Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

Loãng xương

Tóm tắt
Loãng xương (LX) là bệnh lý của toàn hệ thống xương làm suy yếu sức mạnh của toàn khung xương, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của số đông người có tuổi, đặc biệt là phụ nữ. Mức độnặng nề của biến chứng gãy xương trong bệnh.

LX được xếp tương đương với tay biến mạch vành ( nhồi máu cơ tim ) trong bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ và tai biến mạch máu não ( đột qụy ) trong bệnh cao huyết áp.

Hiện nay, LX đang được coi là một "bệnh dịch âm thầm " (Osteoporosis: The Silent Epidemic Disease ) lan rộng khắp thế giới, ngày càng có xu hướng gia tăng và trở thành gánh nặng cho y tế cộng đồng.

" Dự báo tới năm 2050, toàn thế giới sẽ có tới 6,3 triệu trường hợp gãy cổ xương đùi do LX, và 51% số này sẽ ở các nước châu Á" nơi mà khẩu phần ăn hàng ngày còn rất thiếu calci, nơi mà việc chẩn đoán sớm và điều trị tích cực bệnh LX còn gặp rất nhiều khó khăn.

ĐẠI CƯƠNG

1. Định nghĩa:

LX là một rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm tổn thương sức mạnh của xương đưa đến tăng nguy cơ gãy xương cho con người. Sức mạnh của xương bao gồm sự toàn vẹn cả về khối lượng của xương.

Khối lượng xương được thể hiện bằng:

- Mật độ khoáng chất của xương (Bone Mineral Density –BMD)

- Khối lượng xương (Bone Mass Content –BMC)

Chất lượng xương phụ thuộc vào:

- Thể tích xương

- Vi cấu trúc của xương

Thành phần chất nền

- Thành phần chất khoáng của xương

- Chu chuyển xương (Tình hình sửa chửa và tình trạng tổn thương vi cấu trúc của xương)

Cấu trúc xương hình thái:

- Vỏ xương (xương cứng) chiếm 80% toàn khung xương.

- Bè xương (xương xốp) cấu trúc mạng lưới 3 chiều, giúp xương phát huy chức năng cơ học tối đa.

Cấu trúc hóa học:

- Protein chiếm 1/3, trong đó 90% là các collagen, cấu trúc dạng mạng lưới, bắt chéo giúp xương có sức chịu lực.

- Chất khoáng chiếm 2/3, là những tinh thể, cấu trúc dạng đĩagắn vào mạng lưới collagen.Thành phần chính là Calcium, Phsporus,Magnhe…

Chu chuyển xương

- Quá trình xây dựng (Modeling )

· Xảy ra ở trẻ em

· Tạo xương >> Hủy xương

· Ở vị trí gần đầu xương

· Làm xương thay đổi kích thước và tăng trưởng

- Quá trình tái tạo ( Remodeling), tốc độ 2- 10% xương hàng năm

· Xảy ra ở người lớn

· Tạo xương = Hủy xương, tạoxương <<>

· Ở vị trí xương bị hủy để lấp đầy các hốc xương bị hủy

· Xương được sửa chữa nhưng không thay đổi kích thước và không tăng trưởng

- Chức năng của xương

· Chức năng giá đỡ của cơ thể

· Chức năng bảo vệ các cơ quan nội tạng của cơ thể: Bộ não, Tim, Phổi, Tủy sống , Ngũ quan, các cơ quan trong ổ bụng…

· Chức năng vận động

· Chức năng dự trữ Calcium (ngân hàng)

· Chức năng điều hòa Ca +máu


TÌNH HÌNH LX HIỆN NAY

1. Trên toàn Thế giới (Theo nhận định chung của IOF)

- Trên LX là vấn đề y tế rất thường gặp:

· Ảnh hưởng đến 1/3 phụ nữ và 1/8 đàn ông trên 50.

· Ở phụ nữ: nguy cơ bị gãy xương do LX > nguy cơ bị ung thư vú + ung thư buồng trứng.

· Với tuổi thọ ngày càng tăng hiện nay, ngày càng nhiều người bị bệnh, đặc biệt là phụ nữ.

- Bệnh LX diễn biến từ từ và thầm lặng. Người bị LX thường không biết mình bị bệnh, cho đến khi bị biến chứng gãy xương. Gãy xương do LX thường gặp nhất ở cổ tay, đốt sống và cổ xương đùi. Gãy xương do LX có thể xảy ngay cả trong những hoạt động hàng ngày, làm cho người bệnh đau đớn, mất khả năng vận động, mất khả năng sinh hoạt tối thiểu. Đặc biệt ở người lớn tuổi, gãy đốt sống và gãy cổ xương đùi không chỉ gây tàn phế mà còn tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh

- Bệnh LX: dễ chẩn đoán, khi đã bị LX, điều trị có thể làm giảm 50% nguy cơ gãy xương. Nhưng, điều quan trọng là phải chẩn đoán sớm và điều trị sớm để ngăn ngừakhông cho gãy xương do LX xảy ra.

- Điều trị LX rất tốn kém (chi phí trực tiếp cà gián tiếp).

- Bệnh LX có thể phòng ngừa.

· Khi Khối lượng xương đỉnh (Peak Bone Mass), khối lượng xương cao nhất lúc trưởng thành tăng 10%, sẽ giảm được 50% nguy cơ gãy xương do LX trong suốt cuộc đòi

· Khối lượng xương đỉnh sẽ phụ thuộc vào :

1. Yếu tố cá thể: vấn đề di truyền, chuyển hóa, nội tiết của từng người.

2. Yếu tố dinh dưỡng: đặc biệt lượng Calcium và Protein trong chế độ ăn hàng ngày để cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình tạo xương.

3 .Yếu tố vận động thể lực để làm tăng quá trình tạo xương.


2. Dịch tễ học LX

- Năm 1990, toàn thế giới có khoảng 1,7 triệu trường hợp gãy cổ xương đùi do LX, thì 31% số này thuộc các nước châu Á. Với tốc độ lan tràn được ví như dịch hiện nay, dự tính năm 2050, toàn thề giới sẽ có tới 6,3 triệu trường hợp gãy cổ xương đùi do LX, và 51% số này thuộc các nước châu Á.

- Năm 1999 (tại Mỹ): 25 triệu người bị LX, phần lớn là phụ nữ.

1,5 triệu người bị gãy xương : 750.000 gãy lún đốt sống

250.000 gãy cổ xương đùi

250.000 gãy xương xương cẳng tay

250.000 gãy các vị trí khác

- Xuất độ LX:

Trong lứa tuổi 50-70:19,6% phụ nữ và 3,1% nam giới (nữ =3 lần nam).

Trên 70 tuổi: 58,8% phụ nữ và 19,6% nam giới (nữ = 3 lần nam).


PHÂN LOẠI LX

1. LX người già (LX tiên phát):

Đặc điểm: tăng quá trình hủy xương

Giảm quá trình tạo xương

Nguyên nhân:

- Các tế bào sinh xương (Osteoblast) bị lão hoá.

- Sự hấp thụ calci và vitamin D ở ruột bị hạn chế.

- Sự suy giảm tất yếu các hormonsinh dục (Nữ và Nam)

LX tiên phát thường xuất hiện trễ, diễn biến chậm, tăng từ từ và ít có những biến chứngnặng nề như gãy xương hay lún xẹp các đốt sống.


2. LX sau mãn kinh

Đặc điểm: Tăng hóa trình hủy xương

Quá trình tạo xương bình thường


3. LX thứ phát khi có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ sau đây:

khi có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ sau đây:


CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA BỆNH LOÃNG XƯƠNG

Bệnh LX sẽ trở nên nặng nề hơn, sớm hơn, nhiều biến chứng hơn… nếu người bệnh có thêm một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ dưới đây :

1. Kém phát triển thể chất từ khi còn nhỏ, đặc biệt là Còi xương, Suy dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu Protid, thiếu Calci hoặc tỷ lệ Calci /Phospho trong chế độ ăn không hợp lý, thiếu vitamin D hoặc cơ thể không hấp thu được vitamin D… vì vậy khối lượng khoáng chất đỉnh của xương ở tuổi trưởng thành thấp, đây được coi là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh LX.


2. Ít hoạt động thể lực (hoạt động thể lực thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể đạt được khối lượng xương cao nhất lúc trưởng thành), ít hoạt động ngoài trời (các tiền vita min D nên ảnh hưởng tói việc hấp thu calci).


3. Sinh đẻ nhiều lần, nuôi con bằng sữa mẹ mà không ăn uống đủ chất đặc biệt là Protid cà Calci để bù đắp lại.


4. Bị các bệnh mãn tính đường tiêu hoá (dạ dầy, ruột…) làm hạn chế hấp thu calci, vitamin D, protid…


5. Có thói quen sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá… làm tăng thải calci qua đường thậnvà giảm hấp thu calci ở đường tiêu hóa.


6. Thiểu năng các tuyến sinh dục nam và nữ (suy buồng trứng sớm, mãn kinh sớm, cắt buồng trứng, thiểu năng tinh hoàn…).


7. Bất động quá lâu ngày do bệnh tật (chấn thương cột sống, phải bất đông), do nghề nghiệp (những người du hành vũ trụ khi tàu vũ trụ đi ra ngoài không gian) vì khi bất động lâu ngày các tế bào huỷ xương tăng hoạt tính.


8. Bị các bệnh nội tiết : cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ cường thận, tiểu đường…


9. Bị bệnh suy thận mãn hoặc phải chạy thận nhân tạo lâu ngàygây rối loạn chuyển hóa và mất calci qua đường tiết niệu.


10. Mắc các bệnh xương khớp mãn tính khác đặc biệt là Viêm khớp dạng thấp và Thoái hoá khớp


11. Phải sử dụng dài hạn một số thuốc: chống động kinh (Dihydan), thuốc chữa bệnh tiểu đường (Insulin),thuốc chống đông (Heparin) và đặc biệt là các thuốc kháng viêm nhóm Cortiosteroid (cortiosteroid một mặt ức chế trực tiếp quá trình tạo xương, mặt khác làm giảm hấp thu calci ở ruột, tăng bài xuất calcỉõ thận và làm tăng quá trình huỷ xương).


CHẨN ĐOÁN LOÃNG XƯƠNG

1. Lâm sàng:

a. Biểu hiện lâm sàng:

a. Biểu hiện lâm sàng:

- Đau mỏi mơ hồ ở cột sống, đau dọc các xương dài (đặc biệt xương cẳng chân), đau mỏi cơ bắp, ớn lạnh, hay bị chuột rút (vọp bẻ) các cơ…

- Đau thực sự cột sống, đau lan theo khoanh liên sườn, đau khi ngồi lâu, khi thay đổi tư thế. Có thể đau mãn tính hoặc cấp tính sau chấn thương (gãy xương cổ tay, gãy lún đốt sống, gãy cổ xương đùi…

- Đầy bụng chậm tiêu, nặng ngực khó thở

- Gù lưng, giảm chiều cao

Tuy nhiên, LX là bệnh diễn biến âm thầm, người ta thường ví bệnh giống như một tên ăn cắp thầm lặng, hằng ngày cứ lấy dần calci trong ngân hàng dự trữ xương của cơ thể con người. Khi có dấu hiệu lâm sàng, thường là lúc đã có biến chứng, cơ thể đã bị mất tới 30% khối lượng xương


b. Biến chứng của LX:

- Đau kéo dài do chèn ép thần kinh

- Gù vẹo cột sống, biến dạng lồng ngực…

- Gãy xương cổ tay, gãy lún đốt sống, gãy cổ xương đùi

- Giảm khả năng vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống của người có tuổi.


2. Cận lâm sàng

- Chụp X quang xương (Cột sống và các xương)

- Đo khối lượng xương BMD bằng nhiều phương pháp:

Đo hấp phụ năng lượng tia X kép (Dual Energy Xray Absorptiometry- DEXA, DXA)

Đo hấp phụ năng lượng quang phổ đơn (Sing le Energy Photon Absorptiomtry- SPA)

Đo hấp phụ năng lượng quang phổ kép (Dual Energy Photon Absorptiometry- DPA)

Chụp cắt lớp điện toán địng lượng (Quantiative Computed Tomography- QCT)

Siêu âm (Ultrasoun)…


- Xét nghiệm:

Máu: Osteocalcin, Bone Specific Alkaline Phosphatase (BSAP) để đánh giá quá trình tạo xương

Nước tiểu: Deoxy Lysyl Pyridinoline (DPD), N telopeptides liên kết chéo (NTX)…để đánh giá quá trình huỷ xương

- Sinh thiết xươngđể thấy được những tổn thương vi cấu trúc của xương


3. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh LX ở phụ nữ

Báo cáo kỹ thuật của WHO 1994


BMD hoặc BMC

(So với giá trị trung bình ở người phụ nữ trẻ, khỏe mạnh)

Bình thường

>1SD

Khối lượng xương thấp ( Osteopenia)

Từ 1đến – 2,5 SD

Loãng xương (Osteoporosis)

Trên -2,5 SD

Loãng xương nặng

Trên -2,5 SD và có > 1lần gẫy xương


CHI PHÍ CHO ĐIỀU TRỊ LX

Hàng năm, chi phí cho điều trị LX ở các nước phát triển không ngừng tăng lên. Riêng ở Mỹ, một đất nước phát triển vào loại hàng đầu của thế giới, chi phí cho bệnh LX luôn à một con số rất đáng được toàn xã hội, quan tâm. Chỉ trong vòng 12 năm, chi phí này đã tăng gấp 3,5 lần (5,1 tỷ USD năm 1986 và 18 tỷ USD năm 1998)


Theo thông báo của Liên đoàn chống bệnh LX Thế giới (IOF), hiện nay, chi phí cho bệnh LX tương đương với chi phí cho bệnh tiểu đường và lớn hơn chi phí cho bệnh Tiểu đường và lớn hơn chi phí cho cả hai bệnh ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ cộng lại (ung thư vú và ung thư tử cung). Chi phí lớn nhất cho bệnh LX là để điều trị biến chứng gãy xương, đặc biệt là gãy cổ xương đùi.


BIỂU ĐỒ

Gẫy xương là một biến chứng nặng của LX, được ví như:

- Tai biến mạch vành (Nhồi máu cơ tim) trong bệnh Thiếu máu cơ tim cục bộ

- Đột quỵ (Tai biến mạch máu não) trong bệnh Cao huyết áp

Vì hậu quả của chúng không thua kém gì nhau,mặc dù trên thực tế người ta vẫn nghĩ là Tai biến mạch vành hay mạch não nặng nề hơn nhiều.


Các chi phí y tế để điều trị các biến chứng gẫy xương do LX bao gồm:

1. Chi phí nằm bệnh viện để điều trị gẫy xương : kết hợp xương, thay chỏm xương đùi, nẹp ví cột sống…


2. Chi phí điều trị các biến chứng do nằm lâu ở người có tuổi bị gẫy xương (vì phải bất động chỗ xương gẫy, vì không vận động được) như : viêm phổi, viêm đường tiết niệu, loét tư thế …


3. Chi phí cho các thuốc điều trị tích cực bệnh LX (Bisphosphonates và/ hoặc Calcitonin và/ hoặc hormon hay các thuốc giống hormon) trong suốt quãng đời còn lại của người bệnh để tránh tái gẫy xương.


4. Hậu quả của gẫy xương do LX :

Đối với gẫy cổ xương đùi :

- 10 – 20% người bệnh tử vong trong vòng 1 năm

- 20% người bệnh phải có người trợ giúp suốt cuộc đời còn lại

- 30% người bệnh bị tàn phế, phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác

- Chỉ có khoảng 30% có thể hội nhập trở lại với cuộc sống xã hội nhưng lúc nàocũng còn bị nguy cơ tái gẫy xương rình rập.


CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG

1. Các thuốc chống huỷ xương:

Là nhóm thuốc quan trọng nhất trong điều trị LX vì làm giảm hoạt tính của tế bào huỷ xương (Osteoclast) và làm giảm chu chuyển xương.

· Nhóm hormon và các thuốc giống hormon

Là nhóm thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương

Nhóm hormon sinh dục nữ (Oestrogen và các giống hormon) dùng để phòng ngừa và điều trị LX cho phụ nữ sau mãn kinh (menopause)

Ø Oestrogen (biệt dược Premarin)

Ø Oertrogen và Progesterone (biệt dược Prempak C, Prempro…)

Ø Thuốc giống hormon: Tibolol (biệt dược Livial)

Ø Thuốc điều hòa chọn lọc thụ thể Oestrogen (SERMs): Raloxifene (biệt dược Evista)

· Nhóm hormon sinh dục nam (Androgen) dùng để phòng ngừa và điều trị LX cho nam giới sau tắt dục (andropause) :Testosrerone (Biệt dược Andriol)

· Nhóm Bisphosphonates:

Bisphosphonates là nhóm thuốc mới được sử dụng từ đầu thập niên 90, có tác dụng làm tăng khối lượng và độ cứng của xương, đặc biệt ở cột sống, giảm đáng kể được nguy cơ gãy xương do LX.

Có rất nhiều loại như: Pyrophosphate, Clodronate, Tiludronate, Pamidronate, Etidronate, Alendronate,Risedronate…

Hiện nay, 3 loại Bisphosphonates đang được sử dụng rộng rãi trên giới là Etidronate (Difosfen), Alen dronate (Fosamax) và Risedronate (Actonel).

Thuốc còn có thể sử dụng để phòng ngườa cho những đối tượng có nguy cơ cao bị LX (phụ nữ sau mãn kinh, bệnh nhân phải sử dụng thuốc kháng viêm corticosteroid kéo dài…)

· Calcitonin

Calcitonin là một chuỗi các acid amin từ cá hồi, có tác dụng chống huỷ xương, giảm đau do hủy xương và làm giảm chu chuyển xương.

Cơ chế tác dụng : Gắn kết với các thụ thể đặc hiệu trên hủy cốt bào

Làm giảm số lượng và hoạt động của hủy cốt bào

Hiệu quả của thuốc: giảm tỷ lệ gãy xương và giảm đau do hủy xương.


2. Các thuốc tăng tạo xương

- Parathyroid Hormon: rPTH 2 ug TDD/ ngày là thuốc duy nhất được công nhận là tăng tạo xương thực sự (11/2002)

- Calcium và vitamin D: để cung cấp "nguyên liệu " cho việc tạo xương mới, kích thích hoạt động của tế bào sinh xương (Osteoblast)

· Vitamin D hoặc chất chuyển hoá của vitamin D (Calcitriol – Rocaltrol) giúp cho việc sử dụng calcium hiệu quả hơn

· Calcium nhằm cung cấp những nguyên vật liệu để bổ xung cho xương khi mà chế độ ăn không đáp ứng đủ hoặc khi cơ thể không hấp thu đầy đủ

- Thuốc tăng đồng hoá (Durabolin, Deca-durabolin) có tác dụng tăng cường hoạt tính của tế bào sinh xương, tăng cường chuyển hoá protein.

Trên thực tế các thuốc chống huỷ xương cũng có tác dụng tăng tạo xương và các thuốc tăng tạo xương cũng có tác dụng chống huỷ xương


CÁC THUỐC ĐIẾU TRỊ LOÃNG XƯƠNG ĐƯỢC FDA CÔNG NHẬN

NĂM

THUỐC

FDA CỘNG NHẬN

1984-1995

Estrogen và Calcitonin

Điều trị LX sau mãn kinh

Năm 1995

Alendronate 10mg, uống, hàng ngày

Calcitonin 200UI xịt mũi, hàng ngày

Điều trị LX sau mãn kinh

12- 1997

Raloxifen 60mg (SERM)

Phòng ngừa LX

Đầu 1998

Alendronate 5mg, uống, hàng ngày

Phòng ngừa LX

Năm 1999

Raloxifen 60mg, uống, hàng ngày

Điều trị LX

Đầu 2000

Risedronate 5mg, uống, hàng ngày

Phòng ngừa & Điều trị LX

Cuối 2000

Alendronate 70mg, uống, hàng tuần

Phòng ngừa & Điều trị LX

Cuối 2001

Risedronate 35mg, uống, hàng tuần

Phòng ngừa & Điều trị LX

11- 2002

rPTH 2 Ug TDD/ ngày

Kích thích sự tạo xương


SỬ DỤNG CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG

1. Kết hợp thuốc chống huỷ xương và thuốc tăng tạo xương:

- Bisphosphonate + Calci và Vitamin D

- Calcitonin + Calci và Vitamin D

- Hormon thay thế + Calci và Vitamin D


2. Kết họp các thuốc chống huỷ xương và thuốc tăng tạo xương:

- isphosphonate + Hormon thay thế + Calci & Vitamin D

- Calcitonin + Hormon thay thế + Calci & Vitamin D

- Biphosphonate + Calcitonin + Hormon thay thế + Calci & Vitamin D

Riêng rPTH, mới được FDA công nhận là thuốc kích thích sự tạo xương (11/2002) vì vậy kinh nghiệm lâm sàng về loại thuốc này chưa nhiều.

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ cho các chỉ định điều trị, tùy thuộc vào từng cá thể, mức độ LX, tình trạng sức khỏe, thói quen sinh hoạt, khả năng kinh tế… của mỗi người bệnh.


LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM BỆNH

1.Phát hiện các yếu tố nguy cơ gây LX thứ phát (đã nêu trên)


2. Đi khám bệnh sớm, ngay khi có các dấu hiệu đau mỏi mơ hồ ở cột sống, ở hệ thống xương khớp, dọc các xương dài (đặc biệt xương cẳng chân), đau mỏi cơ bắp, vọp bẻ…

Các Bác sĩ chuyên khoa sẽ cho kiểm tra:

- Chụp Xquang xương hoặc cột sống

- Đo khối lượng xương (Bone Mass Density – BMD)

- Làm các xét nghiệm kiểm tra

- Khám và phát hiện các yếu tố nguy cơ


3. Khám bệnh và theo dõi định kỳ (tuỳ mức độ bệnh)


4. Luôn có ý thức phòng bệnh (suốt cuộc đời)

- Chế độ sinh hoạt, tập luyện tăng cường hoạt động ngoài trời, tập vận động thường xuyên và phù hợp với sức khoẻ, duy trì lối sống năng động, tránh các thói quen xấu: uông nhiều bia, rượu, cafe, thuốc lá…

- Chế độ ăn uống luôn luôn bảo đảm một chế độ ăn uống đầy đủ Protein và khoáng chất, đặc biệt là Calci. Vì vậy sữa và các chế phẩm từ sữa (Bơ, Phoma, Yaourt…) là thức ăn lý tưởng cho một khung xương khỏe mạnh.

Chế độ này cần được duy trì suốt cuộc đời mỗi người.

Kiểm soát tốt các bệnh lý ảnh hưởng và các yều tố nguy cơ của bệnh


PHÒNG BỆNH LOÃNG XƯƠNG

Bệnh LX và các biến chứng nặng như gẫy cổ xương đùi, gẫy xương cổ tay, gẫy xẹp đốt sống… là một gánh nặng đối với y tế cộng đồng vì chi phí điều trị cho bệnh LX rất lớn, vượt quá khả năng của phần lớn bệnh nhân (Phần lớn các thuốc chống huỷ xương đều đắt tiền).

Tuy nhiên, phòng bệnh sẽ kinh tế hơn chữa bệnh rất nhiều, đây là giải pháp tốt nhất cho mọi quốc gia, đặc biệt các nước nghèo như nước ta.

Hãy phòng ngừa bệnh LX bằng việc "đầu tư cho xương của bạn" và "đầu tư cho xương của con bạn" càng sớm càng tốt. Hãy bổ xung ngay sữa và các sản phẩm từ sữa vào khẩu phần ăn hàng ngày của mọi người trong gia đình bạn nếu có thể.

Nếu khối lượng xương đỉnh lúc trưởng thành tăng 10%, sẽ giảm được 50% nguy cơ gãy xương do LX trong suốt cuộc đời.

Đây cũng là đầu tư cho sức khỏe, việc làm này phải là trở thành ý thức tự giác của các thế hệ, của toàn xã hội, để cải tạo nòi giống, để cải thiện cách ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lý của phần lớn các nước đang phát triển ở Châu Á như nước ta.

Theo benhhoc.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases