Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

TÌM HIỂU VỀ BỆNH VIÊM XOANG.

SƠ LƯỢC VỀ GIẢI PHẪU XOANG:description

1.Xoang là gi?

-Là các hốc rỗng nằm trông khối xương mặt,bao quanh hố mũi và thông vào mũi.Thành xoang được lót bởi một lớp niêm mạc và liên tục với với niêm mạc mũi,có cùng chung một cấu trúc giống với niêm mạc hô hấp vói nhiều lông chuyển và tuyến tiết nhầy.

-Về mặt gải phẫu học và bệnh học,các xoang được chia thành 2 nhóm:

+Nhóm các xoang trước: Xoang hàm ,xoang trán và các tế bào sàng trước,chúng đổ vào ngách mũi giữa hay (khe mũi giữa).

+Các xoang sau: Tế bào sàng sau,xoang bướm,chúng thông vào ngách mũi trên ( khe mũi trên)

description

VIÊM XOANG CẤP VÀ MẠN TÍNH:

Là bệnh rất phổ biến ở Việt Nam , phân loại viêm xoang cấp và mạn tính thực chất chỉ là phân biệt cách xử trí: cấp thường điều trị nội khoa, còn mạn thì phải điều trị ngoại khoa. Viêm xoang cấp theo thứ tự thường gặp là: viêm xoang hàm, xoang sàng, xoang trán, xoang bướm. Đôi khi xảy ra viêm nhiều xoang cùng một lúc.

Xoang là một hốc rỗng, có chức năng làm nhẹ đầu và cộng hưởng âm thanh. Trong đó có không khí và đường thông vào hốc mũi. Nhờ thông thoáng này mà xoang không bị nhiễm trùng. Nếu đường thông vào mũi bị nghẽn, vi khuẩn sẽ gây tác hại trong xoang và gây viêm xoang.

Có nhiều loại viêm xoang: viêm xoang dị ứng, dày niệm mạc xoang, trong xoang có mủ, trong xoang có pôlýp (dạng u nhú lành tính, có cuống), có u nhầy. Trong xoang có mủ là bệnh viêm xoang thường gặp nhất.

Viêm 1 xoang: chỉ có một xoang bị viêm mà thôi, thường là xoang hàm. Bệnh này thường đi đôi với viêm răng.

Viêm nhiều xoang cùng một lúc: tất cả xoang đều bị viêm (dị ứng ban đầu), có xoang bên mặt, có xoang bên trái cùng bị viêm (nguyên do dị ứng ban đầu). Bệnh này thường gọi là viêm đa xoang. Chỉ có các xoang một bên bị viêm mà thôi (có khối u, thường là pôlýp trong hốc mũi. Khối u này chèn tất cả các lổ thông của bên đó, gây viêm toàn bộ một bên).

NGUYÊN NHÂN

Viêm xoang cấp do vi khuẩn thường khởi phát sau nhiễm siêu vi đường hô hấp trên. Dị ứng, chấn thương, nhiễm khuẩn răng, và các yếu tố khác dẫn đến viêm xoang mũi và cận mũi cũng có thể góp phần tạo thuận lợi viêm xoang do vi khuẩn. Các vi khuẩn thường gặp là Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae và Moraxella catarrhalis.

YẾU TỐ THUẬN LỢI

Môi trường ô nhiễm

Không khí ô nhiễm, bụi, khói bếp, thuốc lá, ao hồ dơ bẩn, hồ tắm không vệ sinh. Môi trường này chứa nhiều vi khuẩn, vi khuẩn vào mũi gây viêm mũi, và sau đó chuyển thành viêm xoang.

Dị ứng

Cơ địa dị ứng một chất nào đó, thường là hóa chất, thức ăn biển, làm cho niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lổ thông xoang. Xoang bị bít tắc là bị nhiễm trùng.

Kém sức đề kháng

Cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn. Bệnh nhân bị viêm xoang kèm theo viêm các bộ phận khác.

Vệ sinh kém

Không năng rửa tay, rửa mặt, không vệ sinh cá nhân đầy đủ, vi khuẩn sẽ vào mũi, gây viêm mũi, sau đó viêm xoang.

TRIỆU CHỨNG

Viêm xoang cấp có tất cả 5 triệu chứng chính:

Đau nhức: vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm:

a. Xoang hàm: nhức vùng má.

b. Xoang trán: nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng.

c. Xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt.

d. Xoang sàng sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy.

Chảy mũi:

a. Viêm dị ứng: chảy mũi trong rất nhiều.

b. Viêm do vi khuẩn: chảy mũi đục, có khi như mủ.

Viêm các xoang trước, chảy ra mũi trước.

Viêm các xoang sau, chảy vào họng.

Nghẹt mũi:

Đây là triệu chứng vay mượn của mũi. Có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả 2 bên.

Ngứa mũi:

Dị ứng mũi xoang.

Kém ngửi mùi:

Ngửi không biết mùi. Thưòng là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.

Đôi khi triệu chứng không rõ rang.

Trường hợp đặc biệt: viêm xoang hàm do răng. Chỉ xoang hàm một bên viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang. Mủ chảy vào mũi, rất hôi.

Triệu chứng của viêm xoang mạn tính

Nhiều người không cảm thấy đau, nhưng nhức đầu hoặc nhức vùng mặt

Ngạt mũi, mũi chảy nhày mủ kéo dài tái phát.

Ở trẻ nhỏ do nuốt phải chất dịch tiết thường gây viêm phế quản tái diến, viêm dạ dày-ruột non, ho từng cơn…

CHỤP X QUANG

description description

X-quang cổ điển, rẻ tiền, dễ định bệnh trong trường hợp viêm nặng. Khó định bệnh trong trường hợp trung bình và nhẹ vì trong tư thế này có khá nhiều hình ảnh giả.

Xquang cắt lớp điện toán (CT) tốn kém nhưng là một phương tiện chẩn đoán chính xác nhất.

Sau đây là minh họa xoang hàm bình thường (bên tay trái), và xoang hàm viêm, chứa đấy mủ

XÉT NGHIỆM TÌM VI KHUẨN

Lấy dịch trong xoang viêm (khó), tìm vi khuẩn kháng sinh đồ. Điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ.

BIẾN CHỨNG

Biến chứng gần: vi khuẩn lan chung quanh

- Viêm thị thần kinh

- Viêm họng, viêm amiđan.

- Viêm thanh quản, phế quản phế viêm.

- Rối loạn tiêu hóa.

Biến chứng xa: vi khuẩn theo đưòng máu, biến chứng rất nặng.

- Viêm màng não

- Nhiễm trùng huyết.

ĐIỀU TRỊ

Mục tiêu điều trị là (1) làm cho xoang trở lại bình thường; (2) đề phòng biến chứng nặng như viêm màng não và áp-xe não, và (3) giảm tiến triển thành mạn tính.

Nội khoa: kháng sinh, kháng histamin, thuốc co mạch. chọc rửa xoang, vi phẫu thuật qua mũi, cắt polip, mổ vẹo vách ngăn, chữa răng. Kháng sinh thường dung amoxicillin/clavulanat (3-3,5 g/ngày), cefpo-doxim proxetil, hoặc cefuroxim axetil, gatifloxacin, levofloxacin hoặc moxifloxacin.

Thủ thuật: xông mũi xoang, chọc rửa xoang.

Phẫu thuật:

1. Phẫu thuật cổ điển: mổ nạo xoang bằng dao, khoan.

2. Phẫu thuật nội soi: phẫu thuật nhìn thấy tận nơi.

Kết quả: khỏi, giảm triệu chứng, tái phát.

Cấp: dễ khỏi bệnh: Mạn: dễ tái phát

NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI ĐIỀU TRỊ

Trị không triệt để, đặc biệt là đối với những dạng xoang không rõ nét.

Bệnh nhân cho là viêm mũi do cảm cúm, điều trị qua loa với vài viên kháng sinh, giảm đau, chống dị ứng. Bệnh có chiếu hướng giảm, nhưng lại tái phát.

Chữa bệnh theo kinh nghiệm mà thổi thuốc vào hốc mũi để trị viêm xoang. Thuốc vào gây co mạch, bệnh nhân bớt nghẹt mũi, tưởng đã trị đúng bệnh, nhưng sau đó bệnh nặng hơn, vì thuốc này đã làm bít tắc các đường thông.

PHÒNG NGỪA

- Đeo khẩu trang (phải là khẩu trang y tế phù hợp chứ không mang khẩu trang tự chế quá dầy) trước khi ra đường và làm công việc gặp nhiều bụi bặm. Giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, tránh xa khói bụi, chất thải, ăn uống đủ dinh dưỡng.

- Không dùng các loại tinh dầu quế, hồi làm cao để xoa cho trẻ mỗi khi tắc nghẹt mũi vì sẽ gây kích thích xung huyết da và niêm mạc đường hô hấp của trẻ.

- Đối với người mẫn cảm cần chú ý phòng tránh phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, thức ăn lạ, nhiều gia vị, nhiệt độ thay đổi. Khi ngứa mũi, muốn hắt xì nhưng không được cũng tuyệt đối không nên cho tay vào ngoáy vì dễ mang vi trùng vào, khiến cho bệnh càng nghiêm trọng thêm. Nhớ chỉ xì mũi ra, không hít ngược như trẻ nhỏ thường làm. Không cố gắng xì mạnh vì sẽ đẩy chất viêm vào vòi nhĩ và tai.

- Bệnh có thể lây lan, vì vậy không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm xoang.

-Thường xuyên giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng.

- Khi có các triệu chứng ban đầu như hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi, cần đến ngay bệnh viện, không nên tự mua thuốc điều trị.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases