Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa
Đau bụng ngoại khoa
Là cảm nhận đau ở trong bụng, triệu chứng đau xuất phát từ bất cứ định vị nào trong ổ bụng. Đôi khi thấy đau ở bụng nhưng bệnh xuất phát từ các tạng khác gần bụng như tim, phổi.
Ngoài ra, có trường hợp đau từ trong ổ bụng nhưng lại có thể đau xiên lên vai (trong cơn đau quặn mật) hay đau xuống bẹn (trong cơn đau quặn thận).
ĐB có thể cấp, đột ngột, cũng có thể là mạn tính, đau đi đau lại lâu dài, có thể chỉ thoáng qua nhưng cũng có thể là một vấn đề nghiêm trọng.
Các thuật ngữ bụng cấp tính hay đau bụng cấp được dùng để chỉ một ĐB xuất hiện đột ngột (đôi khi đau rất dữ dội), có thể kéo dài nhiều giờ hay nhiều ngày, báo hiệu một điều gì đó nghiêm trọng thậm chí phải can thiệp phẫu thuật, chẳng hạn như viêm ruột thừa, thủng loét dạ dày, tắc ruột, tắc mạch máu nuôi ruột…
Khi thấy có ĐB kiểu này, cần đến viện khám ngay để xác định chẩn đoán. Thuật ngữ cơn đau thắt bụng chỉ các cơn ĐB xảy ra ở những thời điểm nhất định sau bữa ăn, do dòng máu mạc treo không đáp ứng đủ nhu cầu của các tạng.
Nguyên nhân của ĐB có thể do các tạng bị viêm, do căng dãn các tạng hay do tạng bị thiếu máu nuôi. Có trường hợp ĐB không rõ nguyên nhân, thí dụ trong hội chứng ruột kích thích, là một rối loạn cơ năng của ruột với đau bụng mạn tính.
Chẩn đoán nguyên nhân ĐB dựa trên các đặc điểm của đau, các dấu hiệu thực thể khi thăm khám, các xét nghiệm (thí dụ tăng bạch cầu trong viêm hay nhiễm khuẩn, tăng amylase và lipase trong viêm tụy, tăng các men gan trong di chuyển của sỏi mật…) và hình ảnh học (chụp XQ không chuẩn bị, chụp XQ với barium, siêu âm bụng, siêu âm nội soi, nội soi đường tiêu hóa, chụp cắt lớp, soi ruột với viên nang hay soi ruột dùng bóng…), đôi khi phải soi ổ bụng chẩn đoán hay mổ thăm dò.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.
Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.
Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.
Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net