Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa
VIÊM TAl NGOÀl TỎA LAN
Viêm ống tai ngoài Tỏa lan là một bệnh gây ra do mủ của tai giữa, nhọt ống tai, eczêma, bỏng, sướt da... Vi trùng gây bệnh có thể là staphylôcôc, streptôcôc, proteus, pyoxyạnic (mủ xanh), nấm aspergillus, nấm candiđa...
TRIỆU CHỨNG
Viêm ống tai ngoài, nói chung, biến diễn làm ba giai đoạn : sung huyết, rỉ nước và phù nề. Nếu được điều trị sớm bệnh có thể dừng lại ở một trong ba giai đoạn này :
1. Giai đoạn sung huyết :
Bệnh nhân ngứa nhiều ở ống tai và hay cho que vào ngoáy tai. Động tác này chẳng những không làm bớt ngứa mà lại biến cảm giác ngứa thành cảm giác nóng và rát. Khám tai thấy da ống tai đỏ.
Trong trường hợp êm ống tai do nấm, chúng ta thấy ở thành ống tai có những vết màu đen (aspergillus niger) hoặc màu vàng (aspcrgillus flavux) hoặc màu xanh (aspergillus fumigatus).
2. Giai đoạn rỉ nước :
Bệnh nhân kêu đau nhiều trong tai, há mồm cũng đau, nhai cũng đau, đau lan ra nửa bên đầu, làm cho mất ăn, mất ngủ.
Soi tai thấy da ống tai dày, đỏ, có rỉ nước. Lông ống tai rất hẹp, có khi không cho được ống soi tai vào. Chất rỉ lúc đầu trong (thanh dịch) về sau trở nên đục có mủ lẫn biểu bì nát rữa màu trắng. Khi kéo vành tai hoặc ấn bình tai bệnh nhân kêu đau như trong nhọt ống tai .
Giai đoạn này thường kéo dài vài tuần rồi khỏi hoặc chuyển sang giai đoạn thứ ba.
3. Giai đoạn mưng mủ :
Quá trình viêm xuống đến lớp dưới da.
Triệu chứng đau tăng nhiều : bệnh nhân ôm tai rên khừ khừ, bỏ ăn bỏ ngủ, mặt mày hốc hác. Da ống tai trở nên dày cứng và bịt kín lỗ tai. Tai bên bệnh bị điếc. Túi mủ có thể hình thành dưới da, và sẽ vỡ trong ống tai hoặc ở phần dưới của rãnh sau tai.
Thể viêm mủ này thường hay để lại di chứng: sẹo hẹp hoặc tắc ống tai. Sẹo hẹp có thể là cái màn hình van làm tắc một phần của ống tai, hoặc khối xơ bịt kín toàn bộ ống tai. Sức nghe bị giảm.
CÁC THỂ LÂM SÀNG
1.Viêm tai ngoài cúm :
thường gặp trong bệnh viêm tai giữa cúm. Ở ống tai và ở mặt ngoài của màng nhĩ có những phồng nước màu nâu sạm chứa đựng máu. Những bệnh tích này làm cho người bệnh đau nhức rất nhiều.
2. Viêm tai ngoài bạch hầu :
Bệnh này thường thấy ở trẻ em. Ống tai rỉ nước và có giả mạc trắng. Sau khi bóc đi lớp giả mạc sẽ mọc trở lại. Bạch hầu có thể xuất phát từ tai giữa mà ra hoặc đi từ vành tai vào ống tai.
Cấy vi trùng sẽ thấy trực trùng Loeffler.
3. Viêm tai lao :
Bệnh lao ở thời kỳ hậu sơ nhiễm hoặc ở thời kỳ hai có thể gây ra viêm ống tai ngoài tỏa lan kèm điếc tai trong. Da ống tai trở nên dày, cứng, sạm và rỉ nước. Bệnh này không đau nhiều như viêm ống tai thông thường.
CHẨN ĐOÁN .
Trong khi chẩn đoán nên phân loại với các bệnh :
- Viêm xương chũm : xem phần chẩn đoán phân loại của nhọt ống tai.
- Nhọt ống tai : bệnh tích khu trú từng điểm.
- Eczêma cấp tính : thường có kèm theo eczêma ở vành tai và ở má.
- Viêm tai giữa : chẩn đoán phân loại tương đối khó vì trong viêm ống tai tỏa lan, màng nhĩ cũng hay bị viêm, đáy ống tai đầy biểu bì nát rữa trắng như mủ, không thể dựa vào những triệu chứng này để phân loại được. Trên thực tế người ta hay căn cứ vào hai nghiệm pháp Vansava (Valsalva) và nói thầm. Trong viêm tai giữa khi bệnh nhân bịt mũi ngậm miệng và thổi mạnh thì không khí sẽ thoát ra ở lỗ thủng màng nhĩ, gây ra tiếng kêu ục ục, còn trong viêm ống tai thì không có hiện tượng này. Trong viêm tai giữa bệnh nhân bị điếc nhiều hơn trong viêm ống tai ngoài.
ĐIỀU TRỊ
Trong giai đoạn sung huyết nên đặt bấc thấm pômat aureomyxin, pốmat penixilia. Kết hợp với tiêm kháng sinh. Trong giai đoạn rỉ mủ :
- Dùng canuyn nhỏ (kim tiêm 10 cm, đầu được mài tù) bơm dung dịch mặn đẳng trương rửa ống tai, rửa sạch hết những mảnh biểu bì, rồi đặt bấc thấm cloramphenicon hoặc glyxerin iốt hoặc pomat nystatin (nếu ngờ do nấm). Uống hoặc tiêm kháng sinh:
- Sau khi hết mủ chúng ta có thể bôi nitrat bạc 2% vào ống tai.
- Nếu có túi mủ phải chích rạch tháo mủ. Các thuốc đông y như tô mộc (viên), sài đất (thuốc nước) có tác dụng phối hợp tốt trong việc chữa viêm ống tai ngoài và nhọt ống tai ngoài
Trong trường hợp sẹo xơ hẹp làm tắc ống tai chúng ta phải rạch sau tai, cắt xén khố sẹo xơ đến tận xương, và dùng da ghép vào ống tai.
Theo bộ môn Tai Mũi Họng ĐH Y Dược Tp HCM
-----------------------------------
Giảng Đường Y Khoa
http://giangduongykhoa.blogspot.com
-----------------------------------
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.
Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.
Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.
Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net