Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

NHIỄM TRÙNG HUYẾT KHÔNG CÓ NGHẼN MẠCH DO TAI

http://healthfornews.com/wp-content/uploads/2009/12/picblogmagic28.jpgSepticémie sans thrombose

Trong bệnh này bệnh nhân có bị viêm tai, có bị nhiễm trùng huyết nhưng không có tắc tĩnh mạch bên. Một số tác giả coi bệnh này như là một thể lâm sàng của bệnh viêm nghẽn tĩnh mạch bên mà ổ viêm khu trú ở vịnh cảnh. Nhiễm trùng huyết không có nghẽn mạch có những đặc điểm sau đây :

- Bệnh thường xảy ra ở trẻ em nhiều hơn ở người lớn.

- Bệnh thường thấy ở viêm tai cấp tính hơn là trong viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm.

- Vi trùng gây bệnh thường là streptococ.

http://stroke.ahajournals.org/content/vol40/issue2/images/large/43FF2.jpeg

TRIỆU CHỨNG

Bệnh cảnh lâm sàng giống hệt như trong viêm nghẽn tĩnh mạch bên có nhiễm trùng huyết, chỉ thiếu triệu chứng thực thể của xương chũm.

Em bé đang bị viêm tai cấp tính.

Đột nhiên nó lên cơn rét run rối sốt cao 400. Nhiệt độ dao động, sáng và chiều khác nhau vài ba độ. Toàn trạng suy sụp nhanh, bộ mặt nhiễm trùng, môi khô, lưỡi đầy bựa trắng, nước tiểu ít và chứa nhiều anbumin, mạch nhanh, nhịp thở nhanh... cấy máu cho thấy có vi trùng streptococ. Hiện tượng nhiễm trùng di căn xuất hiện sớm (viêm khớp). Bề ngoài xương chũm có vẻ bình thường, chụp X quang thấy xương chũm mờ một cách đều.

http://www.sfrnet.cyim.com/rc/org/sfrnet/htm/Article/2009/htm-20090410-131253-667/src/htm_fullText/fr/Otall-Fig02.gif

BIẾN DlỄN

Bệnh sẽ biến diễn theo một trong ba hướng sau đây :

A) Bệnh mỗi ngày một nặng thêm. Nước tiểu giảm, urê máu tăng. Da mặt trở nên sạm, mắt có quầng. Bệnh nhân gầy tọp, kiệt sức nhưng vẫn tỉnh táo. Cuối cùng bệnh nhân chết vì trụy tim mạch. Khả năng này ít thấy.

B) Bệnh qua một cơn kịch phát (sốt cao mê sảng, co giật, mạch nhanh) rồi bớt dần và khỏi hẳn.

C) Các biến chứng của viêm tai xuất hiện : viêm xương chũm, viêm màng não, viêm nghẽn tĩnh mạch bên. Bệnh có nặng thêm nhưng không đến nỗi tuyệt vọng.

Trong khi chẩn đoán bệnh chúng ta phải loại ra :

- Viêm nghẽn tĩnh mạch bên có nhiễm trùng huyết bằng cách dựa vào bệnh tích xương ở máng tĩnh mạch bên do X quang phát hiện hoặc bệnh tích ở tĩnh mạch bên do phẫu thuật cho thấy trên bàn mổ.

- Nhiễm trùng huyết do những nguyên nhân khác (phá thai, hậu sản,thủng thực quản, loét họng...) chỉ cần hỏi qua bệnh sử chúng ta có thể loại ra những bệnh này.

Tiên lượng của nhiễm trùng huyết không có nghẽn mạch không được tốt lắm nhưng vẫn còn nhẹ hơn hiện tượng của viêm nghẽn tĩnh mạch bên.

http://textbookofbacteriology.net/themicrobialworld/meningococcemia1.jpg

ĐIỀU TRỊ

1. Điều trị bằng thuốc : Điều trị bằng thuốc là chủ yếu :

Penixilin phối hợp với strcptomyxin.

Aurêômyxin + sunfamit. .

Têtraxyclin, teramyxin... .

Nâng cao thể trạng bằng dung dịch mặn và ngọt. Trợ tim bằng long não, cafêin, uabain...

Kích thích sức đề kháng bằng truyền máu, vớ liều lượng nhỏ và nhiều lần.

http://www.entjournal.com/Media/PublicationsArticle/262_ENT1006_fig1.jpg

2. Điều trị bằng phẫu thuật

Nếu sau khi điều trị bằng thuốc mà bệnh không thuyên giảm thì chúng ta phải dùng đến phẫu thuật.

A) Khoét xương chũm và bộc lộ tĩnh mạch bên. Tĩnh mạch này có vẻ lành mạnh. Tuy vậy chúng ta cũng nên "loại trừ" nó ra bằng cách dùng bấc iodorưc chèn ở hai đầu không cho máu chảy qua .Bấc sẽ được nhét chặt ở giữa màng não và xương sọ trong vài ngày.

B) Nếu nhiệt độ vẫn chưa hạ xuống, chúng ta nên thắt tĩnh mạch cảnh.

Sau đó nếu vẫn chưa có kết quả, chúng ta phải làm phẫu thuật Grune (Grunert).

-----------------------------------

Giảng Đường Y Khoa

http://giangduongykhoa.blogspot.com

http://giangduongykhoa.net

-----------------------------------

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases