Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

VIÊM AMIDAN VÀ VIÊM VA

I. ĐẠI DƯƠNG :

- Vòng tổ chức bạch huyết Waldeyer : gồm amidan Luschka, amidan Gerl h, amidan khẩu cái, amidan đáy lưỡi.


- VA (vegetation adenoide) là một tổ chức lympho ở vòm mũi họng mà bình thường mọi em bé đều có. Khi tổ chức này bị viêm và quá phát thì nó biến thành những khối to gọi là sìu vòm, có thể che lấp lổ mũi sau.

Sùi vòm phát triển nhiều ở lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo. Tuy nhiên cũng có thể gặp sùi vòm ở hài nhi hay người lớn.

- Viêm amidan (amygdale: A) tức là nói đến amidan khẩu cái, bệnh hay gặp ở lứa tuổi lớn hơn, chủ yếu ở lứa tuổi học phổ thông.

- Tổ chức VA và A sẽ teo dần khi đến tuổi dậy thì và trưởng thành.

- Viêm VA và A là bệnh khá phổ biến.

II. NGUYÊN NHÂN (YẾU TỐ GÂY BỆNH) :

- Bị lạnh đột ngột hay lạnh kéo dài, những vi trùng có sẳn ở mũi họng trở thành gây bệnh.

- Sau các bệnh nhiễm trùng lây : cúm, sởi, ho gà,...

- Tạng bạch huyết : các tổ chức lympho phát triển và dễ nhiễm trùng.

- Do cấu trúc và vị trí : VA và A có nhiều khe kẽ và ngóch ngách, dễ là nơi trú ẩn và phát triển của vi trùng, lại ở vị trí ngã tư đường ăn và đường thở là cửa ngõ xâm nhập của các yếu tố bên ngoài.

III. VIÊM VA CẤP :

Viêm VA cấp là viêm nhiễm cấp tính, xuất tiết hoặc viêm mủ ở VA ngay từ trẻ nhỏ, có thể gặp ở trẻ lớn và người lớn.

1) Triệu chứng toàn thân :

Sốt cao có thể đến 40 độ, bối cảnh nhiễm trùng.

Có thể gây co giật hay có phản ng co thắt thanh quản gây khó thở.

2) Triệu chứng cơ năng :

Điển hình là tắc mũi, có thể tắc hoàn toàn phải thở bằng miệng. Đối với trẻ nhỏ thường bỏ bú hay bú ngắt quảng và quấy khóc nhiều.

Chảy mũi nước : chảy mũi hoặc nhầy cả hai mũi, cả mũi trước lẫn mũi sau.

Ho : do phản xạ kích thích của chất xuất tiết chảy xuống thành sau họng.

Đối với trẻ lớn có thể không tắc mũi hoàn toàn nhưng về đêm ngủ thường ngáy, nói và khóc giọng mũi kín.

Người lớn còn VA : cảm giác mệt mỏi, thở khụt khịt, nh t đầu cảm giác khô rát ở vòm họng, có thể có ù tai và nghe kém.

3) Triệu chứng thực thể :

Khám mũi : hốc mũi hai bên đầy mủ ngầy. Các cuống mũi phù nề và xuất tiết. Ở trẻ lớn nếu lau sạch mũi và đặt thuốc co mạch có thể thấy VA ở vòm.

Khám họng : niêm mạc họng đỏ, có mủ nhầy chảy từ nóc vòm xuống.

Khám tai : thường có phản ng màng nhĩ đỏ và lỏm vào.

4) Điều trị :

Điều trị như viêm mũi cấp thông thường : nhỏ mũi thuốc sát trùng và làm cho thông thoáng mũi.

Trường hợp nặng hay đe dọa biến chứng thì mới dùng kháng sinh toàn thân và nâng cao thể trạng.

IV. VIÊM VA MẠN TÍNH :

Sau những lần viêm cấp VA quá phát và xơ hóa thành viêm VA mạn tính.

1) Triệu chứng toàn thân :

- Thường không sốt, cơ thê trẻ chậm phát triển so với lứa tuổi (cả về thể xác và tinh thần)

- Lười ăn, người gầy xanh, mảnh khảnh yếu ớt, tai nghễnh nghãng

2) Triệu chứng cơ năng :

- Ngạt mũi và tắc mũi từ ít đến nhiều gây khó thở.

- Mũi thường hay bị viêm, chảy mũi thò lò có thể gây loét phần môi trên.

- Hay ho và khóc vặt, ngủ không yên giấc (do thiếu O2), ngáy khi ngủ, hay giật mình.

- Hay sốt vặt, năm ngày ba tật.

3) Triệu chứng thực thể :

Khám mũi trước : hai hốc mũi mủ thò lò, xanh, các cuốn phù nề.

Khám họng : thấy amidan khẩu cái thường quá phát, có nhiều tổ chức bạch huyết phát triển ở thành sau họng, thành sau họng có mủ nhầy đổ từ trên xuống.

Vén lưỡi gà lên có thể thấy VA

Khám tai : màng nhĩ thường có màu hồng do sung huyết hoặc bị VTG mt mủ nhầy.

Nếu sờ vòm cảm giác có tổ h c VA (cảm giác như sờ vào con sâu)

4) Điều trị :

Nạo VA, nhỏ mũi, nâng cao thể trạng.

Bộ mặt VA (facies adenoidienne): do tắc mũi liên tục phải thở bằng miệng gây nên rối loạn về phát triển khối xương mặt và lồng ngực : cằm lẹm-mặt dài, mồm há-răng nhô, môi trên dày-môi dưới trề xuống, ngực lép-lưng gù, tai nghểnh nghảng, chậm chạp-kém thông minh, hay ngủ gật, kèm dấu hiệu còi xương và suy dinh dưỡng.

Trên thực tế các mức độ nặng nhẹ khác nhau, ít khi thấy bộ mặt VA điển hình và đầy đủ các triệu chứng như trên.

V. VIÊM AMIDAN CẤP :

Viêm A cấp là viêm sung huyết và xuất tiết hoặc viêm mủ của A khẩu cái, thường do virus hay vi trùng gây nên.

1) Triệu chứng toàn thân :

Sốt cao đột ngột 38 - 39độ C, hoặc 40độC, người mệt mỏi, nh t đầu, chán ăn, BC tăng, Neutrophile tăng.

2) Triệu chứng cơ năng :

Nuốt đau, nuốt vướng.

Cảm giác khô rát trong họng, đau họng nhói lên tai, đau tăng lên khi nuốt và khi ho.

Thở khò khè, ngáy to về đêm.

Viêm nhiễm có thể lan xuống dưới thanh khí phế quản gây ho từng cơn và khàn tiếng.

3) Triệu chứng thực thể :

Miệng khô lưỡi trắng, niêm mạc họng đỏ

Hai amidan sưng to, sung huyết hay có chấm mủ

Có thể có hạch góc hàm

4) Điều trị :

Súc họng nước muối, nhỏ mũi thuốc sát trùng

Giảm đau, hạ sốt

Nếu tình trạng toàn thân nặng có thể dùng kháng sinh (hoặc có tiền sử viêm khớp, viêm thận, thấp tim)

VI. VIÊM AMIDAN MẠN TÍNH :

Viêm A mạn tính là hiện tượng viêm thường xuyên và hay bị đi bị lại của A khẩu cái

1) Triệu chứng toàn thân :

Nghèo nàn, không sốt, chỉ sốt trong những đợt cấp, vẫn sinh hoạt và học tập bình thường.

2) Triệu chứng cơ năng :

- Cảm giác ngứa-vướng và rát trong họng, thỉnh thoảng phải khạc nhổ do xuất tiết.

- Ho khan hay ho từng cơn nhất là buổi sáng khi ngủ dậy

- Nếu A viêm quá phát có thể thở khò khè, đêm ngủ ngáy to. Có những trường hợp quá phát có thể cản trở ăn-uống-thở.

3) Triệu chứng thực thể :

- Thể quá phát : thường gặp ở trẻ em

Hai A to như hai hạt hạnh nhân ở hai bên thành họng, vượt qua hai trụ trước và sau, có khi gần chạm nhau, Niêm mạc bóng, đỏ nhẹ, trụ trước đỏ sẩm, có thể thấy những hốc có ít mu trắng vàng

- Thể xơ teo : thường gặp ở người lớn

Hai A nhỏ, nưng mặt không nhẳn mà gồ ghề, lổ chổ hoặc chằng chịt những xơ trắng biểu hiện bị viêm đi viêm lại nhiều lần. Màu đỏ sẩm, trụ trước đỏ sẩm, trụ sau dày. Nếu ấn vào A có thể thấy phòi mủ ở các hốc.

VII. BIẾN CHỨNG :

1) Biến chứng của viêm VA :

- Viêm thanh-khí-phế quản

- Viêm tai giữa, viêm mũi, viêm xoang

- Ap xe thành sau họng (áp xe hạch Gillette)

- Viêm đường tiêu hóa

- Viêm hố mắt, viêm màng tiếp hợp, viêm mi mắt

-Rối loạn về phát triển thể xác và tinh thần

2) Biến chứng của viêm Amidan :

- Viêm tấy quanh A, áp xe quanh A

- Ap xe A

- Viêm thanh-khí-phế quản

- Viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa

- Viêm tấy hạch dưới hàm, hạch thành bên họng

- Viêm khớp, viêm cầu thận, viêm nội tâm mạc

- Nhiễm trùng huyết (rất hiếm)

VII. PHÒNG BỆNH :

1) Nâng cao thể trạng-sức đề kháng của cơ thể và cơ địa của bệnh nhân bằng rèn luyện thân thể. Tránh bị nhiễm lạnh.

2) Vệ sinh tốt mũi-họng-răng-miệng, chú ý khi có những vụ dịch như cúm, sởi, ho gà...

3) Xử trí kịp thời và đúng cách nếu đã bị viêm VA và A để tránh các biến chứng của nó.

( Bs PHAN VĂN DƯNG (Đại học Y Huế),Sức khỏe cộng đồng)


1 nhận xét:

  1. Anonymous says

    khai quat va theo em la day du thong tin can cho moi nguoi.


Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases