Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa
Viêm V.A(Vegetation Adenoide)
Mục tiêu: 1- Kể ra được các nguyên nhân chính của viêm V. A và các đặc điểm dịch tễ học của viêm V.A . 2- Nêu ra đủ , đúng các triệu chứng lâm sàng của viêm V.A cấp. 3- Nêu ra đủ , đúng các triệu chứng lâm sàng của viêm V.A mạn. 4- Viết đúng các nguyên tắc điều trị viêm V.A cấp và các chỉ định và chống chỉ định của nạo V.A . 5- Kể ra đủ các biến chứng của viêm V.A . 6- Tư vấn cho cộng đồng cách vệ sinh mũi họng, phòng bệnh viêm V.A Nội dung học tập. 1- Đại cương: 1.1 Viêm V.A là một bệnh lý nhiễm trùng thường gặp ở trẻ nhỏ từ 1 đén 5 tuổi. Đây là một bệnh lý nằm trong nhóm bệnh NKHHT. 1.2 Bệnh hay gặp trong thời kỳ chuyển mùa: Thu- đông, đông- xuân với tỷ lệ 30% trong tổng số NKHHT ở Việt nam. 1.3 Viêm V.A là Hậu quả tác động giữa ba yếu tố: Nhiễm khuẩn, Môi trường, Cơ địa. 1.4 Bản thân của viêm V.A không nguy hiểm nhưng những biến chứng tại chỗ lân cận, và toàn thân thì phức tạp. 2- Nguyên nhân: 2.1 Do nhiễm khuẩn: - Do vi rút - Do vi khuẩn: - Thông thường viêm V.A bắt đầu bằng các tác nhân vivus sau đó có bội nhiễm các vi khuẩn cơ hội. 2.2 Do thể tạng: 2.3 Yếu tố thuận lợi: 3- Viêm V.A cấp tính. 3.1 Triệu chứng toàn thân. - Sốt cao 38o - 40o có thể có kèm theo phản ứng co giật hoặc co thắt thanh quản , nôn trớ hay rối loạn tiêu hoá. - Trẻ quấy khóc ; kém ăn hay bỏ bú . - Dấu hiệu nhiễm trùng 3.2 . Triệu chứng cơ năng: - Ngạt tắc mũi : cả hai bên , trẻ phải há miệng để thở , bỏ ăn, bỏ bú và quấy khóc, có thể hay bị nôn trớ. - Chẩy mũi nhầy ở cả hai bên mũi trước rồi đặc dần. Kèm mủ mũi xanh hay vàng. - Ho thúng thắng và kèm nôn trớ. 3.3. Triệu chứng thực thể: - Khám mũi trước. - Khám họng. - Hạch cổ. - Khám tai. Cũng cần chú ý VTG cấp rất hay gặp sau viêm VA cấp nên phải theo dõi kỹ. 3.4.Biến chứng (Trình bày sau) 3.5. Điều trị: - Kháng sinh. - Các thuốc chống viêm, giảm phù nề, chống xung huyết thuộc nhóm petidase - Các thuốc giảm đau, hạ sốt, an thần. - Các vitamin nhóm B, Vitamin C. * Tại chỗ: - Nhỏ thuốc co mạch - Nhỏ các thuốc sát trùng. - Chú ý phải làm sạch mũi trước khi nhỏ thuốc mũi. 4. Viêm VA mạn tính. Là tính trạng quá phát và xơ hoá của Amidan họng Luschka sau nhiều lần viêm cấp tính. 4.1 Toàn thân: 4.2 - Triệu chứng cơ năng. 4.3 - Khám thực thể. - Soi mũi trước. - Khám họng. - Khám màng nhĩ. - Hạch cổ. 4.4 - Biến chứng (xem phần các biến chứng và di chứng). 4.5 - Điều trị: - Trong các đợt cấp: Điều trị như viêm VA cấp. - Chỉ định nạo VA. - Chống chỉ định nạo VA. 5. Các biến chứng và di chứng. 5.1 - Viêm tai giữa cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ. Viêm tai bán tắc vòi nhĩ chảy mủ tai nhầy. 5.2 Viêm mũi mủ - Viêm xoang trẻ em. 5.3 Áp xe thành sau họng (viêm áp xe hạch Gillette - sau họng). 5.4 Co thắt thanh quản gây khó thở thanh quản. 5.5 Phế quản phế viêm. 5.6 Viêm Cầu thận cấp 5.7 Rối loạn tiêu hoá. Di chứng: - Bộ mặt VA. 6. Phòng bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu. 1- Tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh và tầm quan trọng của VA trong NKHHT. 2- Giữ vệ sinh mũi họng và loại trừ các yếu tố nguy cơ, nhất là thuốc lá. 3- Điều trị tốt các đợt viêm VA cấp để tránh các biến chứng. 4- Dùng vác xin dự phòng các bệnh lây truyền theo đúng phác đồ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.
Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.
Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.
Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net