Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

Hồng cầu

http://a8.vietbao.vn/images/viet2/khoa-hoc/20750125_images1432385_Mosquirit.jpg
Hồng cầu: là một trong các loại tế bào máu, có chức năng rất quan trọng lưu hành trong mạch máu.

HC có hình đĩa lõm hai mặt, đường kính khoảng 7,5mm, chiều dày ở trung tâm là 1 mm và ở ngoại vi là 2mm.

Nó là tế bào không có nhân, thành phần chủ yếu là huyết cầu tố. HC được sản sinh từ tế bào đầu dòng là tiền nguyên hồng cầu. Trong thời kỳ bào thai, HC được sinh ra từ gan, lách và tủy đỏ của các xương dài.

Từ 20 tuổi trở đi nơi duy nhất sản sinh HC là tủy đỏ của các xương dẹt như xương ức, xương chậu…

Thời gian sống của HC khoảng 120 ngày, các HC già bị thực bào và phá hủy ở gan, lách và tủy xương.

Chức năng chủ yếu của HC là vận chuyển khí oxy và CO2 và do huyết cầu tố đảm nhiệm.

Quá trình vận chuyển khí phụ thuộc vào sự chênh lệch phân áp oxy và CO2 giữa máu với phổi và mô. HC còn tham gia điều hoà cân bằng acid-bazơ và tạo thành sắc tố mật.

Số lượng HC ở người Việt Nam bình thường là: Nam giới khoảng 5.000.000-5.500.000 trên 1mm3 máu (5,05±0,38 T/l), nữ giới khoảng 4.000.000-4.500.000 trên 1mm3 máu (4,66±0,36 T/l).

SLHC có thể thay đổi theo tuổi (Trẻ sơ sinh SLHC cao hơn người trưởng thành, người già có SLHC giảm), thay đổi trong ngày (Giảm khi ngủ), thay đổi theo hoạt động cơ thể (Tăng khi lao động), thay đổi theo điều kiện môi trường sống (Tăng khi nhiệt độ môi trường tăng, tăng khi sống lâu ngày ở độ cao trên 2000m do thiếu oxy).

Rối loạn số lượng và kích thước HC, đặc biệt rối loạn lượng huyết cầu tố sẽ gây ra các bệnh lý như bệnh thiếu máu, bệnh đa hồng cầu. Trên màng HC có khoảng 300 loại kháng nguyên khác nhau.

Dựa vào sự có mặt của các KN trên màng HC để đặt tên cho các hệ nhóm máu như: KN hệ nhóm máu ABO, KN hệ Rh, KN thuộc các hệ nhóm máu khác (Lewis, Kell, Dufffy, MNSs…).

Trong số các hệ nhóm máu thì hệ nhóm máu ABO có ý nghĩa rất quan trọng trong truyền máu lâm sàng vì nếu truyền nhầm nhóm máu của hệ ABO thì sẽ gây ra các tai biến như vỡ HC, kẹt thận.

Các KN của hệ nhóm máu ABO không chỉ có trên bề mặt màng HC mà còn có trong các tổ chức.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases