Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

Co cơ

http://teachers.saschina.org/kpoulin/files/2010/03/muscular-system.jpg
Co cơ: là tập hợp các đáp ứng từ khi có điện thế kích thích tới cơ, đến khi các xơ actin và myosin trong sợi cơ trượt vào nhau, làm thay đổi chiều dài sợi cơ hoặc sức căng trong cơ.

Quá trình CC gồm 4 giai đoạn
:
1/Điện thế hoạt động theo hệ thống ống T tới các sợi cơ làm giải phóng ion Ca++ từ lưới nội bào vào cơ tương.

2/Ion Ca
++ gắn vào xơ actin
làm bộc lộ các vị trí hoạt động tại đây.

3/Các xơ trượt lên nhau:
khi nồng độ ion Ca++ cao, các đầu myosin gắn vào các vị trí hoạt động trên xơ actin để hình thành các cầu nối. Actin hoạt hóa ATPase ở đầu myosin làm ATP bị thủy phân và giải phóng năng lượng, năng lượng này giúp xơ actin trượt sâu vào xơ myosin.

Các xơ không trượt đồng thời mà trượt đi trượt lại nên cơ co thành từng đợt, ở mỗi thời điểm có một số đầu myosin hoạt động, nhưng về tổng thể số đầu hoạt động này không thay đổi, đảm bảo cho cơ co liên tục và có hiệu quả.

4/Cơ giãn ra:
sau khi co, ion Ca++ trong bào tương được bơm lại vào lưới nội bào tương và một phân tử ATP mới được gắn vào đầu myosin, làm đầu myosin tách khỏi vị trí hoạt động trên xơ actin và cơ giãn ra.

Có 4 hình thức co cơ:

1/Co cơ trương lực: là co cơ ở các đơn vị vận động riêng lẻ, vì các ĐVVĐ hoạt động lệch pha nhau nên không nhìn thấy cơ co.

2/
Co cơ đẳng trương:
(cg co cơ động) là hình thức co cơ mà trương lực cơ (sức căng trong cơ) không thay đổi nhưng chiều dài của sợi cơ thay đổi.

CCĐTrương có tác dụng sinh công, làm di chuyển một vật hay hoạt động một bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể.

Có loại co cơ có tác dụng dương tính, ví dụ nhấc một khối nặng như vận chuyển gạch xây nhà, quai búa... hoặc di chuyển bản thân như leo thang, trèo cây...

Có loại co cơ có tác dụng âm tính, ví dụ hãm một vật đang đà chuyển động như hãm dây tời, giữ không để một vật nặng rơi xuống đất...

Công trong CCĐTrương được tính bằng tích của trọng lượng vật nặng được vận chuyển và quãng đường vận chuyển.

Trong thời gian CCĐTrương có khoảng 25% năng lượng tiêu hao được chuyển thành công cơ học, còn khoảng 75% biến thành nhiệt năng.

3/Co cơ đẳng trường: (cg co cơ tĩnh) là hình thức co cơ mà chiều dài sợi cơ không thay đổi nhưng trương lực cơ (sức căng trong cơ) thay đổi.

CCĐTrường không sinh công, năng lượng (từ ATP) ở đây được tiêu hao để duy trì sự căng cơ.

Trong thời gian CCĐTrường, toàn bộ năng lượng mà cơ tỏa ra biến thành nhiệt năng. Ở các tạng rỗng trong cơ thể, CCĐTrường làm thể tích tạng không thay đổi, nên cg là CCĐTích, điển hình là hiện tượng co cơ tâm thất trong thời kỳ tăng áp của chu kỳ tim.

Ở thời kỳ này, cơ tâm thất bắt đầu co làm áp suất máu trong các buồng thất cao hơn trong các buồng nhĩ, máu dồn về phía tâm nhĩ gây đóng van nhĩ-thất (van hai lá ở bên trái và ba lá ở bên phải).

Tâm thất tiếp tục co, áp suất máu trong tâm thất tăng nhanh, nhưng chưa cao hơn áp suất trong động mạch chủ và động mạch phổi nên van động mạch vẫn tiếp tục đóng. Như vậy, các buồng thất bị đóng kín từ hai phía.

Máu chứa trong các buồng kín của tâm thất cũng giống như các chất lỏng khác là không thể ép lại được, nên tâm thất co lúc này không thể làm thay đổi thể tích các buồng thất, nhưng làm tăng áp suất bên trong các buồng thất, đó là do cơ tâm thất co đẳng trường.

Trong Y học cổ truyền, CCĐTrường là một biểu hiện của vận khí trong khí công.

4/Co cơ đơn:
là một phản ứng co nhanh các sợi cơ nhằm đáp ứng lại một kích thích của xung động thần kinh từ nơron vận động đến cơ.

CCĐơn có hai pha là pha căng nhanh và pha thả lỏng trong co đẳng trường hoặc pha co rút và pha duỗi dài trong co đẳng trương.

Thời gian của pha căng cơ (hoặc co rút) bằng g ần một nửa thời gian của pha thả lỏng (hoặc duỗi dài). Thời gian của các pha trên không như nhau ở các sợi cơ khác nhau.

Tốc độ co cơ được đánh giá bằng thời gian của pha căng cơ trong co đẳng trường: pha căng cơ càng ngắn tốc độ co cơ càng cao.

Cơ mắt là cơ co nhanh nhất, pha căng cơ gần 7,5 msec, cơ lưng dài là cơ co chậm nhất, thời gian này là 100 msec. Pha căng cơ càng ngắn thì pha thả lỏng cũng càng ngắn.

CCĐơn xảy ra khi tần số xung của nơron vận động tương đối thấp. Khi đó, khoảng cách giữa các xung thần kinh bằng hoặc lớn hơn thời gian co đơn của các sợi cơ, nên trước khi xung tiếp theo đi tới, sợi cơ đã kịp duỗi hoàn toàn.

Do vậy các sợi cơ ít bị mệt và có thể hoạt động được lâu. Song do xung động kích thích quá ngắn, thời gian trượt của các xơ cơ tương đối dài nên không kích hoạt được tất cả các vị trí hoạt động giữa xơ actin và myosin, CCĐơn không đạt được đến mức co tối đa.

Trong điện châm có thể tạo được CCĐơn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases