Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

Bệnh thối tai

Thối tai là cách nói dân gian chỉ những trường hợp viêm tai mạn tính có chảy mủ. Nếu mủ có mùi thối, đó là dấu hiệu của loại viêm tai nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.

Tại sao lại có hiện tượng chảy mủ tai? Bình thường, niêm mạc trong tai giữa được ngăn cách với môi trường bên ngoài bởi màng nhĩ. Khi bị viêm tai kèm theo thủng màng nhĩ, tai giữa sẽ thông trực tiếp với môi trường bên ngoài qua lỗ thủng, niêm mạc tai giữa sẽ rất hay bị viêm nhiễm và tăng xuất tiết, tạo thành dịch chảy ra ngoài cửa tai.

Mủ tai chảy từng đợt hoặc chảy liên tục. Dịch chảy ra có thể màu trắng, lổn nhổn như bã đậu, có thể màu vàng xanh, mùi tanh hôi. Nếu dịch tai có mùi thối thì đó là dấu hiệu của bệnh lý viêm tai có chất cholesteatoma. Đây là một loại viêm tai nguy hiểm vì chất này có khả năng ăn mòn xương, đưa viêm nhiễm từ tai vào não, gây những biến chứng nội sọ như: viêm màng não, viêm tĩnh mạch bên, áp xe não... dẫn tới tử vong.

Những đợt chảy mủ tai, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, rất hay đi kèm với những đợt viêm nhiễm mũi họng. Chảy mủ tai thường kéo theo nghe kém và ù tai ở mức độ khác nhau, tùy thuộc mức độ và tính chất của từng loại viêm tai. Bệnh nhân đau đầu vùng thái dương đỉnh, đau âm ỉ, liên tục, thỉnh thoảng lại có cơn kịch phát khi bệnh viêm tai đã lan vào xương chũm.

Bệnh nhân thường phải làm thuốc tai ở các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng hoặc theo hướng dẫn và theo dõi của thầy thuốc. Nếu dịch chảy ra có mùi thối thì phải đi khám ngay để được phẫu thuật kịp thời, trách các biến chứng.

Viêm tai mạn tính là một bệnh có thể phòng tránh được bằng cách điều trị đúng và kịp thời các chứng viêm tai giữa cấp tính, viêm mũi họng, tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

ThS Phạm Bích Đào, Sức Khỏe & Đời Sống

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases