Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa
Bệnh Viêm Đường Hô Hấp
I/ Tiếp cận chuẩn đoán
Biểu mô hô hấp cùng với da và niêm mạc ống tiêu hóa tạo thành bề mặt tiếp giáp chính giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp nhiều có lẽ một phần là do đường hô hấp trên được kiến tạo để sưởi ấm và làm ẩm không khí. Môi trường ấm áp và ẩm ướt này là điều kiện tương đối thuận tiện cho sự sinh trưởng của virus và vi khuẩn.
Trong lúc viêm hô hấp là phổ biến thì cơ thể chúng ta thường phải bảo vệ bằng cách khu trú chúng và tự giới hạn chúng. Tuy nhiên, có nhiều biến chứng viêm nhiễm hô hấp cục bộ hoặc hệ thống cần phải được theo dõi, và nếu có thể được thì phải phòng ngừa và điều trị. Vì vậy việc chẩn đoán chính xác và chǎm sóc thích hợp các biểu hiện viêm nhiễm hô hấp là điều quan trọng.
II/ Tiền sử lâm sàng
Đường hô hấp gồm có bề mặt niêm mạc của mũi, các xoang cạnh mũi, họng, vòi nhĩ tai giữa, nắp thanh quản, thanh quản, khí quản, tiêu phế quản và phế nang. Về mặt lâm sàng chúng ta thường phân biệt giữa đường hô hấp trên gồm tất cả các bộ phận hô hấp ở phía trên thanh quản và đường hô hấp dưới gồm thanh quản, khí quản, và các bộ phận của phổi. Mỗi khu vực này khi bị viêm nhiễm đều biểu hiện bằng một hội chứng lâm sàng riêng.
Khi thăm khám bệnh nhân có triệu chứng đường hô hấp, người ta thường có thể xác định được vị trí có vấn đề bệnh lý dựa trên đặc điểm của các triệu chứng. ở bảng 23. 1 có tóm tắt những dấu hiệu và triệu chứng thông thường của bệnh đường hô hấp theo vị trí giải phẫu. Từng triệu chứng phổ biến của bệnh đường hô hấp được thảo luận vắn tắt như ở dưới đây.
Sốt là một triệu chứng không đặc hiệu, tuy nhiên biểu hiện sốt cao và sự tiến triển của nó có thể gợi ý cho việc chẩn đoán. Ví dụ, viêm hô hấp trên ("cảm") thường gây sốt nhẹ hoặc không sốt. Một người bệnh bị viêm mũi và sốt nhẹ, sau vài ngày, sốt trở nên cao hơn thì có khả nǎng người đó bị nhiễm vi khuẩn thứ phát.
Viêm mũi là biểu hiện bệnh của mũi hoặc xoang cạnh mũi. Bệnh có thể do hoặc không do nhiễm khuẩn vì biểu mô hô hấp ở mũi sinh ra niêm dịch để đáp ứng lại một chấn thương bất kỳ. Do vậy, viêm mũi dị ứng (một dị ứng do dị nguyên trong không khí), dị vật ở mũi, cảm lạnh và viêm xoang đều có triệu chứng viêm mũi. Một số thầy thuốc phân biệt giữa viêm mũi chảy mủ và viêm mũi chảy niêm dịch, cho rằng chảy mủ có nghĩa là bệnh sinh do vi khuẩn. Tuy nhiên, sự khái quát hóa này không phải lúc nào cũng đúng với thực tế. Nó là điển hình đối với trường hợp cảm lạnh : bắt đầu bằng viêm mũi xuất tiết niêm dịch, rồi dịch tiết trở nên đặc hơn sau một ít ngày.
Đau đầu có thể tǎng lên do nhiều cấu trúc không thuộc về hô hấp. Đau đầu vùng trán, đặc biệt đau tǎng lên khi cúi xuống, làm ta nghĩ đến viêm xoang. Đau ở mặt là triệu chứng khác của bệnh viêm xoang cạnh mũi, bởi vì các phần của xoang và da mặt đều do dây thần kinh tam thoa chi phối. Đau rǎng hàm trên có thể là do viêm nhiễm xoang hàm vì dây thần kinh xoang trên đi qua xoang này
Đau tai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó một số khởi nguồn là đường hô hấp. Trong thực tế ở phòng khám bệnh, đau tai cấp tính là phổ biến và thường phải chẩn đoán phân biệt giữa viêm tai ngoài và viêm tai giữa. Như sẽ bàn sau đây, khám thực thể thường đem lại chìa khóa để phân biệt giữa 2 nguyên nhân đau tai thông thường này.
Đau tai cũng có thể là cáo từ nơi khác lan truyền đến. Điều này không phải là bất thường đối với những bệnh nhân viêm họng đưa tới đau ở tai. Lý do vì họng và các thành phần của tai giữa và tai ngoài đều cùng do dây thần kinh X chi phối. Các bệnh khác có thể biểu hiện như đau tai gồm có viêm các hạch lympho vùng trước tai hoặc vùng sau tai (thường thứ phát sau khi bị nhiễm khuẩn da ở đầu hoặc mặt), viêm tuyến nước bọt và viêm khớp thái dương hàm.
Ho là triệu chứng cǎn bản của bệnh đường hô hấp dưới (xem bảng 23.1). Bất kỳ một tổn thương viêm nào của khí quản, phế quản, tiểu phế quản hoặc phế nang đều có thể gây ra ho. Một phần, vì ho là cơ chế của cơ thể để làm sạch các chất tiết ra từ cây khí quản, và viêm nhiễm đường hô hấp dưới thường tǎng sản sinh niêm dịch (đờm). Ho cũng có thể xảy ra trong trường hợp không sinh ra đờm, có khả nǎng vì phản xạ ho được hoạt hoá nhờ bất kỳ kích thích nào ở khí quản hoặc phế quản. Cúm, bệnh viêm do Mycoplasma và viêm do virus đều có đặc điểm ho không xuất tiết (ho "khan"). Mức độ ho ít phản ánh tình trạng nặng của bệnh. Nhiều loại viêm hô hấp do virus gây ho nặng và dai dẳng, ngay cả lúc viêm nhiễm đã giảm nhiều.
Khó thở thường là một dấu hiệu về trao đổi khí ở phổi (và hậu quả là oxy huyết) không đủ. Những rối loạn về tim và hô hấp là những nguyên nhân thông thường nhất gây khó thở. Một số viêm nhiễm hô hấp (ví dụ viêm phế quản) không gây khó thở vì sự trao đổi khí ở phổi vẫn giữ được bình thường. Quy luật chung là, khó thở càng nặng thì bệnh càng nặng.
Khàn giọng thường chỉ cho thấy có sự thắt hẹp đường thở ở vùng thanh quản. Điển hình là viêm các dây thanh đới khi bị viêm thanh quản. ở những trẻ nhỏ, thắt hẹp đường thở như vậy sẽ dẫn đến tiếng thở rít.
Đau ngực không phải bao giờ cũng do viêm nhiễm hô hấp. Ho có thể đưa đến đau ngực do cǎng hoặc thương tích các cơ và xương của thành ngực, hoặc do kích thích khí quản hay phế quản bị viêm tấy. Đau ngực màng phổi (Pleuritic) có thể do viêm phổi sát cạnh màng phổi. Tuy nhiên, nói chung khi chẩn đoán phân biệt đau ngực thường phải mở rộng ra cả ngoài phạm vi các bệnh hô hấp.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.
Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.
Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.
Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net