Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

Giác mạc nhân tạo thành công tại INDIA

By Jared Schultz

Một phẫu thuật ghép giác mạc nhân tạo mà giác mạc này được làm từ chính một phần răng của bệnh nhân đã xuất hiện ở India và nó nhanh chóng lan rộng ra toàn nước India mặc dù phẫu thuật này rất phức tạp.

Srinivas K. Rao, MD
Srinivas K. Rao

Năm 2002 một bệnh nhân tại vùng Sankara Nethralaya bị bỏng mắt do acide. Các bác sỹ tại bệnh viện không thể giúp gì được bệnh nhân này nhưng họ biết tại Italy có một chuyên gia đã có công nghệ tạo giác mạc từ chân răng của chính bệnh nhân và bệnh nhân này được gửi tới bác sỹ Giancarlo Falcinelli, MD tại Italy để làm kỹ thuật này.

Srinivas K. Rao, MD, đã mang kỹ thuật này sang India giới thiệu.

Dr Rao muốn có tài chính để làm kỹ thuật này vì nó rất tốn kém về kinh tế, ông ta đã nói vấn đề này trên tạp chí Ocular Surgery News.


Phẫu thuật

Dr. Rao nói: Phẫu thuật này chỉ được làm cho những bệnh nhân bị hội chứng Stevens-Johnson , bệnh nhân này bị hỏng hoàn toàn giác mạc không có khả năng ghép giác mạc bằng phương pháp thông thường.


Dr Rao là trưởng khoa giác mạc của bệnh viện Rajan Eye Care Hospital ông ta chuyên nghiên cứu những tổn thương giác mạc do bị bỏng acide và hỏng giác mạc do mắc hội chứng Stevens Johnson và phẫu thuật này là cần thiết cho những bệnh nhân này.


“Hầu hết những bệnh nhân này là người trẻ và là trụ cột trong gia đình do vậy việc ghép được giác mạc cho những người này vô cùng quan trọng.”


Phẫu thuật OOKP (có nghĩa là RĂNG-MẮT NHÂN TẠO) được thực hiện trên những bệnh nhân có chân răng khoẻ mạnh, dùng cưa đặc biệt để lấy trọn vẹn chân răng này ra.


Người ta dùng cưa cắt gọn chân răng khoẻ mạnh để sau này chính chân răng này sẽ làm thành giác mạc nhân tạo. Sau đó khoan một lỗ ở chính giữa chân răng lấy ra đường kính khoảng 3-4mm và sau cùng là tạo và đặt một thấu kính đúng với công xuất mắt của bệnh nhân vào lỗ này.


Trong khi làm kỹ thuật trên ta tạo một “túi” ở dưới cằm. Chân răng vừa rối lấy ra ở trên sẽ được cấy ghép vào túi này và khâu vào (xem hình ở dưới)


Một thời gian sau tổ chức chân răng này sống và người ta bắt đầu tạo hình giác mạc-màn bao Bowman để phần này sẽ trở thành giác mạc nhân tạo mới.


Bước 2 được thực hiện sau 2-3 tháng sau bước 1 người ta lấy phần đã cấy ghép vào trong cằm ra sau đó ghép phần màng lên giác mạc từ trên củng mạc xuống tận phía dưới qua cả giác mạc luôn để tạo thành một màng dinh dưởng phía trước giác mạc.


Tiếp tục bác sỹ khâu dính phần đã ghép và tạo một lỗ nhỏ khoảng 3mm chính giữa trung tâm giác mạc, mống mắt đước lấy hết đến tận gốc và ta cũng lấy hết cả thuỷ tinh thể luôn băng kỹ thuật đông lạnh.


Cắt dịch kính bán phần trước rất hạn chế và lúc này phía trước giác mạc mới là một miếng màng mới ghép và thấu kính vừa mới tạo đặt vào phần trước.


Một lần nữa ta khẳng định thấu kính và phần màng vừa mới ghép đã nằm đúng vị trí thay thế hoàn toàn phần giác mạc cũ và củng mạc của bệnh nhân như vậy ta đã có một thấu kính ở giữa trung tâm. Các tổ chức mới ghép sẽ tự sống và không bị loại mảnh ghép.


Dr. Rao nói phẫu thuật này không quá khó nhưng phải thực hiện quan nhiều bước và mất nhiều thời gian.


“Phẫu thuật này bao gồm nhiều phẫu thuật khác nhau do vậy việc đào tạo chuyên cho phẫu thuật này đòi hỏi phải phối hợp với một số phẫu thuật tạo hình rằng hàm mặt chứ không chỉ riêng bác sỹ nhãn khoa.”

Dưới đây là một số hình ảnh mô tả các bước cho phẫu thuật này

Cylinder glued to lamina and ready for implantation
Cylinder glued to lamina and ready for implantation.

The lamina-cylinder is implanted in subcutaneous pocket
The lamina-cylinder is implanted in subcutaneous pocket.

Osteodental-cylinder composite is removed from the pocket
Osteodental-cylinder composite is removed from the pocket.

The extracted tooth sawed down to the dentine and root canal
The extracted tooth sawed down to the dentine and root canal.

Appearance of eye at 1 month, after receiving superficial keratotomy
Apperance of eye at 1 month, after receiving superficial keratotomy.

Appearance of eye with cosmetic scleral shell
Appearance of eye with cosmetic scleral shell.
Images: Rao, SK

Tại bệnh viện Sankara Nethralaya

Dr. Rao bắt đầu học phẫu thuật này do bác sỹ Dr. Falcinelli và con trai của ông ta hướng dẫn . Mùa Thu năm 2003 ông ta lần đầu tiên thực hiện phẫu thuật này tại bệnh viện Sankara Nethralaya.


Sau khi rời bệnh viện Dr Rao đã đào tạo Dr Sitalakshmi tiếp tục công việc này và trong 3 năm ông ta đã ghép thành công được 18 ca


Dưới sự dẫn dắt của Dr. Sitalakshmi, bệnh viện tiếp tục phẫu thuật cho 29 OOKP trường hợp và 20 trường hợp đã được theo dõi chặt chẽ liên tục trong 6 tháng.


Ta thấy 15 trong số 20 bệnh nhân có thể thấy được chuyển động của sự vật 6/18 bệnh nhân đếm được bóng ngón tay hoặc tốt hơn.


Đây là kết quả mở rất khích lệ và mở ra một triển vọng mới cho công nghệ ghép Răng-Mắt trong tương lai và như vậy tại bệnh viện Sankara Nethralaya chúng ta đã có một nhóm các bác sỹ phối hợp tốt thực hiện phẫu thuật này.


“Hội chứng Stevens-Johnson syndrome đã gây mù với số lượng đáng kể và đây có lẽ là giải pháp để cứu những người này khỏi mù , hiện này chúng ta có tới 400 bệnh nhân bị hội chững này và chũng ta vẫn chữ có kỹ thuật nào tốt hơn để giúp họ.”


“Công nghệ cấy ghép Răng-Mắt [OOKP] là ân huệ lớn nhất cho những bệnh nhân này nhằm phục hồi chức năng mắt”


Bây giờ bệnh viện có nhiều bệnh nhân đến từ các nước khác như Bangladesh, Sri Lanka and Malaysia và bệnh viện đã trở thành trung tâm nghiên cứu và phẫu thuật OOKP do Giáo sư G. Falcinelli phụ trách về chuyên môn.


Tiếp tục phát triển

Trung tâm thứ 2 cho phẫu thuật này được thành lập tại Rajan Eye Care Hospital ở Chennai, tại đay mới chỉ 3 tháng người ta đã mổ cho hơn 3 trường hợp dưới sự hướng dẫn của Dr Rao.


Đây là một phẫu thuật không phức tạp nhưng phải qua nhiều bước và các bác sỹ có thể làm được một cách dễ dàng, mặc dù thế nhưng không phải tất cả các bệnh viện đều có thể làm được. Chúng ta cần phối hợp với phẫu thuật tạo hình Răng Hàm Mặt để làm tốt bước đầu.


Để hoàn thành một phẫu thuật hoàn hảo phải mất tối thiểu từ 6-7 giờ và giá thành vào khoảng $5000.


“ Đây là phẫu thuật không nhằm mục đích kiếm tiền như vậy nhiều bệnh viện không thiết tha với phẫu thuật này “ Dr Rao nói.


Học phẫu thuật OOKP

Không giống như các phẫu thuật mắt thông thường phẫu thuật OOKP phẫu thuật này đòi hỏi phải đào tạo rất cơ bản và hiểu kỹ việc phối hợp với một số chuyên khoan khác phải rất chính xác.


Bước đầu làm nên có người hướng dẫn thật cẩn thận và có nhiều kinh nghiệm trong phẫu thuật này.


Dr. Rao nói là ông ta đã quan sát Dr. Falcinelli tại Italy nhiều lần và đã trợ giúp ông ta khi ông ta phẫu thuật này tại India.


Cuối cùng Dr Rao nói cũng chỉ có vài bác sỹ và vài bệnh viện phát triển được kỹ thuật này và hiện nay chỉ có 5 trung tâm làm tốt kỹ thuật này.

Biên dịch
Dr Nguyễn Văn Mích

For more information:

  • Srinivas K. Rao, MD, can be reached at Darshan Eye Clinic, T-80 (New No. 24) Vth Main Road, Annanagar, Chennai, India; +91-44-43500003; e-mail: srinikrao@gmail.com.
  • Geetha K. Iyer, MD, can be reached at Cornea Services, Sankara Nethralaya, Chennai, Tami Nadu, India; +91-44-28271616; fax: +91-44-28254180; e-mail: drgki@snmail.org.
  • Mohan Rajan, MD, can be reached at Rajan Eye Care Hospital, 5, Vidyodaya East II St., T. Nagar, Chennai – 600 017, Tamil Nadu, India; +91-044-28340500; fax: +91-044-28341768; e-mail: rajaneye@vsnl.com.

· Alcon, Lantibio, TRB Chemedica sign licensing agreement for dry eye drug
OSN SuperSite Breaking News 11/6/2007
· Study: Dry eye common symptom of hepatitis C infection
OSN SuperSite Breaking News 11/5/2007
· Researchers develop grading system for allergic ocular diseases
OSN SuperSite Top Story 11/2/2007

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases