Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

Trẻ và bệnh viêm xoang

Xoang là khoảng không gian ẩm trong xương mặt xung quanh mũi. Khi xoang bị sưng hay tấy, nhiễm trùng được gọi là viêm xoang. Bệnh nhiễm trùng này thường kèm theo cảm hay dị ứng.

Khá nhiều người mắc bệnh viêm xoang và có thể được điều trị dễ dàng. Với trẻ, chúng ta cần có những lưu ý đặc biệt. Khi trẻ bị cảm và có các triệu chứng cảm kéo dài khoảng 10 ngày, hoặc trẻ bị sốt sau khoảng 7 ngày có các triệu chứng của cảm cúm, có thể trẻ đã bị viêm xoang hay các dạng bệnh nhiễm trùng khác, do đó cần thiết phải đưa trẻ đến bác sĩ.

Nguyên nhân gây viêm xoang

Các xoang là các khoảng trống nằm ở xương gò má, trán, sau mũi và sâu bên trong não. Các xoang được giới hạn với các màng nhầy giống nhau dọc mũi và miệng.

Khi trẻ bị cảm hay dị ứng, mũi trở nên sưng và khiến cho có nhiều nước nhầy hơn, hệ thống dẫn lưu cho các xoang có thể bị cản trở, và nước nhầy có thể bị kẹt lại các xoang. Vi khuẩn, virus và nấm có thể phát triển ở đó và dẫn tới viêm xoang.

Triệu chứng bệnh viêm xoang

Viêm xoang có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau ở nhiều lứa tuổi khác nhau.

Trẻ nhỏ hơn thường có các triệu chứng tương tự như bệnh cảm, bao gồm nghẹt mũi hay chảy nước mũi và sốt nhẹ. Nếu trẻ bị sốt sau 3-4 ngày có các triệu chứng cảm, đó có thể là dấu hiệu của viêm xoang và các bệnh nhiễm trùng khác như viêm phế quản, viêm phổi hay nhiễm trùng tai. Do đó hãy nhanh chóng đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Nhiều bậc phụ huynh đã bỏ qua các cơn nhức đầu có liên quan đến cảm ở trẻ bị nhiễm trùng xoang. Ở trẻ nhỏ, do các xoang ở trán không phát triển cho đến khi trẻ được 6-7 tuổi và không đủ hình thành để có thể bị nhiễm trùng nên thông thường các cơn nhức đầu ở trẻ bị cảm không phải là dấu hiệu của nhiễm trùng xoang.

Ở trẻ lớn tuổi hơn và thanh thiếu niên, các triệu chứng thường thấy của viêm xoang là ho khan vào ban ngày mà không có tiến triển gì sau 7 ngày đầu có các triệu chứng cảm, sốt, nghẹt mũi nặng hơn, đau răng, đau tai hay dễ bị đau ở vùng mặt. Đôi khi thanh thiếu niên bị viêm xoang cũng phát triển các triệu chứng gây khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, nhức đầu hoặc đau ở phía sau mắt.

Ngăn ngừa viêm xoang

Đơn giản là hãy thay đổi lối sống hoặc môi trường trong nhà để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm xoang ở trẻ. Chẳng hạn, vào mùa lạnh, khi không khí trở lạnh, hãy sử dụng máy giữ độ ẩm không khí để duy trì độ ẩm trong nhà khoảng 45-50%. Nên thường xuyên làm sạch máy giữ ẩm.

Mặc dù tự bản thân bệnh viêm xoang không lây nhiễm, nhưng khi trời trở lạnh, nó có thể dễ dàng lây lan, đặc biệt giữa các thành viên trong gia đình hay nhóm bạn bè. Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa mầm bệnh lây lan là hãy dạy cho trẻ nên thường xuyên rửa sạch tay, đặc biệt khi trẻ đang bị cảm.

(Theo KidsHealth)


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases