Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

VlÊM XƯƠNG ĐÁ

http://www.pediatriconcall.com/fordoctor/diseasesandcondition/infectious_diseases/images/Ear1%5B1%5D.jpgViêm xương đá là một biến chứng của viêm tai giữa cấp. Viêm tai xương chũm mạn tính ít gây ra loại biến chứng này. Quá trình viêm đi từ tai hoặc từ xương chũm vào xương đá bởi những tế bào xung quanh mê nhĩ. Loại xương đá thông bào dễ mắc bệnh này hơn là loại xốp hoặc đặc. Tuổi của bệnh nhân thường ở vào khoảng 10 đến 20.

GIẢl PHẪU BỆNH HỌC

Tùy theo bệnh tích, Ramađiê (Ramadiel) chia viêm xương đá ra làm ba loại.

1 .Viêm phía trước.

Bệnh tích xuất phát từ hòm nhĩ và gây ra những ổ viêm sau đây :

(hình ổ trên mê nhĩ trước (số I) : bệnh tích đi từ thành trong của thượng nhĩ vào đỉnh xương đá dọc theo bờ sau trên của ống cảnh.

Ổ trước ốc lai (số II) : bệnh tích đi từ thành trước hòm nhĩ, lan ra nhóm tế bào dưới vòi Ơxtasi.

Ổ dưới mê nhĩ trước (số III) : bệnh tích đi từ ngách hạ nhĩ (récessus hypotympanique), luồn dưới mê nhĩ vào tận đỉnh xương đá.

2. Viêm phía sau.

Bệnh tích xuất phát từ vùng sào bào và gây ra những ổ viêm sau đây : (hình 93).

Ổ xuyên mê nhĩ (số IV) : bệnh tích lan từ thành trong của sào bào, xuyên qua nhóm tế bào trong của khối mê nhĩ và vào đến đỉnh xương đá.

Ổ trên mê nhĩ sau (số V) : bệnh tích xuất phát từ góc Xiteli (Cilelli) tức là ở phía trên và trong của khuỷu thứ nhất của tĩnh mạch bên. Từ đây quá trình viêm đi vào đỉnh xương đá dọc theo cạnh trên của xương này.

Ổ dưới mê nhĩ sau (số VI) : bệnh tích xuất phát từ nhóm tế bào dưới sào bào sâu, lan về phía dưới mê nhĩ và thường dừng lại ở ngang tầm ống tai trong.

3. Viêm đỉnh xương đá.

Đỉnh xương đá là phần ở trong cùng của xương đá, được ngăn cách với thân xương đá với lỗ ống tai trong. Viêm đỉnh xương đá là hậu quả của viêm các ổ tế bào xương đá mà chúng tôi vừa nói ở trên. Tuy vậy không phải tất cả các trường hợp viêm xương đá đều đưa đến viêm đỉnh. Quá trình viêm thường tiêu hủy mặt trước và mặt sau của đỉnh, chỉ để lại cảnh trên. Trong một số ít trường hợp toàn bộ đỉnh xương đá tiêu hủy.

TRIỆU CHỨNG

Bệnh này không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu cho nên chúng ta ít khi biết được bệnh bắt đầu lúc nào. Thường người ta chỉ nghĩ đến viêm xương đá trong khi phẫu thuật (nhìn thấy bệnh tích ở xương đá) hoặc trong thời kỳ hậu phẫu (bệnh biến diễn bất thường).

1. Triệu chứng chức năng.

Triệu chứng chức năng xuất hiện sớm và có giá trị báo hiệu : chảy mủ, đau, liệt dây thần kinh số VI.

A ) Chảy mủ:

Bệnh nhân đã được mổ xương chũm trên vài tuần rồi nhưng mủ chảy rất nhiều, làm ướt đẫm cả băng. Mủ có thể chảy ra ở vết mổ (viêm xương đá thể biến diễn ống tai (viêm xương đá thể trước). Có khi mủ bớt đi một vài ngày rồi chảy trở lại biến diễn không chừng.

B) Đau nhức :

Đau là triệu chứng thường xuyên thấy.Bệnh nhân kêu đau nhiều ở (lĩnh vực do dây thần kinh tạm thoa chi phối : đau trong ổ mắt, đau chung quanh ổ mắt, đau vùng thái dương - đỉnh, đau răng, đau trán...

Có thể đau liên tục hoặc đau từng cơn, đau như búa bổ hoặc như kìm kẹp, hoặc như lửa bỏng. Cơn đau thường hay tăng về đêm.

Ngoài ra chúng ta còn có thể thấy những triệu chứng phụ sau đây : cảm giác căng phồng, vặn xoắn nhãn cầu kèm theo chảy nước mắt, sợ ánh sáng

C) Liệt dây thần kinh sọ số VI :

Triệu chứng này không thường xuyên và không có giá trị bằng hai triệu chứng trước. Nhưng nếu chúng ta thấy liệt dây

Vì cùng xuất hiện với hai triệu chứng trên thì đó là hội chứng Gradenigô (chảy mủ tai, đau nhức đầu, lác về bên trong).

Hội chứng này nói lên rằng vùng đỉnh xương đá có bị thương tổn nhưng không nhất thiết là do viêm đỉnh xương đá.

2. Triệu chứng thực thể.

Triệu chứng thực thể nghèo nàn. Chúng ta chỉ thấy những triệu chứng này trên bàn mổ. Chúng ta dùng kính lúp và que trâm thăm dò thành trong của hòm nhĩ, thành trong của sào hào, góc xiteli, ta có thể thấy lỗ rò hoặc những ổ xưng mềm và sùi. Que trâm chui sâu vào xương đá qua những bệnh tích này.

3. Triệu chứng tổng thể.

Toàn trạng của bệnh nhân sút. Nhiệt độ ở vào khoảng 37,5 0 -38 0 ít khi lên đến 40 0 . Nhưng bệnh nhân ăn kém, gầy xanh, mệt mỏi kéo dài.

4. Xét nghiệm.

A) Máu: Bạch cầu trong máu tăng, bạch cầu đa nhân có thể lên lO.OO hoặc 12.OOO.

B) Nước não tủy : Nước não tủy bình thường lỏng. Khi thấy có sự phản ứng trong nước lảo tủy, chúng ta phải nghĩ đến biến chứng (apxe ngoài màng cứng).

C) Chụp X quang : Chúng ta nên chụp cả ba tư thế : Stãngve, Sôxê III và Hirtz. Ngoài la chụp lỗ rách sau còn cho chúng ta thấy cạnh sau của xương đá ở vịnh cảnh. Phim sẽ phát hiện : đỉnh xương đá bị tiêu hủy, cạnh trên xương đá bị khuyết, bờ của các tế bào trong xương đá bị xóa nhòa. Những hình ảnh này rất có giá trị khi nó đi đôi với triệu chứng lâm sàng, nhưng nếu riêng một mình nó không có giá trị, người ta gọi đó là viêm xương đá gỉa hiệu.

D) Vi trùng gây bệnh : Vi trùng gây bệnh thường là Streptôcôc tan huyết hoặc pneumococcus mucosus (pnơmôcôc loại III).

BIẾN DIỄN -BIẾN CHỨNG

Để tự nhiên viêm xương đá có thể tự khỏi được hoặc gây ra apxe.

Bệnh có thể tự khỏi được vì mủ sẽ thoát ra dọc theo các tế bào xương đá bị khoét rỗng một cách tự phát. Nếu mủ không thoát ra đằng tai được, nó sẽ gây ra apxe. Trong thể viêm dưới mê nhĩ sau, apxe sẽ tiến về khoảng cách sau trâm (khoảng cách dưới tuyến mang tai sau của Sébileau) gây ra apxe bên họng làm cho thành họng ở sau trụ sau phồng lên. Bệnh nhân nuốt khó.

Trong thể viêm đỉnh xương đá, túi mủ có thể chọc thủng mặt dưới hoặc mặt trên của nền sọ. Nên mủ tiến về phía dưới nó sẽ gây ra apxe chung quanh vòi ơxtasi hoặc ở màn hầu, hoặc ở thành bên họng. Nếu mủ tiến về phía trên nó sẽ gây ra apxe ngoài màng cứng, ăn thủng vảy (trai) thái dương hoặc vảy (trai) chẩm và xuất ngoại dưới da. Trong một số ít trường hợp apxe ngoài màng cứng gây ra viêm màng não và đưa đến tử vong.

Biến chứng viêm nghẽn tĩnh mạch xoang hang ít được gặp.

CÁC THỂ LÂM SÀNG

1. Apxe đỉnh xương đá đóng kín.

Không có sự thông thương của túi mủ với xương chũm hoặc hòm nhĩ, mủ không chảy ra ngoài. Chẩn đoán dựa vào : đau đầu, sốt, liệt dây thần kinh số VI. X quang cho chúng ta thấy bệnh tích ở đỉnh xương đá.

2. Cốt tủy viêm xương đá.

Các triệu chứng toàn thân nặng : sốt cao kèm theo rét run, toát mồ hôi, mệt lả, toàn trạng suy sụp giống như trong viêm nghẽn tĩnh mạch xoang hang. X quang cho thấy hình ảnh xương đá gần như bình thường.

3. Thể viêm xương đá mặt trước.

Bệnh tích đi từ thành trong của hòm nhĩ tiến về đỉnh xương đá dọc theo mặt trước của xương này.

Trên lâm sàng, sau khi được mổ xương chũm rồi, bệnh nhân vẫn nhức đầu và chảy nhiều mủ ở ống tai ngoài trong khi đó vết mổ chũm thành sẹo. Cần phải khoét rỗng đá chũm và kiểm tra lại chung quanh ụ nhô (promontoire).

4. Thể viêm xương đá mặt sau.

Xuất phát điểm thường ở mặt trong xương chũm (các nhóm tế bào sâu) và bệnh tích hay khu trú chung quanh ống bán khuyên sau.

Sau khi mổ xương chũm rồi, triệu chứng nhức đầu không giảm, mủ tiếp tục chảy ra nhiều ở vết mổ chũm, da không liền lại. Cần kiểm tra lại hố mổ, nhất là ở mặt sau xương đá.

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định trước khi mổ rất khó ; chúng ta dựa vào hội chứng Gradenigo (nhức đầu, chảy mủ nhiều liệt dây thần kinh số VI) và X quang.

Trong chẩn đoán phân loại chúng ta gạt ra các bệnh viêm nghẽn tĩnh mạch: apxe ngoài màng cứng ổ viêm xương còn sót.

ĐIỀU TRỊ

Chủ yếu là phẫu thuật. Nhưng tùy theo vị trí của ổ viêm, phương pháp mổ có thay đổi.

1 .Viêm mặt trước xương

Chúng ta nên áp dụng phẫu thuật khoét rỗng đá chũm mở rộng bằng cách xén xương nhĩ ở thành trước và thành dưới của ống tai ngoài.

Rồí dùng thìa nạo nhỏ nạo các tế bào chung quanh ụ nhô, nhất là ở vùng trên mê nhĩ (trên dây thần kinh mặt).

2. Viêm mặt sau xương đá.

Chúng ta bắt đầu bằng phẫu thuật khoét rỗng đã chũm thông thường. Sau đó chúng ta nạo các ổ tế bào ở phía sau mê nhĩ : ổ xuyên mê nhĩ, ổ trên mê nhĩ phía sau, ổ trên mê nhĩ phía trước. Trong khi nạo, không được làm vỡ đoạn III cống F falôp và ống bán khuyên sau.

3. Viêm đỉnh xương đá.

Chúng ta làm phẫu thuật Ramadiê tức là vào đỉnh xương đá bằng cách nạo khoét các tế bào dọc theo ống động mạch cảnh trong.

Sau khi phẫu thuật chúng ta phải tiêm hoặc uống kháng sinh.

CỐT TỦY VIÊM XƯƠNG THÁI DƯƠNG DO TAI

Cốt tủy viêm xương thái dương do tai là một bệnh ít thấy. Thỉnh thoảng chúng ta gặp một vài ca ở trẻ em. Bệnh có thể xuất hiện sau viêm tai cấp tính hoặc viêm tai mạn tính hồi viêm. Bệnh tích xuất phát từ vảy trai thái dương và có thể tràn lan đến các xương dẹt khác của sọ.

TRIỆU CHỨNG

Bệnh bắt đầu bằng đau nhiều chung quanh tai, kèm theo nhức nửa bên đầu. Nhiệt độ lên cao. Ống lai ngoài bị phù nề. Vùng chung quanh tai sưng đỏ, nóng Hiện tượng phù nề có thể lan rộng đến vùng thái dương, vùng chẩm và vùng cổ. Ổ viêm sẽ ăn thủng vỏ xương và mủ sẽ đổ ra ngoài sọ (túi mủ dưới da đầu) hoặc vào trong sọ (apxe ngoài màng cứng).

CÁC THỂ LÂM SÀNG

1. Thể thậm cấp.

Bệnh bắt đầu đột ngột : sốt cao, rét run, nhiệt độ dao động. Toàn trạng suy sụp nhanh chóng : mạch yếu, không đủ, nước tiểu ít, hô hấp nhanh và nông, bộ mặt bị nhiễm độc. Vùng chung quanh lai bị sưng đỏ và đau. Màng nhĩ bị hủy hoại nhanh chóng. Tai chảy mủ thối.

Tiên lượng rất xấu :điều trị không có kết quả.

2.Thể bán cấp

Nguyên nhân gây bệnh thường là vi trùng Pneumocus mucosus. Các triệu chứng toàn thân không ồ ạt : sốt nhẹ, người mỏi mệt kéo dài...

Bệnh nhân nhức đầu. Vùng thái dương bị sưng và ấn đau. Đôi khi có lỗ rò ở da đầu , mủ thối khẩn.

Tiên lượng tương đối tốt, nhưng nên đề phòng những đợt bộc phát có thể đưa đến viêm màng não.

Trong khi chẩn đoán chúng ta có thể nhầm với viêm xương chũm thể thái dương mỏm tiếp xuất ngoại hoặc với viêm xương đá.

X quang sẽ giúp chúng ta thấy vị trí của bệnh tích xương.

ĐIỀU TRỊ

1. Điều trị bằng thuốc :

Dùng các loại kháng sinh để chống viêm nhiễm ; nên sử dụng liều lượng cao và chọn kháng sinh thích hợp (làm kháng sinh đo).

Trong trường hợp nặng nên tiêm kháng sinh nhỏ giọt vào mạch máu (pênixilin. Hoặc têtraxylin).

2. Điều trị bằng phẫu thuật?

Rạch túi mủ dưới da đầu và gặm hết vùng xương đen xạm.

-----------------------------------

Giảng Đường Y Khoa

http://giangduongykhoa.blogspot.com

http://giangduongykhoa.net

-----------------------------------

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases