Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

bệnh Trĩ

http://www.timsanpham.com/images/pictures/61880_41_tri-noi-tri-ngoai-thuoc-dieu-tri-benh-tri-ayu.jpg
I. Nguyên nhân bệnh Trĩ.
Tất cả các yếu tố gây ra tăng áp lực ổ bụng ( ngồi ỉa lâu do táo bón, kiết lỵ, rối loạn tiêu hóa, ăn quá nhiều tiêu ớt chua cay, rượu bia làm dãn mạch máu, ngồi xổm quá lâu, mặc quần áo chật bó sát người, chửa đẻ....).

Khi ấy máu động mạch bơm xuống vùng HM với áp lực lớn (chẳng hạn 120 mmHg);song tất cả các lý do kể trên gây ra áp lực khoảng 100mmHg chẳng hạn; máu Tĩnh mạch có áp lực thấp (70mmHg) không thóat máu đi được nữa , gây dãn tĩnh mạch ra;lâu ngày hình thành búi trĩ. Rất dễ hiểu.

Tóm lại, bệnh Trĩ là một bệnh lý Tĩnh mạch, bị dãn quá mức không còn khả năng thu hồi điều tiết như trước kia.

II. Triệu chứng Bệnh trĩ.
Có nhiều nhưng tập trung vào 3 nhóm chính sau:

1. Chảy máu: Thể hiện ở nhiều hình thức, nhiều mức độ, không phụ thuộc vào giai đoạn bệnh mới hay cũ, nặng hay nhẹ.

Cụ thể: dính máu theo gíây lau, dính theo phân, nhỏ giọt, thành tia... . Nhưng không có nghĩa là thành tia thì nặng hơn nhỏ gịot , bởi vì nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nữa.

2. Đau: Cũng thể hiện bằng rất nhiều mức độ, hình thức.
Cụ thể: rát, đau tức, buốt,...xảy ra khi đang đại tiện; xong thì hết hoặc không hết mà còn kéo dài 1 lúc lâu, có khi mấy tiếng sau. Cũng như chảy máu, không cứ đau kéo dài mới là nặng đâu, có khi còn ngược lại cơ đấy. Chớ coi thường triệu chứng đau rát.

3. Trĩ sa: Tương tự 2 nhóm triệu chứng trên, sa lồi búi trĩ xảy ra rất nhiều kiểu .
Cụ thể: Đại tiện thấy không thoải mái như trước, xong hết vướng ngay; lại có khi chùi thấy kệnh vướng tại HM, hoặc nữa phải day ấn mới hết... hoặc phải ra sức đẩy, lựa thế mới nhét được trĩ trở vào...

Ngày nay dân trí được nâng cao phần nào, nên những người bệnh trĩ để bệnh thâm căn cố đế hàng chục năm không điều trị còn lại không nhiều. Nhưng vẫn không phải là không có những BN như vậy. Đó là một điều rất khó giải thích khi mà xã hội loài người đã ở vào thời đại văn minh đỉnh cao.

4. Các triệu chứng khác:
Ngoài 3 nhóm triệu chứng chủ yếu kể trên, đôi khi người bệnh mô tả tình trạng ngứa ngáy, ẩm ướt HM, mót ỉa giả... Đúng vậy, có thế thật đấy nhưng ít khi xảy ra. Đó là các triệu chứng phụ.

Tóm lại
, 3 nhóm triệu chứng chính kể trên ở người mắc bệnh trĩ không phải cứ có đủ nhu vậy mới gọi là mắc bệnh.
Các triệu chứng không phải lúc nào cũng đầy đủ, điển hình lại càng không phải đau như dao đâm, chảy máu như chọc tiết lợn, trĩ sa như quả cà chua mới là mắc bệnh. Thực ra, nếu thấy đầy đủ như như vậy thì không BS nào được khám cho họ đâu. Họ đã đi " Tây trúc" từ lâu rồi.

Trong thực tế, có thể các dấu hiệu diễn ra đồng thời hoặc cái có trước, cái có sau , có cái chẳng thấy bao giờ thế mà vẫn là bị bệnh trĩ.

Tốt hơn cả, nếu thấy HM tỏ ra có điêù gì bất thường thì nên chú ý soi lại mấy dấu hiệu nói trên và sau đó đi khám Trĩ- Hậu môn.
( Phân loại, chia độ bệnh trĩ sẽ được trình bày trong một bài riêng)

III. Điều trị
.
Không phải bệnh trĩ nào cũng phải mổ. Vấn đề này còn tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh và người bệnh, nhưng việc điều trị thường tập trung vào 3 phương pháp chính dưới đây.

1. Chữa Nội khoa.
Có nghĩa là chỉ dùng các thuốc bảo vệ mạch máu, giảm đau, chống viêm, cải thiện hoạt động của đường ruột, giải quyết các nguyên nhân gây tăng áp lực ổ bụng.

2. Điều trị chuyên khoa.
Cũng vói mục tiêu như trên nhưng làm thêm các thủ thuật đặc hiệu của chuyên khoa HM-Trực tràng như: nạp đạn trĩ, tiêm gây xơ chai búi trĩ, ngâm rửa HM bằng thuốc, bôi thuốc cho rụng trĩ ( Khô trĩ tán, nổi tiếng một thời ngày nay không dùng nữa vì kém hiệu quả và độc hại) .

3. Phẫu thuật. Khi các biện pháp kẻ trên không hiệu quả hoặc hiệu quả kém mới đặt ra vấn đề phẫu thuật.

Song phẫu thuật không phải là kết luận cuối cùng mà chỉ là một mắt xích, một công đoạn trong phác đồ tổng thể.

Bởi vì sau mổ còn một việc cực kỳ hệ trọng là phục hồi chức năng HM và điều trị ngăn chặn tái phát. Thật đáng tiếc nhiều người nhầm tưởng rằng phẫu thuật (Mổ) là cao cấp nhất.

Thực ra, mổ xẻ , cắt bỏ 1 phần da thịt của mình là một động tác trái quy luật tự nhiên của tạo hóa; vạn bất đắc dĩ (Ví như Viêm ruột thừa cấp, không mổ cắt đi thì tính mạng bị đe dọa). Còn lại , xu thế của con người văn minh, hiện đại là bảo tồn tạo hóa.

Ngay như U xơ Tuyến tiền liệt gây bí, tắc tiểu tiện đến nay gần như đã được giải quyết hoàn toàn bằng thuốc và các biện pháp điều chỉnh hợp lý lối sống, không phải mổ, đầy rủi ro và tốn kém.

( Phân loại các phương pháp mổ Trĩ theo lịch sử tiến hóa, phát triển của nhân loại, ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp sẽ được đề cập trong một bài khác).

IV. Phòng bệnh
. Nhằm vào các nguyên nhân gây bệnh kể trên để phòng bệnh. Có nghiã là phải làm sao tránh được tình trạng tăng áp lực ổ bụng.( Ngồi ỉa lâu).

Để làm được như vậy cần: Phải chữa dứt điểm càng sớm càng tốt bệnh táo bón, kiết lỵ, viêm đại tràng; hạn chế ăn cay, ớt, tiêu bắc, hạn chế bia rượu, không ăn các thức ăn sống , tái chần, không ăn bột sắn dây( Vì bột sắn dây không tiêu hóa được ở ruột mà còn làm cho niêm mạc ruột phù nè, đầy, trướng, lâu ngày dẫn tới Rối loạn tiêu hóa không hồi phục).

siêu tầm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases