Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

Viêm Đường Hô Hấp Ở Trẻ

http://benhtaimuihong.daitudien.com/files.php?file=Viem_Duong_Ho_Hap_O_Tre_616523566.jpg&size=article_medium

Ở những bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp, khám thực thể một cách cẩn thận thường sẽ đạt được chẩn đoán. Vì vậy các sinh viên y học gia đình phải là những người có kỹ năng khéo léo trong khi khám thực thể hệ thống hô hấp
KHÁM THỰC THỂ

. Các yếu tố khám thực thể gồm có:


- Khả năng giải thích những biểu hiện nhìn thấy ở bệnh nhân và các triệu chứng nguy hiểm.

- Gõ nhẹ và soi qua các xoang cạnh mũi.

- Quan sát hốc mũi bằng cách dùng một phễu soi tai (otoscope).

- Khám miệng và họng.

- Khám thực thể tai nhờ dùng phễu soi tai và bóng bơm.

- Một kỹ thuật soi thanh quản tại chỗ.

- Sờ nắn các bộ phận ở trước cổ.

- Nhìn, sờ, gõ và nghe lồng ngực.

Những dấu hiệu thực thể phát hiện được là chìa khóa để quyết định những điều phân vân thường gặp trong chẩn đoán, bao gồm cả các nhiễm khuẩn hô hấp. Cụ thể là:

* Phân biệt viêm tai giữa với viêm tai ngoài

Khi một bệnh nhân có biểu hiện đau tai, khám thực thể thường cung cấp cǎn cứ để chẩn đoán. Một chẩn đoán viêm tai ngoài thường dựa vào: (a) nhạy cảm đau của ống lai đối với sự di động của vành tai hoặc đưa nhẹ phễu soi tai mỏ vịt vào trong tai; (b) ống tai ngoài bị viêm, thường phủ bởi nhiều ráy tai, bở, dễ vụn.

Chẩn đoán viêm tai giữa nếu thấy tai ngoài bình thường và màng nhĩ thì sưng, đỏ, có lô thủng hoặc mất nón sáng.

* Phân biệt viêm xoang với cảm lạnh

Bệnh nhân thường đến với thầy thuốc chǎm sóc sức khỏe ban đầu bàng triệu chứng viêm mũi và sốt nhẹ, để xem có bị "viêm xoang" không.

Khám thực thể có thể xác định được bệnh viêm xoang cạnh mũi: (a) viêm xoang trán và xoang hàm trên thường có phản ứng nhạy cảm đau khi gõ lên vùng xoang, đôi khi có phù nề da ở vùng xoang: (b) đôi khi, có thể thấy chảy mủ ở bên mũi tương ứng với chảy mủ của một hay nhiều xoang (ví dụ, giữa xương cuốn mũi trên và xương cuốn mũi giữa). * Phân biệt viêm phế quản với phổi

Hai bệnh viêm đường hô hấp dưới phổ biến nhất là viêm phế quản và viêm phổi có thể phân biệt được dễ dàng dựa trên khám xét thực thể.

Ho, cảm giác khó ở và sốt là những triệu chứng thông thường của cả 2 bệnh. Trong những trường hợp viêm phế quản thường thấy bệnh nhân không sốt hoặc sốt nhẹ, nhịp thở bình thường (trừ khi bệnh nhân có bệnh phổi mạn tính), nghe phổi có tiếng thổi thô ráp, khò khè. Trong trường hợp viêm phổi, khó thở và nhịp thở nhanh là triệu chứng phổ biến, bệnh nhân thường sốt vừa phải hoặc sốt cao, có thể nghe thấy tiếng ran khu trú ở thì thở vào, đôi khi gõ lên vùng phổi bị viêm có tiếng đục.

XÉT NGHIỆM VÀ CHỤP X-QUANG

Trong thực tế khám chữa bệnh ở gia đình, các xét nghiệm được sử dụng một cách tiết kiệm trong khi đánh giá viêm hô hấp, bởi vì chúng thường không hữu ích lắm. Nuôi cấy vi khuẩn là không thực tế, chiếu X-quang thường không cần thiết và điều trị theo kinh nghiệm thường là tốt nhất về chí phí - hiệu quả.

Xét nghiệm (test) phổ biến nhất là xét nghiệm nhanh liên cầu khuẩn (xem chương 24), nó cho phép xác định loại viêm họng do liên cầu khuẩn. Đếm bạch cầu thường được sử dụng để phục vụ chẩn đoán xác định về mặt lâm sàng khả nǎng sình bệnh là do vi khuẩn hay virus. ở những bệnh nhân nghi viêm phổi, người ta thường làm xét nghiệm vi khuẩn bắt màu Gram ở trong đờm để xác định vi khuẩn có khả nǎng gây bệnh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp nhiễm khuẩn được điều trị theo kinh nghiệm dựa trên cơ sở dịch tễ học và bệnh cảnh lâm sàng.

Chiếu chụp X-quang là phần bổ sung quan trọng. Chiếu chụp phổi đôi khi còn phát hiện được cả nhưng viêm phổi (ví dụ Mycoplasma) mà khám xét thực thể không thấy có triệu chứng gì. Vì lý do này mà đối với tất cả bệnh nhân có hội chứng hô hấp phần dưới thấp mà bạn nghi ngờ nhưng không thể chẩn đoán lâm sàng là viêm phổi thì đều phải chụp X-quang. Một tình trạng phổ biến khác vẫn phải chụp X-quang phổi là loại trừ những bệnh không rõ ràng ở những bệnh nhân bị ho dai dẳng (ví dụ do một dị vật, một khối u trung thất hoặc do thâm nhiễm phổi).

Chụp phim X-quang các xoang cạnh mũi có thể giúp cho việc chẩn đoán viêm xoang mạn tính. Viêm xoang cấp tính thường được chẩn đoán dựa trên cơ sở bệnh sử và khám thực thể. Đôi khi cũng phải chụp X-quang cổ bên bởi vì nó giúp phân biệt phù thanh quản với viêm nắp thanh quản ở những trẻ em bị sốt và có thở rít.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases