Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa
Mô ở má mang lại ánh sáng cho người mù
Những mảng mô mỏng ở phía trong má có thể được dùng để thay thế cho giác mạc bị hỏng của những người bị mù.
Tiến sĩ Kohji Nishida và cộng sự tại Đại học Y khoa Osaka (Nhật Bản) đã cấy ghép thành công một số lớp tế bào mỏng phía trong má vào mắt của 4 bệnh nhân bị mù do hỏng giác mạc. Sau khi phẫu thuật, những bệnh nhân này đã có thể nhìn thấy được, và thậm chí một năm sau giác mạc của họ còn trong suốt hơn.
Giác mạc là một lớp tế bào trong suốt nằm trên bề mặt của mắt, phía trước nhãn cầu. Nó khúc xạ ánh sáng vào trong mắt bên trong thuỷ tinh thể rồi hội tụ ánh sáng trên võng mạc. Giác mạc không chứa mạch máu và rất nhạy cảm với đau đớn. Nó có thể bị hỏng do vết thương và một số bệnh về mắt khác.Để điều trị, các bác sĩ có thể lấy tế bào từ một con mắt khoẻ mạnh, nuôi chúng trong đĩa để tạo ra một lớp giác mạc mới rồi cấy vào mắt bệnh nhân. Một kỹ thuật khác là ghép mắt của những người hiến tặng. Nhưng khi cả hai mắt đều bị hỏng nặng do tai nạn hoặc bệnh tật, những kỹ thuật này không có tác dụng.
Lớp mô trên cùng là giác mạc của mắt
Lớp mô trên cùng là giác mạc của mắt.
Nhóm của Nishida chọn 4 bệnh nhân mắc hội chứng Stevens-Johnson (mắt khô và đau, giác mạc mờ) để thử nghiệm. Thông thường, mắt có thể tự sản xuất ra tế bào giác mạc nhưng không một ai trong số 4 bệnh nhân có khả năng này.
Các chuyên gia tách một lớp mô miệng ở phía trong má có diện tích 3 milimét vuông và nuôi trong ống nghiệm để chúng phát triển thành những lớp mô mỏng.
Họ sử dụng một kỹ thuật đặc biệt để tách những lớp mô rất mỏng trong cùng đợt nuôi dưỡng ra khỏi nhau và đặt chúng lên mắt người bệnh. Lớp tế bào đã gắn kết vào mắt và phát triển thành lớp mô có hình dạng và chức năng giống như một giác mạc khoẻ mạnh.
"Việc cấy ghép giác mạc đã thành công và thị lực sau phẫu thuật của cả 4 bệnh nhân đã cải thiện đáng kể. Trong khoảng thời gian 14 tháng sau khi thực hiện cấy ghép, tất cả các giác mạc vẫn trong suốt. Không có rắc rối nào xảy ra", các nhà nghiên cứu tuyên bố.
Việt Linh (theo Reuters)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.
Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.
Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.
Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net