Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa
Phòng Và Điều Trị Các Bệnh Về Mũi
Bệnh dễ điều trị nhưng cũng dễ mắc lại. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, công việc và nhất là những người đang ngày ngày làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhân viên văn phòng máy lạnh… Chúng ta nên chủ động phòng ngừa vẫn là giải pháp tốt nhất.
Nguy cơ mắc các bệnh “thời đại”
Thở còn gọi là hô hấp, một chức năng sống còn của con người cũng như của tất cả các động vật. Chỉ cần 5 phút ngưng thở là chết não không hồi phục. Bộ máy hô hấp đảm nhận đưa không khí vào để cơ thể sử dụng. Không khí thở vào phải được lọc sạch, được kiểm tra và điều chỉnh trước khi sử dụng. Mũi chính là bộ lọc khí, còn phổi là nơi trao đổi khí, chuyển không khí đã được mũi lọc sạch cho cơ thể sử dụng và tiếp nhận không khí “dơ” đã qua sử dụng với nhiều khí thải để đưa về mũi trả lại cho tự nhiên.
Môi trường tự nhiên ngày càng ô nhiễm do nhiều tác động, sự gia tăng của các chất khí thải độc hại vào môi trường ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người là điều mà chúng ta phải đối mặt. Mũi có vai trò như những bộ phận khác trên cơ thể con người nhưng đây là một bộ phận nhạy cảm, dễ bị tổn thương do chịu tác động trực tiếp từ môi trường. Người làm việc trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi hoặc các mùi gây dị ứng, nhân viên văn phòng thường xuyên tiếp xúc với không khí máy lạnh… có nguy cơ nhiễm các bệnh về mũi cao nhất.
Mỗi ngày có khoảng 8.000 - 9.000 lít không khí thở vào và như vậy mũi phải lọc một lượng không khí rất lớn, xấp xỉ gần chục khối. Mũi phải làm việc liên tục suốt ngày đêm, lúc nghỉ ngơi ít và mỗi phút cũng phải thở vào 12 - 16 lần, còn lúc lao động nặng, chạy nhảy… phải tới 60 - 70 chục lần hoặc hơn nữa. Với một khối lượng không khí thở vào khổng lồ như vậy, mũi phải giữ lại các dị vật, các chất độc hại, các chất gây kích thích và dị ứng cũng như các vi sinh vật gây bệnh đủ loại. Để cho cơ thể có khí thở trong lành, mũi đã phải chịu bao khó nhọc, nhận về phía mình tất cả các chất độc hại và gây bệnh, và trong thực tế mũi rất dễ mắc bệnh, nhất là các bệnh cảm mạo, nhiễm siêu vi và vi khuẩn…
Các bệnh thường gặp
Bệnh mũi thường gặp nhất là viêm do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có thay đổi khí hậu thất thường khi trái gió trở trời, khi nhiễm lạnh, dầm mưa… mũi bị bệnh đau trên ta thường gọi là cảm, cảm mạo, cảm lạnh. Viêm mũi do nhiễm siêu vi, do ô nhiễm không khí bởi chính chúng ta gây ra trong các nhà máy thải xuống và do dị ứng với các chất lạ có trong khi thở và thức ăn.
Hắt xì hoặc nhảy mũi là một phản ứng bảo vệ của mũi để tống khứ một vật lạ, một chất kích thích ra khỏi mũi. Thông thường có vài hắt xì là điều bình thường. Tuy nhiên hắt xì nhiều lại là một báo hiệu sắp bị bệnh. Nhiễm siêu vi hô hấp mở đầu bằng các cái hắt xì kèm theo uể oải, mệt mỏi, nặng đầu và có thể sốt nhẹ, gây rét. Dị ứng mũi là bệnh hay gặp ở nước ta và ở khắp nơi trên thế giới, có tới 15% dân số toàn cầu bị viêm mũi dị ứng. Những cơn hắt hơi liên tiếp, sau đó là chảy mũi nước trong, nghẹt mũi và ngứa mũi, có khi ngứa cả mắt, vòm miệng và tai là những dấu hiệu điển hình của viêm mũi dị ứng.
Sổ mũi là biểu hiện thường gặp nhất của viêm mũi xoang, nước mũi chảy ra có thể là nước trong hoặc nhày màu trắng thường gặp trong nhiễm siêu vi hô hấp, nhưng khi chuyển dần sang màu vàng hoặc xanh thì phải coi chừng đã bị nhiễm khuẩn. Trong bệnh viêm mũi xoang mãn tính, nhiều khi dịch mũi không chảy ra ngoài mũi mà chảy ra phía sau xuống họng gây khó chịu làm chúng ta phải khịt khạc suốt ngày, kích thích thanh quản gây ho kéo dài và ứ đọng ở sau mũi và họng mũi làm cho hơi thở có mùi hóc. Cần nhớ là do cảm lạnh hoặc nhiễm siêu vi hô hấp, sổ mũi chỉ kéo dài một đến hai tuần, còn sang tuần thứ ba trở đi mà vẫn còn sổ mũi, sổ mũi vàng hoặc xanh, phải đi khám bệnh chuyên khoa vì có thể đang chuyển sang viêm xoang và nếu không chữa trị đúng và đủ, viêm mũi xoang kéo dài nhiều tuần và trở thành mãn tính.
Ngạt mũi có cơ chế phức tạp với nhiều nguyên nhân khác nhau và điều trị tận gốc không phải là dễ. Có 3 cơ chế gây ngạt mũi, một là do sưng niêm mạc trong lỗ mũi, đặc biệt sưng nề các cuốn mũi làm cho lòng hốc mũi bị hẹp lại, hai là do các khối u hoặc dị vật trong mũi, ba là do các bất thường cấu trúc trong mũi như vẹo vách ngăn, bóng khí cuốn mũi…
Ngạt mũi làm cho người bệnh phải thở qua miệng gây khô rát họng, dễ bị ho và luôn khó chịu, không thoải mái vì luôn cảm thấy như thiếu thở. Ngạt mũi về đêm làm ngủ không ngon giấc, có khi ngủ ngáy. Ngạt mũi kéo dài thường là hậu quả của nhiều đợt viêm mũi dị ứng hoặc viêm mũi xoang mãn. Ngạt mũi nói chung nhất là trường hợp phù nề phần trên của mũi làm cho các phần tử mũi hòa tan trong không khí không được với các tế bào khứu giác ở vòm mũi ngửi kém và trường hợp người bệnh mất mùi hoàn toàn.
Bệnh mũi thường gây đau đầu, nhăn mặt do ảnh hưởng đến hệ thống dẫn dây thần kinh và vi mạch máu mũi rất phong phú từ vùng đầu - mặt đến mũi. Do mũi và xoang bao quanh ba phía của hốc mắt, cho nên viêm mũi xoang lâu ngày có thể gây hại cho mắt từ đầu giữa như đau nhún hốc mắt, sưng nề mi mắt đến nặng nề như sụt giảm thị lực và mù mắt.
Phòng ngừa và điều trị bệnh mũi
Nếu có những dấu hiệu về bệnh lý ở mũi, bạn nên đến chuyên khoa để bác sĩ khám và điều trị. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc giúp điều trị và phòng bệnh về mũi nhưng có 2 dạng chính: thuốc uống và dạng nhỏ, phun xịt mũi.
Thuốc uống bạn phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh được những tác dụng phụ với cơ thể .
Thuốc nhỏ mũi hoặc dạng phun xịt (công thức nước biển, nước muối sinh lý): có tác dụng rửa mũi, giải tỏa dịch nhầy trong mũi giúp thông thở và giảm sổ mũi. Nếu nghi ngờ có nguy cơ bị bệnh về mũi, có thể dùng chế phẩm này làm sạch mũi nhằm ngừa sự viêm nhiễm. Riêng với trẻ con nên dùng thuốc loại này giúp thông, sạch mũi. Dùng dạng nhỏ mũi sẽ gặp những hạn chế nhất định về độ lan tỏa tác dụng của thuốc với mũi.
Sử dụng dạng phun xịt (hay phun sương) như vệ sinh mũi như Vesim với công thức nước biển chứa nhiều khoáng chất như bạc, kẽm, đồng, mangan... là loại thuốc giúp phòng ngừa và phối hợp điều trị các bệnh về mũi, vệ sinh mũi giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy, giúp ngăn ngừa và góp phần tránh các bệnh viêm nhiễm hô hấp như: sổ mũi, ngạt mũi, hắt xì… Nhờ dạng phun sương tạo các hạt rất mịn dễ đi sâu, rộng vào khoang mũi, giúp mũi thông thoáng và dễ thở, an toàn cho cả trẻ em.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc vệ sinh mũi hàng ngày, chúng ta nên:
- Nên đeo khẩu trang khi đi đường và đi làm công việc nhiều bụi, khí thải độc hại.
- Chú ý điều tiết sinh hoạt ăn uống điều độ, giữ ấm cơ thể hợp lý, không tắm lạnh khi người đang có mồ hôi.
- Không đi bơi hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm khi đang nghi ngờ các dấu hiệu về bệnh ở mũi.
- Khám và điều trị sớm các biểu hiện ở mũi, họng... để tránh bị các biến chứng khác xâm nhập cơ thể.
- Tránh lạm dụng thuốc đặc biệt kháng sinh, corticoid, aspirin... mà nên theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Luôn giữ nhà khô ráo, sạch sẽ, thoáng khí, hút bụi thường xuyên để loại bỏ những mạt, nấm mốc.
- Chú ý giữ vệ sinh vật nuôi trong nhà.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.
Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.
Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.
Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net