Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

THIẾU MÁU DINH DƯỠNG

Thiếu máu dinh dưỡng hay thiếu máu thiếu dưỡng ( thiếu máu thiếu sắt,thiếu máu do thiếu các vitamin cần thiết cho sự tạo máu bình thường),là một bệnh lý thường gặp ở phụ nữ và trẻ em,nguyên nhân có thể do thiếu cung cấp ( từ các nguồn thực phẩm ăn vào) hoặc thiếu sự hấp thu do các bệnh lý đường tiêu hóa,...

Thiếu máu thiếu sắt

Thiếu máu thiếu sắt là một bệnh rất hay gặp, nhất là ở phụ nữ. Bệnh do cơ thể không nhận được đủ lượng sắt cần thiết để tạo hemoglobin, một chất trong hồng cầu và giúp hồng cầu thực hiện chức năng vận chuyển oxi.

Dấu hiệu và triệu chứng

Nhìn chung, thiếu máu thường gây ra mệt mỏi, da xanh tái, yếu, khó thở, đau đầu, chóng mặt, bàn tay bàn chân lạnh. Các triệu chứng khác có thể gồm:

  • Lưỡi bị viêm hoặc đau
  • Móng tay giòn dễ gãy
  • Thèm muốn kì quặc những đồ ăn không có chất dinh dưỡng, như nước đá, đất bẩn hoặc tinh bột.
  • Chán ăn, nhất là trẻ em

Một số người còn bị hội chứng chân bồn chồn - cảm giác kiến bò khó chịu ở chân nói chung chỉ giảm khi cử động chân.

Nguyên nhân

  • Mất máu. Mất máu có thể do kinh nguyệt, do nhiễm giun móc, chảy máu ổ loét đường tiêu hóa, xuất huyết dạ dày do dùng thuốc, khối u thận hoặc bàng quang, polyp đại tràng, ung thư đại trực tràng hoặc u xơ tử cung có thể gây thiếu máu thiếu sắt
  • Thiếu sắt trong chế độ ăn. Thịt, trứng, sữa là những thực phẩm giàu sắt. Nếu ăn quá ít những thực phẩm có chứa sắt thì dần dần cơ thể sẽ bị thiếu sắt.
  • Không hấp thu được sắt. Sắt trong thức ăn được hấp thu vào máu ở ruột non. Một số bệnh ở ruột non như bệnh Crohn hoặc bệnh tiêu chảy mỡ có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu sắt. Một số thuốc, như thuốc ức chế bơm proton, cũng ảnh hưởng đến khả năng này.
  • Thai nghén. Phụ nữ có thai rất dễ bị thiếu máu thiếu sắt do cần dự trữ sắt để phục vụ cho việc tăng lượng máu của người mẹ và để toạ hemoglobin cho thai nhi.

Xét nghiệm và chẩn đoán

- Xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt

- Xét nghiệm máu kiểm tra kích thước và màu sắc của hồng cầu.

- Xét nghiệm hematocrit

- Xét nghiệm ferritin trong máu

- Xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân:

  • Nội soi giúp phát hiện chảy máu ở đường tiêu hóa
  • Soi trực tràng nhằm loại trừ nguyên nhân gây chảy máu ở đường tiêu hóa dưới.

Điều trị

- Bổ sung sắt thông qua tăng cường các thực phẩm giàu sắt trong chế độ ăn và uống viên sắt.

- Điều trị nguyên nhân gây chảy máu, như:

  • Dùng thuốc tránh thai để làm giảm lượng máu kinh nguyệt
  • Kháng sinh và các thuốc khác để điều trị loét tiêu hóa
  • Phẫu thuật cắt bỏ polyp, khối u hoặc u xơ gây chảy máu

Trong trường hợp thiếu máu thiếu sắt nặng, truyền máu có thể giúp thay thế nhanh chóng lượng sắt và hemoglobin

Phòng bệnh

Có thể phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt bằng cách ăn nhiều những thực phẩm giàu sắt trong một chế độ ăn cân đối, nhất là với những người có nhu cầu về sắt cao, như trẻ em, phụ nữ đang trong kì kinh nguyệt và thai nghén. Sắt từ thực phẩm có nguồn gốc động vật dễ hấp thu hơn sắt có nguồn gốc thực vật.

Có thể tăng lượng sắt hấp thu của cơ thể bằng cách uống nước cam hoặc nước chanh khi ăn thực phẩm có chứa sắt. Vitamin C trong nước cam chanh giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.

Thiếu máu thiếu các vitamin

Thiếu máu thiếu vitamin xảy ra khi cơ thể bị thiếu một số loại vitamin quan trọng cần thiết cho việc sản sinh hồng cầu khỏe mạnh. Lượng hồng cầu không đủ sẽ khiến cho các tổ chức của cơ thể không nhận được đủ lượng oxi cần thiết để hoạt động.

Dấu hiệu và triệu chứng

Triệu chứng chính của thiếu máu là mệt mỏi. Bệnh còn gây ra một số triệu chứng káhc như da xanh tái, loét ở miệng và lưỡi, khó thở, chán ăn, tiêu chảy, tê hoặc cảm giác kiến bò ở tay và chân, yếu cơ, lú lẫn và hay quên.

Nguyên nhân

Các nguyên nhân gây thiếu máu thiếu vitamin gồm:

  • Thiếu folat. Folat, còn gọi là vitamin B9, có nhiều trong quả họ cam quýt và trong các loại rau có lá xanh thẫm. Thiếu folat có thể do chế độ ăn không đủ những thực phẩm này, do một số bệnh ở ruột khiến cơ thể không hấp thu được folat, do uống quá nhiều rượu hoặc dùng một số thuốc cản trở hấp thu folat.
  • Thiếu vitamin B12 (thiếu máu ác tính). Vitamin B12 chủ yếu có trong thịt, trứng và sữa. Thiếu B12 có thể gặp ở người ăn không đủ những thực phẩm này, người bị bệnh hoặc phẫu thuật ở đường tiêu hóa gây cản trở hấp thu B12, người bị nhiễm giun móc. Tuy nhiên, nguyên nhân hay gặp nhất gây thiếu B12 là do thiếu một chất gọi là yếu tố nội (intrinsic factor). Thiếu yếu tố này, cơ thể sẽ không thể hấp thu được vitamin B12.
  • Thiếu vitamin C. Vitamin C giúp cơ thể hấp thu sắt, một yếu tố quan trọng để tạo hồng cầu. Thiếu vitamin C có thể do chế độ ăn không đủ lượng vitamin này, do nghiện rượu mạn tính, suy dinh dưỡng hoặc do chảy máu.

Xét nghiệm và chẩn đoán

Xét nghiệm máu bao gồm đếm số lượng và đánh giá hình dạng của hồng cầu. Trong thiếu máu thiếu sắt số lượng hồng cầu giảm, hồng cầu lớn hơn và kém phát triển. Trong giai đoạn muộn, cả bạch cầu và tiểu cầu cũng có hình dạng bất thường.

Xét nghiệm kiểm tra lượng folat, vitamin B12 và vitamin C trong máu.

Những xét nghiệm khác trong trường hợp thiếu máu thiếu vitamin B12

  • Xét nghiệm kháng thể kháng yếu tố nội
  • Xét nghiệm acid methylmalonic, nồng độ chất này thường cao hơn ở những người bị thiếu vitamin B12.
  • Test Schilling để chẩn đoán thiếu yếu tố nội.

Điều trị

Điều trị thiếu máu thiếu vitamin chủ yếu là bằng bổ sung vitamin và thay đổi chế độ ăn:

  • Thiếu folat. Điều trị bao gồm chế độ ăn lành mạnh cân đối và bổ sung acid folic theo đơn của bác sĩ. Với những người khó hấp thu folat có thể phải bổ sung acid folic suốt đời.
  • Thiếu vitamin B12 (thiếu máu ác tính). Thiếu vitamin B12 do chế độ ăn không hợp lý có thể được điềuẳTị bằng cách thay đổi chế độ ăn và bổ sung B12. Nếu thiếu là do cơ thể không hấp thu được vitamin B12, bệnh nhân có thể phải bổ sung vitamin B12 suốt đời theo đường tiêm hoặc xịt mũi.
  • Thiếu vitamin C. Điều trị bằng bổ sung vitamin C đường uống. Ngoài ra cần tăng cường các loại thực phẩm và rau có vitamin C.

Phòng bệnh

- Có chế độ ăn cân đối và uống vitamin bổ sung khi có thai và nuôi con bú. Nhu cầu vitamin hằng ngày của người trưởng thành là:

  • Vitamin B12: 2,4 microgram (mcg)
  • Folat hoặc acid folic: 400 mcg
  • Vitamin C, 75 to 90 mg

- Không hút thuốc lá.

- Hạn chế rượu.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases