhỏ, mới thường áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa như chống táo bón, chống co thắt hậu môn (ít nhất 50% lành bệnh) hoặc dùng thủ thuật phong bế, nong hậu môn; cắt mở cơ thắt trong hậu môn phía bên - thủ thuật của Park (vị trí 3 giờ), tiêm chất botilium toxin cơ tròn trong (mở cơ tròn trong bằng phương pháp hoá học);

Các vết nứt kẽ mới, điều trị bằng thuốc không hiệu quả hoặc các vết nứt kẽ cũ tiến triển nên áp dụng biện pháp ngoại khoa: cắt mở cơ tròn trong hậu môn vị trí 6 giờ (cắt mở co tròn trong phía sau) kết hợp với tạo hình hậu môn bằng mảnh niêm mạc trực tràng (phương pháp của Parnaud và Arnous);

Các vết nứt kẽ nhiễm trùng được xử lý như đối với trường hợp rò hậu môn xuyên cơ thắt phần thấp: lấy bỏ toàn bộ vết loét và đường rò, có mở cơ tròn trong nhưng không tạo hình niêm mạc hậu môn.

Theo Tổng Hội Y Học VN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases