Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

Chất truyền đạt thần kinh

Chất truyền đạt thần kinh: là các chất hoá học có vai trò trong chuyển tiếp các tín hiệu từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác hoặc tế bào cơ, tế bào bài tiết.

Một chất hóa học có thể được xác định là một CTĐTK theo một số tiêu chuẩn sau:

1) phân lập thực tế được chất đó từ mô thần kinh,

2) có các tiền chất và/hoặc có các enzym phù hợp để tổng hợp nên nằm ở màng trước synap,

3) có các thụ cảm thể để gắn với chất hóa học đó,

4) đưa chất đó vào các vùng thần kinh khu vực sẽ gây ra tác dụng hưng phấn hoặc ức chế,

5) có một cơ chế hóa sinh, như có enzym đặc hiệu, để bất hoạt hoặc thải trừ chất đó.

Hiện nay có khoảng trên 50 chất hóa học đã được chứng minh hoặc cho rằng có hoạt động như các CTĐTK theo các tiêu chuẩn trên.

Chúng được chia thành hai nhóm chính, gồm: nhóm các CTĐTK tác động nhanh, phân tử nhỏ và nhóm gồm nhiều peptid thần kinh có phân tử lớn và tác động chậm hơn.

Nhóm trên được chia làm 4 nhóm, gồm:
1/: acetylcholin;
2/: các amin gồm noradrenalin, adrenalin, dopamin, serotonin và histamin;
3/: các acid amin, gồm acid gamma-aminobutyric (GABA), glycin, glutamat và aspartat;
4/: các khí như oxid nitric (NO).

Đa phần các CTĐTK phân tử nhỏ được tổng hợp ở bào tương của cúc tận cùng và được hấp thu bằng cách vận chuyển tích cực vào các túi synap.

Các CTĐTK phân tử nhỏ được tổng hợp ở bào tương của cúc tận cùng và được hấp thu bằng cách vận chuyển tích cực vào các túi synap.

Các CTĐTK là peptid được tổng hợp từ ribosom ở trong thân tế bào, sau đó các túi CTĐTK được vận chuyển tới đầu của các sợi thần kinh bởi dòng bào tương của sợi trục với tốc độ chỉ vài cm mỗi ngày.

Cuối cùng, các túi này giải phóng các CTĐTK tại các tận cùng thần kinh khi đáp ứng với các điện thế hoạt động tương tự như cách giải phóng các CTĐTK loại phân tử nhỏ.

Các peptid thần kinh được giải phóng ít hơn, chậm hơn, nhưng lại có hoạt tính sinh học mạnh hơn các chất truyền đạt phân tử nhỏ nhiều lần và tạo ra các tác động kéo dài.

Một số CTĐTK được mô tả là “hưng phấn” hoặc “ức chế”, do chúng trực tiếp tác động lên một hoặc một số loại thụ thể và gây ra tác dụng “hưng phấn” hoặc “ức chế” trên tế bào sau synap phụ thuộc hoàn toàn vào các đặc điểm của các thụ thể.

Trong lâm sàng người ta đã phát hiện thấy sự thiếu hay thừa CTĐTK là nguyên nhân gây ra các bệnh. Vd: thiếu dopamin gây bệnh Parkinson, thừa glutamat liên quan trong bệnh tâm thần phân liệt.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases