Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

Tác nhân mới trong phòng chống sốt xuất huyết

Tác nhân sinh học mới Wolbachia có khả năng làm giảm tuổi thọ của muỗi và qua đó làm giảm khả năng truyền bệnh của muỗi trong cộng đồng.

description

Thông tin được đưa ra tại hội thảo về sử dụng tác nhân sinh học mới trong điều trị phòng chống bệnh sốt xuất huyết, do Cục Y tế Dự phòng và Môi trường phối hợp với Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương tổ chức ngày 28/7.

Với sự tham gia của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế, hội thảo được tổ chức để trình bày kết quả và tiến bộ của hoạt động cũng như kế hoạch tương lai của Dự án "Làm giảm tuổi thọ quần thể muỗi nhằm ngăn chặn sự lan truyền của bệnh sốt xuất huyết" do Quỹ Gates tài trợ.

description

Parasite pandemic: Cells of a fruit fly ovary (red) infected with Wolbachia (yellow).

Credit: University of Rochester

Theo kết quả nghiên cứu bước đầu của nhóm chuyên gia trong dự án, Wolbachia tồn tại tự nhiên trong khoảng 20 - 65% các loài côn trùng, gồm cả những loài muỗi hút máu người. Đây là loài vi sinh được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác qua trứng côn trùng.

Wolbachia có 4 tác động độc lập lên muỗi như làm giảm quần thể muỗi trong mùa khô; muỗi mang Wolbachia thường khó làm lây nhiễm sốt xuất huyết; làm cho vòi hút của muỗi yếu đi và làm giảm tuổi thọ của muỗi. Những tác động này làm giảm khả năng lây nhiễm virus sốt xuất huyết và một số virus khác của muỗi. Tuy nhiên đây mới chỉ là những kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

Tại hội thảo, ông Vũ Sinh Nam, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng và Môi trường cho biết, dự án "Làm giảm tuổi thọ quần thể muỗi nhằm ngăn chặn sự lan truyền của bệnh sốt xuất huyết" đã được tiến hành tại Việt Nam từ năm 2006 và đã nuôi thành công muỗi có vi sinh Wolbachia. Tuy nhiên kết quả này chưa được tiến hành thử nghiệm rộng trong cộng đồng.

Theo ông Nam , Wolbachia được nhìn nhận là phương pháp thay thế việc sử dụng hóa chất diệt côn trùng và có thể thỏa mãn kỳ vọng của cộng đồng.

Thời gian tới, các nhà khoa học sẽ tiếp tục kiểm chứng sự xâm nhập của Wolbachia vào quần thể muỗi trong nhà lồng; tiến hành đánh giá nguy cơ và chi phí hiệu quả; lập lại phòng thử nghiệm tại một số nước khác nhằm đánh giá hiệu quả ức chế lây truyền virus sốt xuất huyết ở Việt Nam và Thái Lan... Đặc biệt, việc phóng thả thử nghiệm sẽ được chấp nhận tại Australia vào tháng 10/2010.

Sốt xuất huyết đang là một trong những vấn đề được quan tâm trong toàn cầu bởi mức độ nguy hiểm và khả năng gây dịch của nó. Do chưa có vắcxin phòng bệnh đặc hiệu nên việc phòng chống sốt xuất huyết hiện nay chủ yếu dựa vào công tác chống muỗi véctơ truyền bệnh./.

Theo TTXVN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases