Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

Lựa chọn thuốc chữa viêm họng cấp

Hải Thượng Lãn Ông đã từng nói: “Họng là nơi ra vào của đồ ăn, thức uống, là lối vào của khí trời".Vì là ngã tư của đường ăn và đường thở, hằng ngày, hằng giờ họng phải tiếp xúc với mọi nguy cơ gây viêm nhiễm nên viêm họng là một bệnh rất hay gặp, rất phổ biến ở mọi lứa tuổi, mọi giới, mọi nơi, mọi mùa. Tuy nhiên mùa đông, đông xuân hay gặp hơn, đặc biệt ở trẻ em.


Họng là một bộ phận rất đặc biệt, nơi mà thức ăn, nước uống đi qua và cũng là nơi mà không khí đi ra đi vào, từ đây có thể đi vào thực quản, dạ dày, đi xuống thanh, khí, phế quản, phổi, đi ra mũi và đi ra miệng. Trong họng ngoài niêm mạc họng còn có các tổ chức lympho như: VA (ở trẻ em), amidan ở người lớn cũng có thể bị viêm.


Người ta chia thành viêm họng cấp tính và viêm họng mạn tính. Trong viêm họng cấp có hai loại cơ bản là viêm họng đỏ và viêm họng trắng. Bài viết này chúng tôi chỉ xin trình bày một loại viêm họng rất thường gặp. Đó là viêm họng đỏ cấp.


Nguyên nhân gây viêm họng đỏ cấp: có thể phần lớn do virut như adenovirus, rhinovirus, APC virus (Adeno- Pharyngo- Conjontive virus), virut hợp bào đường thở (SRV-Syntial Reperatory Virus), virut cúm, sởi... Có tới 80% viêm họng do virut, chỉ khoảng 20% do vi khuẩn (đó là các loại liên cầu trùng, phế cầu trùng, tụ cầu trùng, H.influenzae...). Nguy hiểm hơn cả là liên cầu trùng tan huyết nhóm A vì nó là thủ phạm gây nên biến chứng viêm họng dẫn đến thấp tim, viêm khớp, viêm thận là những bệnh khá nguy hiểm. Ngoài các nguyên nhân đó phải kể đến các yếu tố nguy cơ như thay đổi thời tiết (gió mùa đông bắc), lạnh quá, ẩm quá, bụi, khói thuốc, rượu, hóa chất...

Các dấu hiệu của viêm họng cấp
- Trước hết người bệnh thấy mệt mỏi, kém ăn, xuất hiện sốt, có thể đột ngột (đặc biệt ở trẻ em sốt cao 39oC-40oC, đau mình mẩy, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ chơi). Đau rát trong họng, đặc biệt là các chất lỏng như nuốt nước bọt, nước uống nhưng các chất rắn lại ít đau. Vì vậy, ăn cơm không thấy đau, thấy rát ngứa trong họng.
- Ho là triệu chứng thứ hai: ho từng cơn, ho có đờm nhày, lúc đầu trắng, sau đặc có màu vàng.
- Tiếng nói có thể thay đổi: giọng không được trong, hơi khàn, có khi khàn hẳn hoặc mất tiếng. Nếu khám sẽ thấy toàn bộ niêm mạc họng rất đỏ có nhiều chất dịch nhày như hồ nước, nước cháo ở thành sau họng.
- Nếu do vi khuẩn thì dấu hiệu toàn thân sẽ nặng nề hơn, người bệnh sốt, mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn, đặc biệt hay có viêm tấy hạch vùng cổ, hạch góc hàm sưng, đau, trong họng có nhiều chấm mủ.

Chọn thuốc chữa viêm họng cấp
Việc chẩn đoán viêm họng cấp không khó khăn nhưng việc điều trị cần chú ý:
Chỉ dùng kháng sinh khi viêm họng do vi khuẩn. Các loại kháng sinh hay dùng là: rovamycin 3 triệu UI, ngày 2 viên trong 7 ngày. Loại này rất tốt nhưng không phòng được thấp tim. Vì vậy, người ta hay dùng nhóm benzylpenicilin của các thế hệ như amoxicillin, augmentin. Vì các loại này có thể tiêu diệt được vi khuẩn liên cầu tan huyết nhóm A. Người ta thường dùng tiêm hoặc uống từ 7-10 ngày. Đó là kháng sinh hiện nay khá phổ biến và có tác dụng tốt.
Còn đối với viêm họng do virut không cần dùng thuốc kháng sinh, người ta sử dụng các nhóm thuốc sau:
- Nhóm hạ nhiệt: như efferalgan, paracetamol, aspesic... chỉ dùng khi nhiệt độ trên 38oC và sau 4- 6 giờ mới dùng lại.
- Nhóm giảm ho như: atussin, siro phenergan, ho bổ phế, theralen...
- Nhóm làm cho độ pH ở họng ổn định, giảm ngứa, giảm rát như: rhinathiol viên hoặc siro, các loại thuốc ngậm như oropivalon, lysopaiin, các loại thuốc phun như: locatiotal...
- Nhóm thuốc súc họng bằng các dung dịch kiềm như: nước muối sinh lý, thuốc súc họng TB...
- Nhóm giảm phù nề chống viêm, tan đờm như: a - thymotrypsin, mucomyst, mucosoval...
- Cuối cùng là nhóm sinh tố nâng cao thể trạng.
Thông thường bệnh sẽ khỏi trong vòng từ 7-10 ngày.
Phòng bệnh viêm họng bằng cách giữ ấm cổ, ngực, lòng bàn chân trong mùa lạnh là rất quan trọng. Bên cạnh đó cần vệ sinh răng miệng, sát trùng mũi họng, bồi dưỡng sức khỏe, tập thể dục và tập thở hằng ngày.

PGS.TS. Nguyễn Hoàng Sơn (BV tai mũi họng Trung ương)

-----------------------------------

Giảng Đường Y Khoa

http://giangduongykhoa.blogspot.com

http://giangduongykhoa.net

-----------------------------------

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases