Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

Các triệu chứng tiền đái tháo đường - Bạn có cảm nhận được ?

Khoảng 41 triệu người Mỹ từ 40 đến 74 tuổi bị tiền đái tháo đường. Tiền đái tháo đường, như tên gọi của nó, là giai đoạn sớm, có khả năng hồi phục được, trong tiến triển bệnh của đái tháo đường type II. Tiền đái tháo đường đôi khi được gọi là "Rối loạn dung nạp Glucose" (Impaired Glucose Tolerance) hoặc "Rối loạn đường huyết lúc đói" (Impaired Fasting Glucose).

Ở bệnh nhân tiền đái tháo đường, mức đường huyết tăng nhẹ so với bình thường, nhưng không đủ cao để được chẩn đoán là đái tháo đường. Những người bị tiền đái tháo đường có nguy cơ rõ ràng phát triển thành bệnh đái tháo đường; một nghiên cứu của chương trình phòng ngừa đái tháo đường cho thấy có khoảng 11% người bị tiền đái tháo đường phát triển thành đái tháo đường mỗi năm trong suốt ba năm theo dõi của nghiên cứu.

Các bác sĩ thường sử dụng một trong hai xét nghiệm đường huyết để chẩn đoán đái tháo đường và tiền đái tháo đường. Xét nghiệm thứ nhất là thử đường huyết lúc đói (FPG - fasting plasma glucose test), ở xét nghiệm này người ta đo đường huyết của bệnh nhân vào sáng sớm trước khi ăn. Giá trị bình thường là dưới 100 mg/dl. Bệnh nhân bị tiền đái tháo đường có giá trị FPG nằm trong khoảng 100 đến 125 mg/dl. Nếu đường huyết tăng cao hơn 126 mg/dl thì bệnh nhân sẽ được chẩn đoán là đái tháo đường.

Xét nghiệm thứ hai là test dung nạp glucose qua đường uống (OGTT - oral glucose tolerance test). Ở xét nghiệm này, đường huyết sẽ được đo lần thứ nhất vào lúc sáng sớm trước khi ăn và đo lần hai sau khi uống nước đường 2 giờ. Giá trị bình thường vào thời điểm 2 giờ sau khi uống nước đường là dưới 140mg/dl. Ở người bị tiền đái tháo đường thì giá trị này sẽ nằm trong khoảng 140 đến 199 mg/dl. Nếu giá trị này tăng lên trên 200 mg/dl thì bệnh nhân sẽ được chẩn đoán là đái tháo đường.

Nghiên cứu cho thấy một vài hậu quả lâu dài của đái tháo đường trên cơ thể, như tổn thương tim và mạch máu, có thể khởi phát ngay trong giai đoạn tiền đái tháo đường. Bị tiền đái tháo đường sẽ gia tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch lên khoảng 50% so với người có mức đường huyết bình thường.

Bạn không cần thiết phải biết mình có bị tiền đái tháo đường hay không nếu như bạn không có những triệu chứng gì đặc biệt. Nếu bạn bị thừa cân hoặc có những yếu tố nguy cơ khác của bệnh đái tháo đường, bạn nên đến bác sĩ để được tầm soát xem mình có bị tiền đái tháo đường hay không.

Tin tốt lành cho những người bị tiền đái tháo đường là họ có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm lại quá trình tiến triển của đái tháo đường bằng cách thay đổi lối sống. Giảm cân vừa phải bằng cách ăn kiêng và tập thể dục đều đặn (đi bộ 30 phút mỗi ngày, 5 lần mỗi tuần) có thể làm chậm lại tiến triển của bệnh, và thậm chí có thể đưa mức đường huyết trở về bình thường ở một số người bị tiền đái tháo đường. Những người thừa cân bị tiền đái tháo đường không cần thiết phải cố gắng để có một thân hình lý tưởng thì mới có thể cải thiện được lượng đường trong máu, các nghiên cứu cho thấy chỉ cần giảm khoảng từ 5 đến 10% trọng lượng cơ thể là đã có thể cải thiện được mức đường huyết. Nhận biết được tiền đái tháo đường là một bước quan trọng để ngăn ngừa bệnh.

MedicineNet - Y học NET dịch

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases