Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

Điện não đồ

http://www.beliefnet.com/healthandhealing/images/si55551220.jpg
Điện não đồ: (A:Electroencephalogram - EEG) là đồ thị ghi lại các biến thiên (các sóng) của điện thế hoạt động do não phát ra.

Bình thường ở trạng thái nghỉ, màng của nơron có điện thế nghỉ khoảng -65 mV đến -70 mV, có nơi - 40 mV.

Khi hoạt động, ở mỗi nơron xuất hiện một điện thế hoạt động. Các điện thế hoạt động của tất cả các nơron tổng hợp lại thành điện thế hoạt động của não. Điện thế này lan tỏa ra khắp các điểm trên da đầu.

Có thể ghi được điện thế hoạt động của não bằng cách nối hai cực của máy ghi với hai điểm bất kỳ trên da đầu.

Cách đặt điện cực của máy vào da đầu gọi là chuyển đạo hay đạo trình. Các sóng điện não là những dao động có tần số, biên độ và hình dáng khác nhau.

Thường dựa vào tần số để phân loại các sóng điện não:

1/ Nhịp alpha: được Berger mô tả lần đầu tiên vào năm 1920 nên cg là nhịp Berger.

Nguồn gốc của sóng alpha là do hệ đồi thị - vỏ não không đặc hiệu hoạt động tự phát, tạo ra sóng có chu kỳ và tạo sự hoạt hóa đồng bộ của các nơron ở vỏ não.

Ở người trưởng thành bình thường nhịp alpha xuất hiện đều đặn, đi thành từng thoi, ưu thế ở vùng chẩm và vùng đỉnh. Tần số 8 - 13 Hz, thay đổi theo tuổi.

Ở tuổi 4 - 6, khoảng 50% trẻ bắt đầu xuất hiện nhịp alpha với tần số 8 Hz.

Tuổi càng lớn tần số nhịp alpha càng tăng, đến tuổi trưởng thành, tần số khoảng 10 Hz, nhưng sau 50 tuổi, tần số có xu hướng giảm dần, đặc biệt sau 60 - 65 tuổi, tần số có khi chỉ còn 8 Hz. Biên độ khoảng 35 - 70 µV.

Chỉ số nhịp alpha bình thường khoảng 70% ở vùng chẩm.

2/ Nhịp beta
: được Berger mô tả lần đầu vào năm 1929, là nhịp sóng thay đổi nhiều nhất trên EEG. Nhiều tác nhân làm thay đổi nhịp sóng này như no, đói, căng thẳng tinh thần...

Nhịp beta ghi được trên tất cả các vùng não, nhưng ưu thế ở vùng trước của não (vùng trán, thái dương).

Tần số 14 - 35 Hz. Biên độ khoảng 5 - 15 µV, có thể đến 30 µV. Khi làm phản ứng dập tắt nhịp alpha (phản ứng ngừng) thì bộc lộ nhịp beta vì nhịp beta không bị dập tắt.

3/ Nhịp delta
: là sóng chậm, thường xuất hiện ở vùng trước của não, cũng có thể gặp ở vùng đỉnh và chẩm; là nhịp sóng thường gặp trên EEG trẻ em, hoặc khi ngủ ở người lớn và ở EEG bệnh lý.

Tần số 1 - 3,5 Hz, biên độ 20 - 50 µV, chỉ số khoảng 5% ở vùng trước của não.

4/ Nhịp teta
: là sóng chậm, thường xuất hiện ở vùng trước của não và thường gặp trên EEG trẻ em, từ 10 tuổi trở lên nhịp sóng này giảm nhiều.

Tần số 4 - 7 Hz, biên độ 20 - 50 µV, chỉ số bình thường khoảng 10% ở vùng trước của não. EEG có ý nghĩa trong nghiên cứu chức năng thần kinh và trong lâm sàng thần kinh, đặc biệt trong chẩn đoán động kinh và rối loạn giấc ngủ.

Với các bệnh lý thần kinh khác, EEG chỉ cho các thông tin không đặc hiệu, nên không thể chỉ dựa vào EEG để chẩn đoán xác định bệnh.
http://www.drmueller-healthpsychology.com/i/_1.gif

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases