Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa
CÁC DỊ DẠNG NIỆU QUẢN
Niệu quản phình to là một bệnh lý làm giãn bẩm sinh toàn bộ hay một đoạn niệu quản.
1. Đại cương:
Niệu quản phình to là một bệnh lý làm giãn bẩm sinh toàn bộ hay một đoạn niệu quản.
2. Chẩn đoán:
2.1. Dựa vào triệu chứng lâm sàng:
- Bệnh nhân có thể đái máu, đái đục, đái nhiều lần.
- Bệnh diễn biến thời gian dài sẽ dẫn đến suy thận.
- Khám thực thể: Đau vùng thắt lưng, hiếm gặp trường hợp thận to.
2.2. Dựa vào các triệu chứng cận lâm sàng:
2.2.1. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh:
- Siêu âm.
- Chụp niệu đồ tĩnh mạch
- Chụp niệu quản - bể thận ngược dòng.
- Soi bàng quang.
2.3. Các xét nghiệm:
- Máu và sinh hoá. Chú ý Urê, Creatin để đánh giá chức năng thận.
- Các xét nghiệm vi khuẩn và kháng sinh đồ.
3. Biến chứng:
- Viêm thận - Bể thận cấp.
- Viêm thận kẽ.
- Loạn sản thận.
- Suy thận.
Niệu quản lạc chỗ (NQLC): Là một bệnh bẩm sinh. Bình thường niệu quản đổ vào mặt sau bàng quang và hai lỗ niệu quản đó cùng với cổ bàng quang tạo ra vùng tam giác bàng quang.
Tất cả những niệu quản tiếp khẩu lạc khỏi vùng quy định trên đều được gọi là niệu quản lạc chỗ:
Niệu quản lạc chỗ trong bàng quang.
Niệu quản lạc chỗ ngoài bằng quang.
ở nam giới lạc chỗ vào niệu đạo, tuyến tiền liệt, túi tinh, ống dẫn tinh.
ở nữ giới lạc chỗ vào vùng tiền đình, dưới cổ bàng quang, âm hộ, âm đạo, đôi khi vào cả tử cung
1.Đại cương.
Niệu quản lạc chỗ (NQLC): Là một bệnh bẩm sinh. Bình thường niệu quản đổ vào mặt sau bàng quang và hai lỗ niệu quản đó cùng với cổ bàng quang tạo ra vùng tam giác bàng quang.
Tất cả những niệu quản tiếp khẩu lạc khỏi vùng quy định trên đều được gọi là niệu quản lạc chỗ:
Niệu quản lạc chỗ trong bàng quang.
Niệu quản lạc chỗ ngoài bằng quang.
ở nam giới lạc chỗ vào niệu đạo, tuyến tiền liệt, túi tinh, ống dẫn tinh.
ở nữ giới lạc chỗ vào vùng tiền đình, dưới cổ bàng quang, âm hộ, âm đạo, đôi khi vào cả tử cung.
2. Triệu chứng lâm sàng.
2.1 Triệu chứng cơ năng.
2.1.1 - Đái rỉ: Đái rỉ là triệu chứng chính trong bệnh niệu quản lạc chỗ.
Từ lúc mới đẻ đ• có hiện tượng nước tiểu rỉ liên tục ra t•, lót, ra quần (lúc trẻ còn nhỏ, gia đình thường nhầm là đái dầm, nhưng đến khi bắt đầu trẻ hiểu biết, triệu chứng mới phát hiện rõ).
2.1.2 – Lượng nước tiểu luôn rỉ ra từ niệu quản lạc chỗ thường không nhiều( dấu hiệu này cũng giúp cho việc chẩn đoán phân biệt với rò bàng quang - âm đạo).
2.1.3 – Vẫn đái được thành từng bãi hàng ngày với số lượng bình thường (là dấu hiệu duy nhất có giá trị chẩn đoán).
2.1.4 – Triệu chứng nhiễm trùng.
2.2 Thăm khám thực thể.
2.2.1 Khám kỹ lưỡng âm đạo, phía ngoài của bộ phận sinh dục, âm đạo, (vì gần hầu hết là bệnh nhân nữ) sẽ thấy lỗ tiếp khẩu của niệu quản lạc chỗ cắm vào vùng tiền đình, âm đạo, ở niệu đạo khó tìm hơn.
2.2.2 Dùng nghiệm pháp chất màu: Dùng nghiệm pháp chất màu để chẩn đoán, được dùng ở các cơ sở chuyên khoa.
2.2.3 Triệu chứng phụ: Còn phát hiện được lở loét ở vùng bẹn, đùi do nước tiểu gây ẩm ướt dài ngày là dấu hiệu gợi ý trong chẩn đoán.
3.Chẩn đoán.
3.1 Chẩn đoán xác định:
3.1.1 Dựa vào các triệu chứng lâm sàng.
3.1.2 Chẩn đoán niệu quản lạc chỗ ở bên nào, cần tiếp tục một số phương pháp sau:
- Soi bàng quang (kết hợp với nghiệm pháp màu).
- Soi niệu đạo (kết hợp với nghiệm pháp màu).
- Niệu đồ tĩnh mạch.
- Chụp ngược dòng từ lỗ tiếp khẩu của niệu quản lạc chỗ nếu như khi khám tìm thấy lỗ tiếp khẩu.
4. Biến chứng.
- Lở loét, viêm nhiễm vùng đùi bẹn, sinh dục do nước tiểu gây ẩm ướt dài ngày.
- Nhiễm trùng ngược dòng và dẫn tới hỏng thận phụ.
Túi sa niệu quản (TSNQ) là tình trạng giãn thành nang giả của đoạn niệu đạo tận dưới niêm mạc.
Bệnh có thể gặp ở bất cứ tuổi nào, từ trẻ sơ sinh cho đến tuổi già, nhưng bệnh gặp nhiều ở trẻ em.
1. Đại cương:
Túi sa niệu quản (TSNQ) là tình trạng gi•n thành nang giả của đoạn niệu đạo tận dưới niêm mạc.
Bệnh có thể gặp ở bất cứ tuổi nào, từ trẻ sơ sinh cho đến tuổi già, nhưng bệnh gặp nhiều ở trẻ em.
2. Chẩn đoán:
2.1. Dựa vào các triệu chứng lâm sàng:
2.1.1. ở trẻ em:
- Nhiễm trùng tiết niệu: Sốt cao, đái đục, chậm lớn.
- Những rối loạn tiểu tiện.
- Đái khó, đái rắt từng lúc, đái đau.
- Đái rỉ.
2.1.2. ở người lớn:
- Đau vùng thắt lưng âm ỉ, có lúc đau tăng lên thành cơn như cơn đau quặn thận.
- Nhiễm trùng tiết niệu biểu hiện dưới dạng viêm bàng quang cấp tính hoặc bán cấp tái phát, viêm thận bể thận tái phát hoặc đái mủ.
- Rối loạn tiểu tiện: Đái buốt, đái rắt đặc biệtlà đái khó. Đái khó thường xuyên hoặc xuất hiện thành cơn gây nên bí đái m•n tính không hoàn toàn.
2.2. Dựa vào các triệu chứng cận lâm sàng:
2.2.1. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh:
- Siêu âm:
- Chụp niệu đồ tĩnh mạch:
- Chụp bàng quang ngược dòng.
- Soi bàng quang
2.2.2. Các xét nghiệm:
- Sinh hoá, máu. Lưu ý chỉ số Urê và Creatinin.
- Xét nghiệm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.
3. Biến chứng: Bệnh diễn biến lâu ngày gây các biến chứng:
- Sỏi niệu quản.
- Túi sa niệu quản sa ra ngoài.
- Viêm thận ngược dòng.
* Lời khuyên:
Bệnh nhân cần đến khám các thầy thuốc chuyên khoa để có chỉ định phẫu thuật đúng và kịp thời.
BS. CKII. Nguyễn Khắc Lợi
NANG NIỆU QUẢN 1. Thế nào là nang niệu quản? Do đoạn niệu quản nằm trong bàng quang dãn ra thành nang. Có thể xảy ra trên hệ thống đài bể thận đơn, trường hợp này xảy ra ở nam nhiều hơn nữ (nang niệu quản tư thế: orthotopic ureterocele). Tuy nhiên rất thường gặp nang niệu quản trên hện thống đài bể thận đôi (nang niệu quản lạc chỗ). Trong trường hợp thư hai, nang niệu quản xuất phát từ niệu quản của hệ thống trên và tỷ lệ gặp ở nữ cao hơn. 10% các trường hợp nang niệu quản lạc chỗ xảy ra hai bên. 2. Các nguyên nhân của nang niệu quản? Hiện tại có 3 giả thuyết giải thích sự hình thành của nang niệu quản: Hẹp lỗ niệu quản. Khiếm khuyết trong quá trình tạo cơ của đoạn niệu quản dưới. Dãn quá mức của đoạn niệu quản dưới trong quá trình phát triển của niệu quản. 3. Biểu hiện lâm sàng của nang niệu quản? Trước đây, triệu chứng thường gặp nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngày nay nang niệu quản thường được chẩn đoán qua siêu âm trước sinh. Nhưng cũng có thể phát hiện được trong thăm khám lâm sàng. Nang niệu quản lạc chỗ có thể sa ra khỏi niệu đạo. 4. Cách tốt nhất để chẩn đoán? Siêu âm có thể thấy thận ứ nước và thấy được khối dạng nang ở đoạn cuối niệu quản và trong bàng quang. Nếu trên siêu âm nghi ngờ thì có thể xác định bằng chụp bàng quang niệu đạo ngược dòng có rặn tiểu. Xạ hình thận để đánh giá chức năng của hệ thống đài bể thận trên 10. Ðiều trị nang niệu quản tư thế trên hệ thống đài bể thận đơn? Ðiều trị ban đầu là nội soi xẻ nang. Nếu co tình trạng trào ngược bàng quang niệu quản và thận còn bảo tồn được thì phẫu thuật cắm lại niệu quản. 11. Các phương thức điều trị nang niệu quản lạc chỗ? Nội soi xẻ nang Cắt cực trên của thận cắt niệu quản nếu thận trên không còn chức năng. Nối tắt bể thận- bể thận nếu cực trên thận còn hoạt động. 12. Trào ngược bàng quang niệu quản có xảy ra trong nang niệu quản hay không? 50% trường hợp xảy ra ở niệu quản cùng bên và một số trường hợp có thể xảy ra ở niệu quản đối bên
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.
Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.
Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.
Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net