Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp

Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp: Là tình trạng bệnh lý của đường hô hấp với biểu hiện khó thở cấp tính, kèm theo ho, tức ngực vào một hoặc nhiều ngày trong tuần làm việc và lâu ngày dẫn đến hội chứng tắc nghẽn do hít thở bụi bông, gai, lanh, đay.

(cg: là bệnh hen của thợ dệt, bệnh sốt ngày thứ hai hay bệnh khó thở tức ngực ngày thứ hai). BBPBNN đặc hiệu do bông, lanh, gai, đay nói chung cú bệnh sử nghèo nàn, hình ảnh X quang không đặc hiệu, không có biến đổi bệnh lý ở phổi.

Nguyên nhân được đề cập nhiều: vi khuẩn, nấm, khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường.

Trước đây, việc công nhận BBPBNN còn là điều miễn cưỡng đối với các thày thuốc chuyên khoa về bệnh phổi nhưng gần đây, các biến đổi chức năng hô hấp đã chứng tỏ BBPB là một bệnh riêng có tính đặc trưng với tình trạng dị ứng dạng khó thở, xuất hiện khi tiếp xúc lại với bụi sau ngày nghỉ hàng tuần của thợ dệt.

Triệu chứng
: Ở giai đoạn sớm, triệu chứng đặc trưng là tức ngực vào ngày lao động đầu tiên sau ngày nghỉ cuối tuần, ngày hôm sau, triệu chứng này hết hẳn.

Trong quá trình bệnh tiến triển nặng dần, người công nhân có biểu hiện bệnh các ngày trong tuần, kể cả khi chuyển nghề không tiếp xúc với bụi nữa.

Ở giai đoạn muộn, bệnh biểu hiện giống bệnh viêm phế quản mạn, giãn phế nang không do nghề nghiệp (nếu không khai thác tiền sử).

Trên phim X quang cũng không có biến đổi đặc hiệu. Ho, khô mồm, mệt mỏi, nhức đầu, đặc biệt là sốt rất đặc trưng do đó, có tác giả gọi BBPB là bệnh sốt ngày thứ hai.

Nếu bệnh keó dài trên 10 năm, thường dẫn đến suy hô hấp không hồi phục với bệnh cảnh lâm sàng là giãn phế quản-phế nang.

Người lao động được xét chẩn đoán phải làm việc ở môi trường có bụi bông, gai, đay, lanh ở nồng độ cao quá giới hạn cho phép (1mg/m3).

Thời gian tiếp xúc nghề nghiệp phải trên 5 năm.

Chẩn đoán
: Vờ lâm sàng dựa vào hội chứng “ngày thứ hai” với hai thể.

a/ Thể C1: Tức ngực và khó thở vào ngày lao động đầu tiên trong các tuần.

b/ Thể C2: Tức ngực và khó thở vào ngày lao động đầu tiên và các ngày khác trong tuần. Về cận lâm sàng: Đo chức năng hô hấp, đo thể tích thở ra tối đa/giây (TTTRTĐ/G) và làm nghiệm pháp động dược học.

Tiên lượng:
Người lao động mắc bệnh bụi phổi-bông, nếu không được chuyển nghề, bệnh có thể tiến triển với các cơn dữ dội, khạc đờm xám, khó thở tăng, biểu hiện của bệnh viêm phế quản mạn tính và giãn phế nang dẫn đến suy hô hấp và suy tim.

Điều trị
: Có thể dùng kháng histamin để làm giảm tác hại của bụi bông tới phổi, làm giảm các triệu chứng tức ngực, khó thở, nhưng chỉ dùng từng đợt (hít thở khí dung histamin).

Dự phòng:
Phòng chống bụi bằng lắp đật hệ thống thông gió, hút bụi, lọc bụi các xưởng. Giámsát môi trường lao động bằng phương pháp đo bụi trọng lượng để phát hiện nồng độ bụi và duy trì các biện pháp giảm bụi.

Công nhân được trang bị khẩu trang phù hợp và đeo khẩu trang thường xuyên khi lao động. Những khu vực nồng độ bụi quá cao, cần luân phiên cho công nhân làm việc từng giai đoạn ngắn.

Khi khám tuyển, không tuyển người có bệnh phổi, phế quản vào làm nghề dệt, nên chụp x quang và đo chức năng hô hấp, chú ý đo TTTRTĐ/G.

Khám sức khoẻ định kỳ hàng năm: Phỏng vấn các triệu chứng BBPB; đo thể tích thở ra tối đa/giây vào ngày đầu lao động đầu tuần. BBPB được công nhận là bệnh nghề nghiệp được đền bù ở nước ta từ 1991.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases