Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

Chăm Sóc Bé Bị Đau Họng

http://benhtaimuihong.daitudien.com/files.php?file=Cham_Soc_Be_Bi_Dau_Hong_887543248.jpg&size=article_medium
Bé bị đau họng có thể do virus (thường xảy ra khi bé bị cảm cúm hoặc cảm lạnh) hoặc do vi khuẩn (như nhiễm khuẩn liên cầu). Để làm dịu cơn đau họng cho bé bạn cần làm theo những cách sau. Chăm sóc bé

Nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm thì đồ uống ấm, trà (loại dành riêng cho bé) hoặc nước luộc rau có thể làm dịu cổ họng bị đau. Không nên thêm mật ong vào trà cho đến khi bé được khoảng 1 tuổi, vì mật ong chứa bào tử gây độc có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bé. Cũng có thể cho bé uống nước lọc hoặc nước táo ép mát.

Nếu bé bị đau họng nặng, bạn nên trao đổi với bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau cho bé (thường là acetaminophen). Tuyệt đối không cho bé uống aspirin, vì nó có liên quan đến hội chứng Reye ở bé.

Có thể sử dụng một chiếc máy giữ độ ẩm không khí trong phòng của bé để tăng hơi ẩm trong phòng, làm dịu cơn đau.

Dấu hiệu nên đi khám

Nếu bé bị đau cả ở khoang miệng, bạn nên đưa bé đi kiểm tra. Bạn cũng nên đưa bé đi khám nếu bé dưới 3 tháng tuổi, sốt đến 380C hoặc hơn.

Khoảng 3 - 6 tháng tuổi, sốt đến 38,30C hoặc hơn được coi là dấu hiệu nguy hiểm. Với bé trên 6 tháng tuổi, sốt đến 390C hoặc hơn là nguy hiểm.

Cũng nên đưa bé đi khám sớm nếu cổ họng có dấu hiệu bất thường: sưng (tấy) đỏ, nếu bạn nghi ngờ bé nuốt phải dị vật (bé không thể mở to miệng vì bị đau), hơi thở trở nên khó nhọc, bé kém bú (ăn) và quấy khóc liên tục.

Trường hợp nhập viện khẩn cấp: thường khá hiếm. Đó là tình huống bé bị nhiễm khuẩn cổ họng tới mức không thể ăn, uống được bất kỳ thứ gì; bé khó thở, sốt cao và chảy dãi liên tục.

Không nên cố ép bé ngồi xuống, mở to miệng để kiểm tra; bạn cũng tránh ép bé phải ăn, uống vì những điều này chỉ khiến bé khó thở hơn. Tốt nhất, nên đưa bé đi khám sớm.

Điều trị

Trường hợp đau họng nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc; nếu không dùng thuốc, hệ miễn dịch của bé sẽ tự “chiến đấu” với virus gây bệnh và “chiến thắng” chúng trong vòng vài ngày đến một tuần. Trong khoảng thời gian này, bé cần được nghỉ ngơi, chăm sóc bằng những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.

Nếu nghi ngờ bé bị nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh cho bé. Tùy từng loại bệnh, bác sĩ sẽ cho bé dùng thuốc cụ thể. Cha mẹ nên tuân thủ nghiêm ngặt việc dùng thuốc cho con, vì nếu tự ngưng thuốc giữa chừng, vi khuẩn có khả năng tấn công trở lại và khiến họng của bé bị đau trầm trọng hơn.

Cách phòng tránh

Vi khuẩn và virus có thể là thủ phạm gây đau họng cho bé. Bạn nên vệ sinh bàn tay của bé thường xuyên (vì các bé có thói quen mút tay - mầm bệnh sẽ theo đó vào khoang miệng).

Nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm, cha mẹ nên sắm dụng cụ nấu ăn riêng cho bé (không chung đụng với người thân trong nhà). Cũng nên vệ sinh bàn tay của mẹ thường xuyên, nhất là mỗi lần thay tã cho bé.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases