Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

Tin Vui Cho Người Viêm Mũi - Viêm Xoang Dị Ứng

http://benhtaimuihong.daitudien.com/files.php?file=Tin_Vui_Cho_Nguoi_Viem_Mui_Viem_Xoang_Di_Ung_518571741.jpg&size=article_medium
Đô thị hoá đã gây ô nhiễm môi trường sống. Đồng thời sự tiếp xúc thường xuyên với vi khuẩn, hương liệu, hoá chất độc, phấn hoa, bụi không khí, khói thuốc… tạo sự kích thích cho hàng rào niêm mạc mũi xoang và là những nguyên nhân dẫn đến gia tăng bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi dị ứng là bệnh dị ứng toàn thân có biểu hiện tại chỗ thường bằng các triệu chứng:


* Hắt hơi liên tục nhiều lần không dứt đẫn đến đỏ mũi, viêm tắc, chảy nước mũi, mệt mỏi, khó chịu, đau cơ bụng, ngực,..
* Sổ mũi, nghẹt mũi, ứ đọng dịch đờm nhày trong xoang mũi, xoang trán...
* Ngứa mũi, khô mũi, cảm giác khó chịu ở mũi,...

Hậu quả người bệnh luôn khó chịu, mệt mỏi, đôi khi mất tự tin nơi công cộng, giảm chất lượng cuộc sống. Đó không chỉ là bệnh riêng của các tổ chức cơ quan mũi mà còn là hiện tượng dị ứng toàn thân biểu hiện tại mũi. Cơ chế phản ứng dị ứng ở niêm mạc mũi là cơ chế quá mẫn cảm nhanh.

Nguyên nhân:


* Khí hậu: Thay đổi thời tiết, biến đổi khí hậu, chuyển mùa, bão từ,…
* Thói quen sinh hoạt: uống rượu bia nhiều, giữ ấm cơ thể không hợp lý,
* Dị nguyên đường thở: phấn hoa, bụi, nấm mốc, bông vải sợi, lông gia súc, gia cầm...
* Dị nguyên thức ăn: Một số quả như dâu, dứa..., loại khác như tôm, cua, cá
* Dị nguyên là các loại thuốc chữa bệnh đặc biệt là kháng sinh, aspirine, quinine...
* Dị nguyên là vi khuẩn: Streptococcus, Staphylococcus, E.coli,...

Đây là bệnh khá phổ biến ở khắp mọi tầng lớp nhân dân, ở mọi lứa tuổi và chiếm gần 30% dân số, trong đó chỉ 1/3 bệnh nhân trong số đó điều trị nội trú. Bệnh khó chữa vì một phần nguyên nhân phụ thuộc cơ địa mỗi người. Cho nên không có nguyên tắc điều trị cố định, mỗi bệnh nhân cần có cách điều trị riêng.

Những tiến bộ của khoa học gần đây đã giúp cho việc chẩn đoán điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng được thuận lợi hơn. Đối với Viêm xoang mãn tính, việc điều trị đã tương đối khó khăn và phức tạp vì ở giai đoạn này thuốc chỉ là phương tiện thứ yếu sau sự can thiệp của ngoại khoa (như chọc dò, phẫu thuật, nạo, dẫn lưu...). Việc điều trị kéo dài ảnh hưởng đến sức khoẻ, tiền bạc và tâm lý của người bệnh. Vì vậy xu hướng dùng thuốc Y học cổ truyền như là một phương pháp điều trị đã được áp dụng phổ biến.

Hiện có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng nhưng phần lớn vẫn dựa trên liệu pháp tại chỗ (giải quyết phù nề, sung huyết, xuất tiết, nhiễm trùng), liệu pháp toàn thân (Kháng histamine, kháng sinh hoặc corticoide) hoặc giải mẫn cảm đặc hiệu (Phương pháp điều trị cơ bản). Phương pháp điều trị cơ bản cũng khó thực hiện vì để thực hiện liệu pháp này cần rất nhiều những xét nghiệm sinh hoá và các nghiên cứu tốn kém khác. Trong khi đó liệu pháp toàn thân là phương pháp điều trị được các bác sĩ tin dùng và dễ kiểm soát bệnh nhân. Tuy nhiên liệu pháp tại chỗ là cách điều trị nhanh nhất, an toàn nhất và dễ sử dụng nhất. Vì vậy liệu pháp tại chỗ thường là biện pháp lựa chọn đầu tiên trong chỉ định cho điều trị bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng.

Tuy nhiên, lý tưởng nhất trong điều trị là làm cho mỗi bệnh nhân mất đi phản ứng quá mẫn khi tiếp xúc với dị nguyên.

Vài nét về Nghệ vàng và ứng dụng Nghệ vàng trong điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng:

Nghệ vàng có tên khoa học là Curcuma longa L. họ gừng (Zingiberaceae).

* Thành phần hoá học của nghệ ấn độ: Nước 13,1%; Proteine 6,3%; Chất béo 5,1%; Chất vô cơ 3,5%; sợi 2,6%; Carbonhydrate 69,4% và Caroten
* Ở Việt nam: Đã xác định trong củ nghệ có hỗn hợp chất màu 3,5-4% và đã phân lập được Curcumine tinh khiết với hàm lượng 1,5-2%
* Các chất màu phenolic trong củ nghệ chủ yếu là các dẫn chất của Diarylheptan, 3 chất chủ yếu là Curcumine (bisferuloyl- methan) (1) bis (4-hydroxy- cinnamoyl)- methan (2) và 4-hydroxycinnamoyl feruloyl methan (3)

Curcumine là một hỗn hợp 3 chất:

* Curcumine chính thức (gọi là Curcumine I) chiếm tỷ lệ 60% là Biferuloylmethan (1), Curcumine II là monodemethoxy curcumine chiếm 24% (4) và Curcumine III là bidesmetory curcumine chiếm 14% (5). Ngoài ra còn có dihydrocurcumine (6)

Các thành phần chủ yếu trong tinh dầu nghệ được xác định là những sesquiterpene cetone artumerone (7), alpha turmerone (8), beta turmerone (9) và curlone (10). Nhiều hợp chất terpene khác cũng được xác định có trong tinh dầu nghệ là alpha và beta pinene, camphene, limonene, terpinene, caryophyllene, linalool, borneol, isoborneol, camphor, eugenol, cineol curdion, curzerenon và curcumen (11, 12, 13).

Tác dụng dược lý:

* Nghệ có hoạt tính chống viêm cấp tính và mãn tính tương tự như Hydrocortisone acetate hoặc Indomethacine.
* Nghệ có hoạt tính chống loét dạ dày và loạn tiêu hoá. Curcumine dự phòng và cải thiện những thương tổn gây thực nghiệm ở dạ dày do kích thích sản sinh chất nhày.
* Curcumine ức chế sự tạo khí in vitro và in vivo.
* Tác dụng kháng khuẩn của một số thành phần hoá học của nghệ cũng đã được chứng minh.
* Kích thích tái tạo các tổ chức bị tổn thương và liền sẹo. Nhưng hiện tượng kích thích, tái tạo tăng sinh các tế bào tổ chức liên kết xuất hiện chậm

Xuất phát từ những nhận định trên và dựa trên quan điểm chuẩn hoá, phát triển, nâng cao nền Y học cổ truyền nhằm kết hợp 2 nền Y học, công ty cổ phần Sao Thái Dương đã thành công trong đề tài nghiên cứu chế tạo sản phẩm Thuốc xịt mũi Thái Dương – liệu pháp viêm mũi – viêm xoang dị ứng mới nguồn gốc thảo dược.

Thuốc Xịt Mũi Thái Dương

Liệu pháp viêm mũi dị ứng - viêm xoang nguồn gốc thảo dược


Công thức điều chế cho 01 lọ 20ml :

* Nghệ tươi...................2,0g
* Camphor.................20mg
* Menthol ..................20mg
* Tá dược vừa đủ........20ml

Ưu điểm của sản phẩm :

* Hiệu quả nhanh với cả những người mắc bệnh mạn tính lâu năm, cải thiện rõ chất lượng sống cho bệnh nhân Viêm mũi – viêm xoang do dị ứng.
* Hiệu quả kéo dài, hạn chế tái phát
* Sản phẩm được bào chế từ những thành phần quen thuộc, khả năng dung nạp thuốc tốt, an toàn, có thể sử dụng thường xuyên và lâu dài như chế phẩm vệ sinh.
* Sản phẩm được bào chế dưới dạng khí dung mang tính hiện đại, liều dùng ít, dễ sử dụng, dễ hấp thu, dễ bảo quản.

Lưu ý khi sử dụng sản phẩm :

1. Mới xịt thuốc vào niêm mạc, có cảm giác hơi nóng nhẹ, sau 30 giây - 1 phút, cảm giác này sẽ hết.
2. Do sản phẩm có chứa Menthol, nên không dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi.
3. Sản phẩm không hiệu quả trên những bệnh nhân:

* Viêm mũi, viêm xoang có kèm bội nhiễm nặng do: vi khuẩn, nấm, virus,... (Điều trị phải phối hợp với kháng sinh đặc hiệu).
* Những bệnh nhân bị tăng sinh, phì đại niêm mạc, nghẹt mũi kinh niên do lệ thuộc corticoid, xylomethazolin dài ngày (điều trị phải phối hợp ngoại khoa).

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases