Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

Viêm mũi dị ứng liên quan đến hen suyễn

Nhiều người xem thường viêm mũi dị ứng, nhưng đó là một trong những yếu tố khởi phát và nguy cơ của bệnh hen. Theo tổ chức Y tế thế giới, hen suyễn là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất thế giới và tần suất đang gia tăng đáng sợ

Liên quan mật thiết giữa viêm mũi dị ứng và hen suyễn

Người bị hen suyễn không nên ăn hải sản

Theo nghiên cứu có hơn 80% bệnh nhân hen bị viêm mũi dị ứng, 10 – 40% bệnh nhân viêm mũi dị ứng bị hen. Ở Việt Nam thì 35,5% bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng đồng thời bị hen. Viêm mũi dị ứng trên bệnh nhân hen sẽ làm gia tăng các triệu chứng của bệnh hen, tăng số lần phải dùng thuốc cắt cơn hen, tăng nguy cơ phải nhập viện, khám bệnh đột xuất, làm cho bệnh hen khó điều trị. Điều này cho thấy viêm mũi dị ứng là một yếu tố khởi phát và nguy cơ của hen suyễn.


Một số nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng: phấn hoa, mốc, mạt nhà, lông thú vật, côn trùng… Khi người có dị ứng với các loại trên sẽ hắt hơi liên tục, nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa mũi, có thể kèm viêm kết mạc…


Tuy viêm mũi là bệnh lý thuộc về chuyên khoa tai mũi họng, hen suyễn thuộc chuyên khoa hô hấp nhưng lại có liên quan vì chung một đường thở. Khi bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng đồng thời bị hen thì việc điều trị hiệu quả chứng bệnh này có thể làm cho chứng bệnh kia tiến triển tốt hơn lên. Viêm mũi dị ứng lâu ngày nếu không được chữa trị có nguy cơ cao dẫn đến hen suyễn.


Các triệu chứng điển hình của hen suyễn: ho, khó thở, thở khò khè, nặng ngực thường xuất hiện về đêm hay sáng sớm.


Cách điều trị

Đối với bệnh nhân hen nên chú ý một số loại thức ăn có thể gây dị ứng dẫn đến bộc phát cơn hen như các loại hải sản, thịt bò, gà, trứng; các thực phẩm lên men (mắm, cơm rượu, chao…); trái cây quá chín, quá ngọt (nhãn, sầu riêng, sabôchê…). Khi đã xác định bản thân bị dị ứng với một loại thức ăn nào đó thì tuyệt đối không dùng đến. Nếu không cơn hen bộc phát bất ngờ có thể dẫn đến tử vong.


Có nhiều loại thuốc để điều trị viêm mũi dị ứng gồm thuốc uống, các thuốc dùng tại chỗ như dạng xịt mũi hay nhỏ mũi. Một số bệnh nhân bị nghẹt mũi, thường tự ý mua thuốc về nhỏ mũi. Chỉ cần nhỏ vào là mũi thông ngay nên mỗi lần nghẹt mũi là sử dụng thuốc. Điều này không nên vì sau một thời gian chính người bệnh có thể sẽ bị viêm mũi với chính loại thuốc đó. Cần có sự hướng dẫn của bác sĩ về loại thuốc và liều lượng kể cả cách xịt hay nhỏ thuốc đúng để tránh tác dụng phụ của thuốc và tránh tình trạng thuốc không vào đúng chỗ mà “chạy” thẳng xuống dạ dày.


Ngoài dùng thuốc, người bệnh phải luôn giữ ấm cơ thể và đặc biệt quan trọng là phải tránh tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng.

Theo Ths-BS Lê Thị Thu Hương – SGTT

(taimuihongvn.com)

-----------------------------------

Giảng Đường Y Khoa

http://giangduongykhoa.blogspot.com

http://giangduongykhoa.net

-----------------------------------

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases