Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa
Gãy cổ xương đùi
I.Đặc điểm GP liên quan chẩn đoán và điều trị: Gãy liền mấu chuyển xương đùi
1. Xương:
- Góc cổ xương và trục thân xương tạo góc 125 – 135( tb 130 độ).
- Tạo mặt phẳng ngang góc 20 độ( trục nghiêng).
Nên trong điều trị cần chú ý nắn chỉnh góc,tránh di lệch điểm tỳ gây biến chứng thoáI hoá và lâu liền.
2. Bè xương vùng cổ xương đùi: chia 2 bè cung nhọn và nan quạt,tiếp giáp giữa 2 bè là điểm yếu : đó là cổ phẫu thuật.
3. Mạch máu nuôi xương vùng cổ và liên mấu chuyển:
- Động mạch dây chằng tròn.
- Động mạch mũ trước và mũ sau( động mạch đùi sâu).
- Động mạch xuyên của thân xương đi lên.
Do đó:
- Gảy xương càng sat chõm thì khã năng hoại tử chõm càng lớn.
- Gảy ở xa chỏm dinh dưỡng tót hơn.
4. Gảy cổ xương đùi là gảy xương phạm khớp làm máu từ ổ gảy vào khớp nếu bất động lâu; Thoái hoá và dính khớp.
5. Bình thường khớp được nuôi bởi dịch khớp qua thẩm thấu.
Khi máu tràn vào khớp làm thay đổi dịch khớp; nuôi dưỡng kém và dính khớp.
Do đó phảI điều trị sớm, cố định tốt, vận động sớm để tránh dính khớp; nên tốt nhất là phẫu thuật.
6. Khi nói gảy cổ xương đùi là nói gảy cổ Giải phẫu xương đùi.
7. Cổ xương đùi:
- Giới hạn từ chỏm xương tới Liên mấu chuyển.
- Dài 30-40mm.
- Hợp với trục thân xương một góc mở vào trong 130 độ và hợp với trục qua 2 lồi cầu góc xiên 20-30 độ.
- Khi hợp với thân xương goc 30 dộ có tác dụng trong khép và dạng đùi.
- Khi hợp với trục qua 2 lồi cầu góc nghiêng 20-30 độ có tác dụng đến động tác xoay đùi.
- Hoàn toàn nằm trong bao khớp,trừ phần sau từ 1/3 ngoài tới LMC.
Nên:
- Chú ý nắn chỉnh góc tốt; giúp lion xương và duy trì được chức năng.
- 2 góc này có tác dụng trong chẩn đoán gảy xương đùi.
1. Trực tiếp: do đập mạnh vùng MCL và cỗ xương đùi lên nền cứng; gảy dạng( ít gặp).
2. Gián tiếp: Ngã bàn chân,đầu gối đập xuống nền ở tư thế khép, trọng lượng cơ thể từ trên xuống và phản lực từ dưới lên gây nên cơ chế cắt kéo làm gảy cổ xương đùi.
( với liên mấu chuyễn xương đùi: ngã tư thế chân dạng và xoay ngoài quá mức).
III. Chẩn đoán:
1. Cơ năng:
- Đau chói tại khớp háng.
- Bất lực vân động( không hoàn toàn trong gảy dạng và hoàn toàn trong gảy khép).
2. Tại chổ:
- Biến dạng chi thể:
Tam giác Bryant mất vuông cân.
- Xq thẳng nghiêng chẩn đoán xác định.
IV.Chẩn đoán phân biệt:
1.Gãy LMC xương đùi:
- Điểm đau chói có định tại vùng mấu chuyển.
- Đùi sưng to.
- Bất lực vận động hoàn toàn.
Rất khó chẩn đoán trên LS.
Xác định bằng XQ.
2.Sai khớp háng:
Thể chậu:
- Triệu chứng khác hoàn toàn giống.
- Khác: Bàn chân xoay trong.
( Đùi dạng-Xoay trong-Chân duỗi).
Chú ý:
- Nếu đau vùng khớp háng + Biến dạng+BLVĐ+BC đỗ ngoài - Gãy cỗ xương đùi.
- Nếu đau vùng khớp háng+BLVĐ+Bàn chân xoay trong Sai khớp hông.
- Chẩn đoán xác định=XQ.
V.Biến chứng có thể gặp:
1.Sớm: ít gặp.
2.Muộn:
2.1.Toàn thân:
Nếu điều trị bảo tồn, bất động nằm lâu có thể gặp các biến chứng:
- Viêm phổi - đường tiết niệu - loét điểm tỳ - sỏi thận-suy kiệt - rối loạn tiêu hoá.
2.2.Tại chổ:
- Hoại tử chỏm.
- Khớp giả.
- Liền lệch truc( trục dọc ảnh hưỡng nhiều hơn trục ngang).
- Thoái háa khớp háng.
- Teo cơ cúng khớp háng( ở tư thế khép).
VI. Tiến triển:
Nếu điều trị tốt:
- Liền xương sau 3-4 tháng.
- Đi lại được sau 5-6 tháng.
VII. Phân loại gảy cổ xương đùi:
Phân loại theo vị trí gãy:
1.Theo Delbet:
Dựa vào vị trí gảy chia 3 loại:
1.1.Gảy dưới chỏm/cắt rời chỏm( ĐT= thay chỏm/thay khớp).
1.2.Gảy giữa cổ/cổ chính danh.
1.3.Gảy nền cổ/sát LMC.
( 1.2 và 1.3 điều trị =mở kết xương).
2. Theo Pauwele:
Dựa vào góc tạo bởi đường gảy và đường thẳng qua 2 GCTT chia 3 loại:
P1: góc 30 độ:(gảy vưng) đt bảo tồn/kết xương xốp đơn thuần.
P2: góc 50 độ:
P3: góc 70 độ:
P2 + P3: ĐT=kết xương đinh Smith-peterson/nẹp góc/nẹp DHS.
Theo P thì gảy có góc càng nhỏ thì gảy cố xương đùi vững càng lớn.
3.Theo Bohler:
Dựa vào góc tạo bởi trục của đoạn ngoại vi và đoạn trung tâm so với góc bình thường( 120-130 độ) chia 2 thể:
3.1.Gảy dạng:
- Tỷ lệ 15-20 %.
- Góc mở lên trên/ra ngoài.
- Góc mở 130 độ.
- Tương đương P1.
3.2.Gảy khép:
- Tỷ lệ 80-85%.
- Goác mở xuống dưới/vào trong.
- Góc mở 130 độ.
- Tương đương P2-3.
VIII. Điều trị:
1. Sơ cứu:
1.1. Giảm đau.
1.2. Cố định
Nẹp cố định: Cramer,tự tạo.
PP: 1 nẹp từ Nách - Mắt cá ngoài.
1 nẹp từ Bờ dưới xương bã gót.
1 nẹp từ Nếp bẹn - Mắt cá trong.
1.3.Vận chuyển về tuyến sau trên ván cứng.
2.Điều trị:
2.1.Bão tồn:
*Chỉ định: - TE( 12T).
- Người già không chỉ định mổ.
*PP:
- Nắn chỉnh bó bột.
Bó bột Whitmann: Đùi dạng 40-45 độ,gối gấp 15dộ,bàn chân xoay trong tối đa,Bột từ Muỹi ức-chậu-bàn chân,trong 3-4 tháng,tập vận động từ ngày thứ 3 sau nắn chỉnh bó bột.
Hiện nay không dùng( do nặng nề,nhiều biến chứng,kỷ thuật phát triển).
- Nắn chỉnh kéo liên tục( 1,5-2T) bó bột Chống xoay.
2.2.Phẫu thuật:
*Trước đây:
- PP:
đóng đinh ngoài khớp của Smit-Peterson: Đinh Kirscher dẫn đường,qua đó đóng đinh lăng tru tam giác rồi chọn đinh có hướng tốt nhất và đóng đinh Smith-Peterson;sau mỗ đặt chân trên giá Braunn.
Ưu điểm: là pp tốt nhất trước đây( 2 tuần tập vận động khớp, 4 tuần tập vận động trên nạng, 3-4 tháng tập đi).
Nhược điểm: không có sức ép giữa 2 đầu xương gãy, trồi đinh.
- PP đóng đinh nội tuỷ bó của Hackethan.
*Hiện nay:
1.Kết xương = Vít xốp: Cheng xoay tốt,nhưng không có sức ép giữa 2 phần xương gảy nên làm giản cách( có thể gây bc lâu liền xương,khớp giả), Dùng khi gảy vững( P1).
2.Kết xương = nẹp DHS( Dynamic hip sereust=Vít vùng khớp háng có sức ép): Là biện pháp tốt nhất hiện nay.
Ưu điểm: Sức ép tốt,Chống xoay tốt,kết xương xomg tập vận động được ngay.
Dùng cho P3.
3.Phương pháp thay chỏm xương:
- CĐ: Gảy sát chỏm.
- Thới gian tồn tại chỏm: 10-20 năm.
- Có 2 loại:
+Chỏm đơn cực( More).
+Chỏm lưỡng cực: Của Depuy và Bipular.
4.Thay ổ khớp.
IX.Điều trị biến chứng:
1.Khớp giả:
Có thể áp dụng các phương pháp sau:
1.1.Đóng 2 đinh Smith-Peterson.
1.2.Thay đổi điểm tỳ : phẫu thuật Pauwele hay Putti.
1.3.Thay chỏm xương( hay áp dụng).
1.4.Ghép xương.
2.Thoái hoá khớp và tiêu chỏm:
- Thay chỏm/thay khớp/đóng cứng khớp.
3.Liền lệch trục:
- Dục xương hình chêm giữa 2 Mấu chuyển và kết xương bằng nẹp DHS.
Gảy liên mấu chuyễn
PP điều trị:
1. Kết xương bằng đinh Laschen.
2. Kết xương bằng đinh cong hình cung của Lezius-Herzer.
3. Kết xương bằng đinh chữ Y của Kunscher.
4. Kết xương bằng nẹp DHS/DCS.
Theo benhhoc.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.
Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.
Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.
Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net