Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

Tắc Tia sữa Sau Sanh

description

Tắc tia sữa là một bệnh rất thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh con, nhất là các bà mẹ sinh con lần đầu. Những bà mẹ phải mổ bắt con thường gặp hơn những bà mẹ sinh thường. Hay tắc tia sữa ở một bên, nhưng cũng có khi ở cả hai hai bên vú với những biểu hiện khác nhau từ mức độ nhẹ tới nặng.
Phát hiện và can thiệp sớm ,mẹ của bé có thể tự điều trị,bệnh có thể khỏi dễ dàng. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm, điều trị đúng và kịp thời, bệnh sẽ nặng lên. Hậu quả là mất sữa, đau đớn kéo dài, điều trị khó khăn và tốn kém.

1.Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình bài tiết sữa:

- Động tác bú mút của trẻ rất quan trọng đối với sự bài tiết sữa.
- Sữa non đậm đặc nên dễ bị đông kết gây tắc nghẽn.
- Nhiễm khuẩn là nguyên nhân quan trọng dẫn đến nghẽn tắc tia sữa.

2.Một số điểm cần lưu ý trong quá trình cho con bú:

- Nên cho trẻ bú càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh.
- Cho bú đều 2 bên. Bú hết sữa ở vú bên này rồi chuyển sang vú bên kia. Trường hợp mẹ của bé có nhiều sữa mà bé bú không hết thì sau khi bé bú no phải vắt (hút) sữa dư ra, tránh để ứ đọng.
- Vì sữa non dễ gây tắc nên trước và sau cho con bú nên day ép bầu vú nhẹ nhàng để tránh sữa đông kết.
- Giữ vệ sinh núm vú sạch sẽ sau khi cho con bú bằng cách lau rửa bằng nước đã đun sôi còn ấm. Cách này dễ thực hiện mà lại rất hiệu quả, tuy vậy mẹ của bé rất ít để ý. Trong trường hợp đã bị viêm tắc nên xoa mật ong thành lớp mỏng lên núm vú sau khi cho con bú, để trong vài phút sau đó lau sạch bằng nước ấm.
- Nên chọn loại nịt vú có chất liệu hút ẩm tốt, thông thoáng, vừa vặn với bầu vú. Sử dụng loại nịt vú bó chật quá sẽ đè ép ống dẫn sữa dễ dẫn đến tắc tia sữa,tốt nhất là không mang nịt vú trong những tuần đầu cho con bú
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt trong suốt quá trình cho con bú. Bởi vì ổ nhiễm khuẩn vùng răng miệng dễ là điều kiện thuận lợi cho việc phát sinh nhiễm khuẩn ở vú trên cơ sở một nghẽn tắc có sẵn

3.Một số dấu hiệu để chẩn đoán tắc tuyến sữa sau sanh :

Bệnh xuất hiện tự nhiên, tiến triển tương đối nhanh và rõ rệt. Thường là sau khi ngủ dậy thấy toàn thân mệt mỏi, uể oải, cảm giác sốt, có thể ớn lạnh hoặc rét run, đau đầu, buồn nôn, nôn ... Bầu vú căng, đau nhẹ, nặng hơn thì bầu vú căng to, đau nhức dữ dội, đau lan cả lên nách, không ra sữa khi con bú hoặc nặn. Bề mặt vú căng đỏ, sờ nóng và đau. Có thể sờ thấy những khối tròn nhiều kích thước ở bầu vú, những khối tròn di động có bề mặt không nhẵn, mật độ vừa phải, nằm riêng rẽ hay liên kết lại với nhau tạo thành khối lớn.
Phát hiện và can thiệp sớm (mẹ của bé có thể tự điều trị bằng các phương pháp khác nhau, sẽ đề cập ở phần điều trị) bệnh có thể khỏi dễ dàng. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm, điều trị đúng và kịp thời, bệnh sẽ nặng lên. Thông thường khoảng 72 giờ sau khi bị tắc khối áp xe có thể được hình thành. Lúc này, tình trạng toàn thân sẽ nặng hơn, những khối tròn ở bầu vú mềm đi, đó chính là ổ áp xe. Ổ áp xe có thể tự vỡ hoặc phải chích rạch dẫn lưu. Hậu quả là mất sữa, đau đớn kéo dài, điều trị khó khăn và tốn kém.

4.Một số phương pháp điều trị tắc tia sữa sau sanh thường được áp dụng :

Phòng tránh là biện pháp tốt nhất. Muốn vậy, mẹ của bé cần nắm được một số điểm cần lưu ý trong quá trình cho con bú (Xem 1 và 2). Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là hoàn toàn tránh được hiện tượng tắc tia sữa xảy ra.
Mẹ của bé sẽ là người đầu tiên phát hiện ra những dấu hiệu (triệu chứng) của bệnh. Nên sự hiểu biết về bệnh là việc hết sức cần thiết, điều này có thể giúp mẹ của bé tự chẩn đoán và tiến hành tự điều trị sớm.
Khi phát hiện ra bầu vú có dấu hiệu căng to hơn so với bình thường và càng lúc càng tăng dần thì phải chú ý quan sát xem bề mặt vú có đỏ và sờ có đau không? (cần so sánh 2 bên với nhau thì mới thấy sự khác biệt, tuy nhiên cũng có khi cả 2 bên cùng bị nhưng trường hợp này ít gặp hơn và nếu có thường không đối xứng). Có cảm giác sốt hay không? Nếu có, thì đó có thể là những triệu chứng đầu tiên của hiện tượng tắc tia sữa. Khi đó, mẹ của bé phải nhanh chóng tìm cách làm tan sữa đã vón kết và hạn chế việc tạo lập thêm những vị trí tắc mới, khơi thông dòng chảy tự nhiên của sữa. Vấn đề đặt ra là làm cách nào để tan sữa vón kết mà không làm tổn thương những nang và ống dẫn sữa bình thường khác. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, mẹ của bé có thể áp dụng một trong các cách sau: dùng tay day ép hoặc dùng dụng cụ hút sữa.

1. Day ép bằng tay:

- Động tác day ép: Dùng 1 bàn tay đè ép bầu cú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết. "day ép" chứ không phải là "xoa", bởi vì chỉ có lực day ép mới có tác dụng đối với vị trí tắc nằm ở sâu trong bầu vú và mới có thể làm tan sữa đã đông kết.Trước tiên phải day ép ơ đầu vú và cạnh đầu vú trước để chống bế tắc ở nơi ra cho sữa ra dễ dàng.
- Đè ép nhẹ nhàng trong mức đau có thể chịu đựng được, day từ từ theo vòng tròn, tăng dần, khoảng 20 - 30 lần, rồi lại làm ngược lại. Thực hiện như trên nhiều lần.
- Động tác day ép có thể áp dụng ở cả giai đoạn sớm cũng như khi tắc tia sữa đã rõ ràng, đã hình thành những cục mảng, mật độ chắc ở bầu vú. Một điều đáng lưu ý khi thực hiện động tác này, mẹ của bé phải nhẹ nhàng và kiên nhẫn, vì nếu thực hiện thô bạo sẽ rất đau đớn mà hiệu quả chưa chắc đã tốt hơn.
Những cục mảng hình thành trong bầu vú khi bị tắc tia sữa có thể tồn tại một thời gian dài ngay cả khi mẹ của bé thức hiện động tác day ép tốt, nhưng điều đó hoàn toàn không đáng ngại nếu lượng sữa ra vẫn bảo đảm như trước khi bị tắc. Có thể dùng khăn ấm hoặc túi chườm nóng kết hợp với day ép để tăng nhanh hiệu quả điều trị.
Như đã đề cập ở trên(1), động tác bú mút rất quan trọng vì thế khi day ép nên kết hợp với động tác bú mút. Trường hợp núm vú bị tổn thương (nứt cổ gà ...) mà sợ đau không dám cho con bú thì phải để người lớn bú mút ra,hoặc bằng dụng cụ, tránh để sữa ứ đọng.

2. Dụng cụ hút sữa :

Dùng áp lực âm để hút nên thường chỉ sử dụng trong giai đoạn sớm khi sữa mới vón kết và với vị trí tắc nằm gần núm vú. Đối với vị trí tắc ở sâu hoặc ở nang sữa thì rất khó bởi vì nếu để áp lực nhỏ thì không thể làm tan sữa đông kết, còn nếu để áp lực lớn thì sẽ làm tổn thương nặng thêm do mạch máu, ống dẫn bị căng dãn; nhất là khi hiện tượng tắc sữa có yếu tố nhiễm khuẩn. Ở giai đoạn muộn khi sự vón kết sữa đã hình thành những cục, mảng lớn thì dùng dụng cụ hút sữa gần như không có tác dụng. Vậy nên theo ý kiến của cá nhân tôi, chỉ nên sử dụng dụng cụ hút sữa khi mới xuất hiện nhưng dấu hiệu sớm của bệnh và phải đọc kĩ hướng dẫn sử dụng.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại dụng cụ hút sữa, nguồn gốc khác nhau, giá cả cũng đa dạng. Mẹ của bé có thể mua ở những nơi bán dụng cụ y khoa. Hoặc có thể tham khảo Máy hút sữa

Nếu bạn đã thử 1 trong 2 cách trên mà không thấy đỡ thì nên đến gặp bác sĩ sớm để được tư vấn điều trị. Đến muộn có thể sẽ dẫn đến HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG như bị áp xe vú.

3.Điều Trị Bằng Đông Y :

Có những bài thuốc Đông Y điều trị tắc tia sữa sau sanh cũng rất hiệu quả.Bạn có thể tham khảo ý kiến điều trị của các Lương Y tại các cơ sở có uy tin ( bệnh viện Y Học Dân Tộc ở địa phương ),tránh nhưng thầy thuốc Lang Bâm,kinh nghiệm Dân Gian không rõ ràng sẽ dẩn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn.Các phương pháp như:

- Bấm nguyệt

-Một số bài thuốc thường được sử dụng rất hiệu quả và dễ dàng tìm kiếm ở địa phương.:

1.Trị viêm tắc sữa: Dùng 20g cây diếp cá khô hay còn gọi là giấp cá (hoặc 100 g tươi ), táo đỏ 10 quả. Đổ vào 600ml nước, sắc còn lại 200ml, chia đều 2-3 lần uống trong ngày.uống liên tục 2- 3 ngày.

2.Chữa viêm vú cấp: Lấy 10 cái mai cua đồng rang chín vàng sẫm, tán bột mịn ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g với nước pha 50% rượu trắng.

Lưu ý, do những bài thuốc trên có tính hàn nên người có biểu hiện tỳ vị hư hàn (lạnh) cần hạn chế. Nếu người có cảm giác sợ lạnh, bị tiêu chảy không nên dùng. Gạch cua có nhiều cholesterol, nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch hạn chế dùng. Khi ăn cua, nên ăn cùng lá tía tô, gừng để làm giảm bớt tính hàn của cua.

Trên là những bài thuốc mà nguyên liệu dễ tim kiếm ,bạn có thể tham khảo thêm vài bài thuốc khác với Lương Y của bạn mà địa phương bạn ở có sẳn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases