Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa
Làm sao để biết trẻ không bị điếc ?
Trẻ bị khiếm thính nếu không được phát hiện và can thiệp sớm có thể sẽ bị những hậu quả nặng nề...
Tại hội thảo quốc tế về chủ đề "Sản phụ khoa và nhi sơ sinh" vừa diễn ra ở Bệnh viện Phụ sản quốc tế Sài Gòn - PSQTSG (TP.HCM), báo cáo của PGS.TS Lê Diễm Hương và nhóm bác sĩ của Bệnh viện PSQTSG về bước đầu triển khai "tầm soát khiếm thính trẻ sơ sinh tại Bệnh viện PSQTSG" đã được trình bày.
Theo đó, 3 năm đầu đời là khoảng thời gian rất quan trọng đối với hình thành, phát triển ngôn ngữ và các kỹ năng xã hội của trẻ. Vì thế, việc phát hiện, chữa trị sớm khiếm thính sẽ giảm bớt những thiếu hụt do khiếm thính gây ra, giúp trẻ sớm hòa nhập với cộng đồng.
Trước đây người ta sử dụng phương pháp "sử dụng đáp ứng bằng cư xử của trẻ" để xác định khiếm thính. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng được cho ở trẻ 6, 7 tháng tuổi, hoặc lớn hơn. Sau đó, người ta sử dụng phản xạ cơ bàn đạp để chẩn đoán khiếm thính cho trẻ sơ sinh. Tiếp nữa, các nhà chuyên môn sử dụng tiếng ồn dải tần hẹp 2.500-3.500 Hz ở cường độ 90 dB để tầm soát khiếm thính ở trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, phương pháp này dễ bị bỏ sót đối với trẻ sơ sinh bị khiếm thính mức độ nhẹ và vừa. Theo sau đó nữa, người ta áp dụng phương pháp đo đáp ứng thân não để thay thế các phương pháp tầm soát cũ.
Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi người làm phải có kiến thức sâu, thời gian thực hiện lâu, máy móc đắt tiền, nên các nhà chuyên môn tiếp tục đưa phương pháp mới khác - phương pháp đo âm ốc tai. Và, hiện nay, nhiều nước trên thế giới sử dụng đo âm ốc tai để khám sàng lọc khiếm thính cho trẻ sơ sinh. Để khắc phục hạn chế của phương pháp đo âm ốc tai (có thể bỏ sót những trường hợp bị điếc sau ốc tai), người ta đã kết hợp phương pháp này với phản ứng âm thanh của trẻ.
Theo các bác sĩ, cần tầm soát trẻ sơ sinh 2-3 ngày tuổi, vì thời điểm này trẻ nhạy với phương pháp thử nhất. Em bé được đặt trong một căn phòng yên tĩnh, không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn.
Bác sĩ sẽ đo âm ốc tai lúc bé ngủ, đo tai nào thì đặt đầu thử vào tai đó, nếu đèn hiện màu xanh là nghe tốt (nhưng có thể có điếc sau ốc tai), màu vàng thì nghi ngờ, màu đỏ là nghe kém. Sau đó, bé được test phản ứng với âm thanh: thử lần lượt với âm trống và chuông reo lúc bé nằm yên hoặc mới vừa ngủ. Nếu bé có một trong những biểu hiện giật mình, cựa quậy chân tay, chớp mắt, nhíu mày, xoay người về phía có tiếng động là cho thấy bé có phản ứng nghe.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.
Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.
Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.
Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net