Cắt túi mật nội soi: Là phương pháp mổ xâm lấn tối thiểu đuợc Phillip Mouret thực hiện lần đầu năm 1987. Ngày nay được áp dụng rất phổ biến ở tất cả các cơ sở phẫu thuật.
Đường vào ổ bụng bằng 3 đến 4 đường rạch nhỏ từ 0,5 đến 1,5 cm để đặt camera nhỏ, dụng cụ mổ nội soi và bơm hơi vào ổ bụng để thực hiện kỹ thuật.
Sau khi rạch lỗ đầu tiên thường ở sát rốn và đặt trôca, phẫu thuật viên sẽ bơm hơi (dioxit cacbon) vào ổ bụng, camera sẽ truyền các hình ảnh túi mật, gan và các bộ phận quanh vùng mổ đến monitor truyền hình.
PTV tiến hành các bứơc kỹ thuật CTM với sự hỗ trợ của hệ thống camera và monitor truyền hình. Túi mật sau khi cắt được đặt vào túi plastic và lấy ra qua một lỗ nhỏ ngay chỗ đặt trocar đầu tiên. Mới đây, phương pháp này thực hiện chỉ bằng rạch một lỗ đơn lẻ ở rốn với các dụng cụ chuyên dụng.
Kỹ thuật mới này gọi là “Phẫu thuật nội soi một lỗ rạch đơn lẻ” ở rốn (SILS) (Single Incision Laparoscopic Sergery).
CTM nội soi còn có thể thực hiện qua các lỗ tự nhiên (NOTES) như qua đường miệng, đường âm đạo hay trực tràng.
Chỉ định CTMNS: STM có triệu chứng, STM có kích thước lớn trên >1,5 cm, có nhiều sỏi nhỏ, STM có thành TM dầy, Viêm TM mạn, VTM, ấp có biến chứng, Ung thư TM giai đoạn sớm, chưa có di căn.
Ưu điểm: CTMNS có nhiều ưu điểm: Đường mổ nhỏ tối thiểu, ít nhiễm trùng, sau mổ phục hồi sớm, ít đau và thời gian nằm viện khoảng 2 đến 3 ngày.
Phần lớn các bệnh nhân có thể làm việc trở lại sau từ 15 ngày sau mổ.
Biến chứng: Cắt đứt ống mật chủ, hẹp, vết thương bên (2-5%), chẩy máu sau mổ (3%), dò mật, viêm phúc mạc (1%), thủng nội tạng lân cận (hiếm), hội chứng CTM (20%).