Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

DỊ HÌNH BẨM SINH

http://static.howstuffworks.com/gif/adam/images/en/external-and-internal-ear-picture.jpg

Những dị hình bẩm sinh ở tai ngoài thường thấy là dị hình vành tai, dị hình ống tai và rò tai.

DỊ HÌNH VÀNH TAl .

Những dị hình vành tai chỉ làm giảm mỹ quan chứ không hại đến chức năng nghe. Ở vành tai chúng ta có thể gặp nhiều dị hình khác nhau :

Vểnh tai : hai vành tai to và đưa ngang ra về phía trước như tai lừa.

Muốn làm cho tai hết vểnh người ta phải cắt bớt da và sụn ở rãnh sau tai, khâu lại vành tai vào cốt mạc và da ở vùng trước xương chũm.

Tai voi : vành tai phát triển to quá mức. Để thu hẹp vành tai, người ta xén bớt một mảnh hình tam giác, xong rồi khâu hai mép lại.

Nhiều tai : chung quanh vành tai có nhiều khối sụn to bằng đầu ngón tay tượng trưng cho những vành tai phụ. Những khối sụn này có thể có cuống hoặc không và thường hay tập trung ở trước bình tai. Điều trị :cắt bỏ sụn thừa.

Rách dái tai : có thể bẩm sinh hoặc mắc phải do đeo khuyên. Điều trị rất dễ dàng : cắt bỏ da hai mép rách và khâu hai bờ lại.

Vành tai không phát triển : bệnh nhân không có vành tai. Thay vào vành tai chúng ta thấy ở đấy có một cái gờ thô sơ và vài khối sụn chung quanh.

Dị hình này có thể đi đôi với thiếu ống tai ngoài hoặc thiếu ống tai giữa. Trong trường hợp này bệnh nhân bị điếc.

Để giải quyết dị hình thiếu vành tai, chúng ta phải nhờ đến khoa phẫu thuật tạo hình. Người ta dùng da và nhựa acrylic hoặc sụn làm một vành tai nhân tạo.

Một số tác giả khuyên nên làm một cái vành tai bằng nhựa gắn vào gọng kính cho bệnh nhân đeo. Kết quả mỹ quan sẽ tốt hơn làm vành tai bằng da và sụn.

DỊ HÌNH ỐNG TAI

Dị hình thường thấy ở ống tai là thiếu tai ngoài. Ống tai ngoài có thể bịt lại bởi một lớp da hoặc bởi một khối xương. Thiếu ống tai ngoài có thể đi đôi với thiếu vành tai hoặc dị hình hòm nhĩ, thiếu tiểu cốt. Tai trong ít khi bị thương tổn.

Thính lực đồ cho thấy rằng khí đạo bị mất nhưng cốt đạo vẫn còn. Chụp X quang trong tư thế Sôxê III (Chaussé III) cho chúng ta biết tình trạng của tai giữa và các tiểu cốt

Nếu tai trong nguyên vẹn, phẫu thuật tạo hình và mở cửa sổ theo kiểu Ombrêđan (Ombredane) sẽ cho kết quả tốt.

http://embryology.med.unsw.edu.au/Defect/images/microtia.jpg

BẨM SINH TRƯỚC TAI

Rò trước tai có thể gặp ở những người có vành tai dị hình hoặc vành tai bình thường. Đây là một dị hình tương đối phổ biến.

Nguyên nhân là do sự hàn gắn thiếu sót giữa mang thứ nhất và mang thứ hai trong thời kỳ bào thai.

Vị trí thông thường của rò là ở trước nắp tai hoặc trước đoạn lên của gờ vành (helix). Dị hình có thể ở một bên hoặc hai bên tai. Lỗ rò thường nhỏ bằng đấu kim. Đường đi của rò ngoằn ngoèo về phía dưới và sau, sát chân bám của sụn, tận cùng bằng một cùng đồ. Rò bẩm sinh trước tai bình thường khô ráo, không có triệu chứng. Nhưng đôi khi rò chứa một chất nhầy đặc màu kem có mùi thối mà chúng ta có thể nặn ra được. Thỉnh. Thoảng lỗ rò bị tắc và túi rò bị nhiễm trùng biến thành apxe.

http://newborns.stanford.edu/images/low-set-hypoplastic-ear.jpg

Có hai phương pháp điều trị rò bẩm sinh : phương pháp bảo tồn và phương pháp ngoại khoa. Theo phương pháp bảo tồn, người ta bơm chất ăn mòn (NaOH 20%) vào đường rò làm cháy lớp biểu bì, sau đó thành của rò sẽ dính lại vơi nhau.

Theo phương pháp phẫu thuật, người ta mổ lấy ra toàn bộ tổ chức rò rồi khâu kín da lại.

Bộ Môn Tai Mũi Họng ĐH Y Dược TpHCM

Giang Duong Y Khoa


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases