Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

Bệnh trĩ

http://www.medicinemodernlife.com/magazine/issue2324/23hemorrhoid.jpg

BỆNH TRĨ: là tình trạng dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Đây là một bệnh thường gặp. Ở các nước Âu Mỹ cũng như ở Việt nam, tỷ lệ mắc tới 50%. Bệnh nhân trĩ thường đi khám và chữa bệnh muộn, sau nhiều năm mắc bệnh.

Do bệnh không ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống nên người bệnh chấp nhận.

Trĩ nằm ở vùng cần che kín, nên bệnh nhân ngại đi khám.

Các búi trĩ là những cấu trúc mạch có chức năng sinh lý bình thường của ổng hậu môn (ÔHM): chúng có tính cương cử, do đó có chức năng của một cái nệm, giữ vai trò khép kín ÔHM. Ở trạng thái sinh lý nghỉ ngơi, ÔHM đóng kín, không thông với bên ngoài. Mạch máu trong lớp dưới niêm mạc ÔHM coi như một ngã tư đường của một mạng tuần hoàn rộng lớn:

- Trên là các tĩnh mạch đổ về hệ tĩnh mạch cửa;

- Dưới là các tĩnh mạch của tầng sinh môn và của phần trên đùi;

- Trước là đám rối tĩnh mạch niệu dục;

- Sau là các khoang tĩnh mạch ở chung quanh và ở trong lòng ống tuỷ.

Các tĩnh mạch ở dưới, trước, sau đổ máu vào hệ tĩnh mạch chủ. Các búi trĩ có khả năng phòng xẹp thể hiện chức năng “vị trí ngã tư đường”, khi một mạch máu bị tắc thì mạng mạch máu này đóng vai trò bù trừ.

Khi vượt quá giới hạn bù trừ thì xuất hiện bệnh trĩ. Một số nguyên nhân và yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh: tư thế đứng lâu làm tăng áp lực của tĩnh mạch; táo bón, ỉa chảy kéo dài phải đi ngoài và rặn nhiều; tăng áp lực ổ bụng (phụ nữ mang thai, ho nhiều do viêm phế quản mãn); một số thức ăn dễ phát động triệu chứng: ớt, hạt tiêu, cà phê...

http://phongkhamthiennhan.vso.vn/upload/images/10.jpg

Triệu chứng:

Ỉa máu tươi: chảy máu khi đi ngoài ở các mức độ khác nhau, máu chảy thành tia, giỏ giọt hay chỉ dính phân. Do chảy máu kéo dài, gây tình trạng thiếu máu mãn tính, đôi khi rất nặng;

Sa trĩ: sa 1 bó hay cả vòng trĩ khi đi ngoài hay khi gắng sức. Ở mức độ nặng, búi trĩ sa thường xuyên kèm biểu hiện xuất tiết, viêm ngứa ngáy khó chịu vùng hậu môn;

Tắc mạch trĩ: khoảng 15% trong các bệnh nhân trĩ có các đợt tắc mạch trĩ, gây đau trong ÔHM, nếu nặng sẽ gây biến chứng sa trĩ tắc mạch.

Ngoài 3 biểu hiện nêu trên. Bệnh trĩ còn có các triệu chứng khác, hay các bệnh lý phối hợp: u nhú phì đại, nứt kẽ hậu môn,...

Điều quan trọng nhất là trước khi kết luận bị bệnh trĩ, cần phải được thầy thuốc loại trừ một số bệnh lý thường gặp khác ở vùng đại - trực tràng - hậu môn như bệnh polyp, ung thư, viêm đại trực tràng,...

Phân loại: dựa theo búi trĩ nằm ở cao hay thấp trong lòng ÔHM, hay vị trí các búi trĩ khi khám bệnh mà có cách miêu tả:

trĩ nội nằm trên đường lược (ở cao trong lòng ÔHM trực tràng) chỉ nhìn thấy khi sau hậu môn trực tràng hay búi trĩ đã sa xuống nằm ngoài ÔHM,

trĩ ngoại nằm dưới đường lược ngay dưới niêm mạc rìa hậu môn. Các biểu hiện triệu chứng trĩ thường liên quan tới các búi trĩ nội.

Thường có 3 búi trĩ chính ở các vị trí 3-8-11 giờ (bệnh nhân nằm ngửa, ví ÔHM như mặt kính đồng hồ). Nếu trĩ to, chiếm hết chu vi hậu môn gọi là trĩ vòng.

Phân độ trĩ nội có nhiều cách, trên thực tế người ta hay sử dụng mức độ sa trĩ để nói tới mức độ tiến triển bệnh và lựa chọn cách điều trị.

Độ 1: không sa trĩ ra ngoài lỗ hậu môn, chỉ có triệu chứng chảy máu tươi;

độ 2: sa trĩ khi rặn đại tiện, sau đó tự co lại vào trong lòng trực tràng;

độ 3: sa trĩ, phải dùng tay đẩy vào lòng tực tràng;

độ 4: các búi trĩ sa, thường xuyên nằm ngoài lỗ hậu môn.

Điều trị:

Điều trị nội là cách lựa chọn đầu tiên cho bệnh trĩ ở giai đoạn đầu và phối hợp với các phương pháp khác (như điều trị thủ thuật, phẫu thuật).

Bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh ăn uống (ăn ít gia vị, chữa táo bón bằng chế độ ăn nhiều rau quả, dùng thuốc nhận tràng khi cần thiết), vệ sinh lao động (tránh tư thế phải đứng, ngồi lâu), vệ sinh hậu môn (rửa sạch hậu môn sau khi đi ngoài bằng nước).

Dùng thuốc tại chỗ: thuốc mỡ, viên đạn trĩ phối hợp với thuốc uống có tác dụng chống viêm, giảm đau, giảm tính thấm thành mạch, rất tốt cho các đợt kịch phát như trĩ chảy máu, tắc mạch cũng như điều trị dự phòng chống tái phát.

Kết hợp dùng thuốc với một chế độ vệ sinh ăn uống thích hợp sẽ điều trị được đa số các trường hợp trĩ nhẹ, mới mắc, không phải can thiệp thủ thuật hoặc phẫu thuật (PT).

Điều trị thủ thuật: một số trường hợp trĩ cần phải can thiệp bằng thủ thuật như tiêm xơ, thắt búi trĩ bằng vòng cao su, dùng đèn hồng ngoại, sóng cao tần, đốt laser, siêu âm,...

Điều trị phẫu thuật: áp dụng cho các trường hợp điều trị nội khoa hay dùng thủ thuật thất bại.

Các PT thường được áp dụng hiện nay: PT cắt trĩ từng bó theo phương pháp Milligan-Morgan, Park, Ferguson;

các PT ít gây đau sau mổ: PT cắt treo cố định trĩ của Longo, PT triệt mạch trĩ kết hợp với khâu treo các búi trĩ bị sa và một số kỹ thuật cải tiến khác.

Chỉ định can thiệp PT, nếu thực hiện một cách chuẩn mực sẽ cho kết quả trước mắt cũng như lâu dài rất tốt trong khoảng 95%.

http://dieuduongviet.net/diendan/img/file/DieuDuongViet.Net---259_tri-khung-2.jpg

Phòng bệnh: cách phòng bệnh hiệu quả nhất là giữ cho phân mềm, đại tiện dễ dàng, tránh táo bón, chế độ ăn nhiều rau quả, hạn chế thức ăn uống gây kích thích như cay, nước uống có cafein, bia rượu, tăng cường vận động, đi bộ, vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước sạch sau đại tiện...

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases