Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

Barbiturat

Lịch sử:

Barbiturat thường được sử dụng chủ yếu để chống co giật và an thần gây ngủ. Phenobarbital, là thuốc đầu tiên của nhóm barbiturat, được sử dụng lần đầu tiên để chống co giật vào nǎm 1912. Thuốc thường được kê đơn để phòng chống co giật do sốt ở trẻ nhỏ, nhưng hiện nay ít được sử dụng do các tác dụng phụ và kém hiệu quả. Trong nhi khoa phenobarbital vẫn được sử dụng một mình nhưng ở người lớn phenobarbital được coi là thuốc đứng hàng thứ 3 hoặc thứ 4 để chống co giật và thường được dùng phối hợp với các thuốc khác. Nhìn chung, các barbiturat có tác dụng với tất cả các rối loạn co giật trừ các cơn động kinh (bệnh động kinh nhỏ).
Do các barbiturat có thể kích thích hoạt tính của các enzym ở gan, nên phenobarbital được sử dụng để điều trị ứ mật mạn tính và tǎng bilirubin huyết. Natri thiopental và methohexital trước kia được sử dụng để cảm ứng gây mê toàn thân, nhưng ngày nay benzodiazepin tác dụng cực ngắn như midazolam thường được sử dụng. Nhiều bác sĩ lâm sàng vẫn sử dụng methohexital cùng với các thuốc phong bế thần kinh cơ khi tiền mê cho liệu pháp co giật điện. Amobarbital đôi khi được sử dụng như một thuốc an thần cho bệnh nhân tâm thần bị kích động, lorazepam dùng thay thế amobarbital trong sử dụng lâm sàng. Cảm ứng hôn mê bằng cách dùng barbiturat tác dụng ngắn ngoài đường tiêu hoá (thường là pentobarbital hoặc secobarbital) có lợi cho những bệnh nhân tǎng áp lực nội sọ. Tỉ lệ tác dụng phụ lớn (hành vi và sinh lý), phạm vi điều trị hẹp, và hiệu quả hạn chế của barbirurat dẫn đến việc triển khai các thuốc thay thế cho hầu hết các chỉ định.

Cơ chế tác dụng:
Barbiturat gây tác dụng ức chế không chọn lọc tàon bộ TKTW (CNS), bắt đầu tác dụng chậm nhưng kéo dài. Tác dụng chống co giật của barbiturat là kết quả phối hợp tǎng ngưỡng co giật và ức chế lan toả phóng điện từ các ổ co giật. Barbiturat ức chế sự lan toả hoạt động co giật ở vỏ não, đồi thị, và hệ lambic và tǎng ngưỡng kích thích điện của vỏ vận động. Cả kích thích trước và sau sinap đều giảm. Tác dụng an thần gây ngủ được coi là kết quả của tǎng hoạt tính ức chế trong việc hình thành lưới đa synap não giữa, kiểm soát kích thích CNS. Barbiturat khi dùng với liều cao đủ gây hôn mê, bảo vệ não khỏi bị thiếu máu não cục bộ bằng giảm áp lực nội sọ. Vì phenobarbital gây cảm ứng men glucuronat transferase ở gan nên nó cũng được sử dụng để làm giảm nồng độ bilirubin huyết thanh ở trẻ sơ sinh và những người bị ứ mật mạn tính.

Đặc điểm phân biệt:
Vì tác dụng và tác dụng có hại của chúng là tương tự nhau, bariturate có thể phân biệt được bằng đường dùng, dược động học và dược lực học. Đặc biệt:
Pentobarbital và secobarbital được cho là các thuốc tác dụng ngắn và được dùng cả đường uống và ngoài đường tiêu hóa. Việc sử dụng các thuốc này để gây ngủ đã bị giảm do tìm ra các thuốc ngủ benzodiazepin (Xem Benzodiazepin). Nửa đời thải trừ của các barbiturate là 30-50 giờ.
Phenobarbital là một bacbiturate hay được sử dụng nhất và cũng có tác dụng dài nhất. Nửa đời thải trừ là 80-120 giờ. Phenobarbital có thể được dùng đường uống hoặc ngoài đường tiêu hóa.
Amobarbital và butabarbital là các barbiturat có thời gian tác dụng vừa. Những thuốc này hiếm khi được sử dụng trong lâm sàng.
Thiopental và methoexital là những thuốc tác dụng cực ngắn được dùng đường tĩnh mạch trong gây mê toàn thân.
Primidon được coi là barbiturat vì phenobarbital là một trong những chất chuyển hoá có tác dụng của nó. Primidon được dùng đường uống và được sử dụng để chống co giật. Nửa đời thải trừ là 10-12 giờ với thuốc mẹ và 1-6 ngày với các chất chuyển hóa.

Các phản ứng có hại:
Tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, bao gồm ngủ gà, chóng mặt, ngủ lịm, đau đầu, mất thǎng bằng, lo âu, kích thích, có thể xảy ra trong thời gian dùng liệu pháp barbiturat. Trẻ em và người già dễ bị tác dụng này nhiều hơn. Trẻ em có thể bị kích thích ngược (giải ức chế) và người già có thể bị kích thích, trầm cảm hoặc lẫn lộn. Độc tính hành vi có thể thấy ở những người bị khuyết tật. Mặt dù bắt đầu nhanh và thời gian tác dụng của thiobarbiturat thiopental ngắn nhưng nửa đời thải trừ là khá dài. Nó có thể gây ra hồi ứng mà ở đó bệnh nhân tỉnh giấc không bị an thần sau đó họ lại ngủ vài giờ sau đó. Bệnh nhân không được lái xe trong vòng 24 giờ dùng barbiturat tĩnh mạch.
ức chế hô hấp, co thắt phế quản, hạ áp, chậm nhịp tim và giãn mạch gây suy tuần hoàn sau khi dùng thuốc đường tĩnh mạch, quá liều hoặc dùng đồng thời với các chất ức chế thần kinh trung ương khác (thí dụ rượu). Cần tiêm tĩnh mạch chậm và theo dõi bệnh nhân thường xuyên. Các thiết bị cấp cứu cần có sẵn trong khi dùng thuốc đường tĩnh mạch. Phản ứng tại chỗ tiêm, như viêm tĩnh mạch huyết khối hoặc đau có thể xảy ra. Tiêm bắp không nên tiêm nhắc lại ở vị trí cũ để giảm thiểu tổn thương mô. Thuốc dùng ngoài đường tiêu hóa khá kiềm; nên tránh thoát mạch. Phát ban hoặc mày đay có thể báo trước các tác dụng phụ nguy hiểm, như viêm tróc da hoặc hội chứng Stevens-Johnson và nên nhanh chóng xử trí. Ngừng dùng thuốc có thể không làm giảm các phải ứng da vì barbiturate chuyển hóa và thải trừ chậm.
Barbiturat, đặc biệt là phenobarbital có thể gây giảm xương, đặc biệt khi sử dụng thời gian dài (Thường sử dụng để chống co giật). Sụt cân bất thường, đau xương hoặc yếu cơ, nên được xem xét. Loạn tạo máu có thể xảy ra. Xét nghiệm máu thường xuyên nếu dùng liệu pháp barbiturat kéo dài. Các triệu chứng như mệt mỏi hoặc yếu bất thường, xuất huyết bất thường hoặc có vết thâm tím và đau họng không rõ nguyên nhân hoặc sốt nên được nhanh chóng kiểm tra. Ngừng điều trị khi dùng kéo dài cần giảm từ từ do phản ứng ngừng dùng thuốc chết người tiềm tàng.

theo http://ykhoaviet.blogspot.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases