Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa
Bệnh da nghề nghiệp
Nguyên nhân: Do hoá chất (trên 90%), yếu tố vật lý, vi sinh vật.
Phân loại: có 2 loại chính: Tổn thương da kích thích và tổn thương da dị ứng.
Chẩn đoán:
Yếu tố tiếp xúc: người lao động làm việc ở môi trường có các yếu tố, nguy cơ gây bệnh;
dịch tễ học: mắc bệnh sau khi vào nghề; mắc nhiều người cùng thời gian; ngừng tiếp xúc bệnh giảm.
Lâm sàng: tổn thương thường gặp ở hiện nơi tiếp xúc, vùng da hở; biểu hiện là ban đỏ, sẩn, mụn nước, phỏng nước, dày sừng hay loét sùi...
Cận lâm sàng: Thử nghiệm da, đo liều sinh học, sinh thiết da, cấy nấm, vi khuẩn...
Nguyên tắc điều trị: Bôi, đắp thuốc taịo chỗ, điều trị toàn thân, theo tiến triển tổn thương, điều trị đặc hiệu, điều trị kết hợp, tổng hợp (thuốc và kỹ thuật).
Nguyên tắc Dự phòng: Thay đổi nguyên vật liệu, lắp đặt hệ thống thiết bị vệ sinh hút hơi khí độc; tổ chức dây chuyền công nghệ hợp lý: chính sách, chế độ lao động thoả đáng.
Cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động, có hiệu quả; đủ nước tắm, giật theo mùa; cấp phát thuốc bảo vệ da ở những bộ phận có nguy cơ tác hại cao.
Duy trì khám tuyển, khám sức khoẻ định kỳ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.
Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.
Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.
Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net