Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

Phân loại đau thắt lưng theo nguyên nhân

1. Do bệnh lý đĩa đệm.

- Lồi đĩa đệm.

- Hư đĩa đệm (discose), có 2 thể thường gặp:

+ Đau thắt lưng cấp (lumbago).

+ Đau thắt lưng mạn tái phát (lombalgie), có thể do nguyên nhân:

* Do trọng tải.

* Do trút bỏ trọng tải.

- Thoát vị đĩa đệm.

- Bệnh lý đĩa đệm không thoát vị:

+ Viêm đĩa đệm do vi khuẩn, viêm đĩa đệm dạng thấp.

+ Loạn dưỡng sụn (chondrodystrophie).

+ Vôi hóa và xương hóa đĩa đệm.

+ U đĩa đệm.

+ Dị tật bẩm sinh đĩa đệm.

+ Chấn thương đĩa đệm.

2. Đau thắt lưng do căn nguyên cột sống.

- Dị tật bẩm sinh và thoái hóa cột sống:

+ Nứt gai sống (gai đôi đốt sống).

+ Cùng hóa L5, thắt lưng hóa S1.

+ Gai đốt sống, cầu xương...

- Bệnh Bastrup: có cầu xương nối liền các gai sống.

- Bệnh Scheurrmann: viêm các đầu xương cột sống.

- Trượt đốt sống.

- Thưa xương đốt sống (loãng xương).

- Nhuyễn xương đốt sống.

- Bệnh Paget: viêm xương biến dạng phì đại.

- Viêm cột sống.

- Bệnh Bechterew: viêm cột sống dính khớp.

- U cột sống.

- Bệnh Pott: lao cột sống.

- Hẹp ống sống.

- Viêm khớp cùng chậu.

3. Đau thắt lưng do căn nguyên ngoài cột sống.

- Đau thắt lưng do bệnh phụ khoa.

- Đau thắt lưng do bệnh tiết niệu.

- Đau thắt lưng do u sau phúc mạc.

4. Nguồn gốc và cơ chế đau lưng.

4.1. Nguồn gốc đau thắt lưng.

4.1.1. Đau thắt lưng do đĩa đệm.

- Đau thắt lưng do đĩa đệm di chuyển (cơ học).

Các cấu trúc có cảm giác đau là ở phần sau của vòng sợi, dây chằng dọc sau, cốt mạc, bao khớp đốt sống được phân bố các nhánh thần kinh màng tủy gồm các sợi ly tâm, hướng tâm và giao cảm. Khi đĩa đệm di chuyển (lồi hay thoát vị) gây co kéo phần sau vòng sợi, hoặc chèn ép lên dây chằng dọc sau, hoặc chèn ép lên rễ thần kinh tủy sống sẽ gây đau và được coi là đau đĩa đệm tiên phát.

- Đau thắt lưng do sự biến đổi hóa học trong đĩa đệm.

Những biến đổi độ pH cũng như thành phần hóa học ở đoạn vận động có thể là nguyên nhân phát sinh đau thắt lưng. Theo Nachemson (1969) độ pH của đĩa đệm bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thấp hơn 7 thì chắc chắn có phản ứng viêm ở những rễ thần kinh, ở độ pH rất thấp (6,1) sẽ xuất hiện những tổ chức sẹo xung quanh các rễ thần kinh, viêm không xảy ra ở độ pH trên 7.

Những biễn đổi thành phần hóa học trong đĩa đệm sẽ kích thích các cấu trúc giáp ranh với rễ thần kinh (như dây chằng dọc sau) gây đau lưng. Trường hợp áp lực trọng tải (hay áp lực thủy tĩnh) cao kéo dài, các chất chuyển hóa acid đã hòa tan trong khoang đĩa đệm bị nén ép gây nên phản ứng viêm ở các sợi thần kinh lân cận. Khi đĩa đệm kém nuôi dưỡng có thể ứ đọng các chất chuyển hóa, dẫn đến thay đổi pH của chất cơ bản của đĩa đệm gây nên đau thắt lưng.

4.1.2. Đau thắt lưng xuất phát từ dây chằng dọc sau.

Đau thắt lưng xuất phát từ dây chằng dọc sau thường đau âm ỉ không khu trú. Đau có thể xuất hiện đột ngột như trong đau lưng cấp hoặc xuất hiện từ từ như trong gù cột sống hoặc tăng thể tích bất thường của khoang gian đốt gây căng kéo dây chằng.

4.1.3. Đau rễ thần kinh.

- Đau rễ thần kinh do bị đĩa đệm thoát vị chèn ép.

- Đau thắt lưng do xương chèn ép các rễ thần kinh, hoặc do u rễ thần kinh có đặc điểm: Đau nhiều, đau khu trú rõ ràng vì chỉ có một đoạn rễ bị kích thích, điều trị bảo tồn ít có kết quả.

- Những biến đổi tổ chức học khi rễ thần kinh bị kích thích: tùy theo mức độ có thể phù nề, sưng to hoặc teo quắt do chèn ép lâu ngày. Rễ thần kinh rất dễ nhạy cảm với các kích thích cơ học, vì vậy có thể phong bế tại chỗ bằng Novocain, Cortison để làm giảm tính quá nhạy cảm và giảm cảm ứng của rễ.

4.1.4. Đau khớp đốt sống.

Khớp đốt sống có nhiều thụ cảm thể có đặc tính nhạy cảm với lực kéo và áp lực ở trong bao khớp đốt sống nên đau lưng có thể xuất hiện khi có thoái hóa khớp đốt sống, khi vận động cột sống quá mức và đột ngột gây bong gân hoặc xoắn vặn khớp.

4.1.5. Đau cơ.

Trong quá trình bệnh lý của khoang gian đốt sống thắt lưng, các cơ thắt lưng, hông, đùi có thể bị đau do nhiều nguyên nhân:

- Do các nhánh sau của dây thần kinh tủy sống bị kích thích kéo dài.

- Do sự mất khả năng đàn hồi của các sợi và mất nước ngày càng tăng của chất căn bản dẫn tới sự chùng lỏng đĩa đệm làm cho đoạn vận động cột sống thắt lưng không vững nên các cơ phải làm việc quá tải theo cơ chế bù trừ. Thời gian đầu, sự chùng lỏng đĩa đệm được bù trừ bởi các cơ thân, sau đó xuất hiện tình trạng thiểu năng cơ, biểu hiện đau thắt lưng âm ỉ, hạn chế vận động, đau tăng khi vận động, ấn, ép lên cơ.

- Do trạng thái kích thích những khớp đốt sống đoạn dưới cột sống thắt lưng gây đau cơ phản xạ ở các cơ duỗi lưng, cơ mông, cơ khu vực sau đùi, cẳng chân giống như kiểu đau thần kinh hông (cảm giác đau trong hội chứng giả rễ). Nếu ấn tại một vị trí trên cơ mà cảm giác đau lập tức lan tới khu vực đau thì đó là điểm bùng nổ.

Cảm giác đau trong hội chứng giả rễ có thể là tiền triệu của lồi đĩa đệm.

4.1.6. Đau từ dây chằng, gân, cốt mạc và tổ chức cạnh khớp.

Đau xuất phát từ những cấu trúc trên ở đoạn vận động cột sống thắt lưng khi bị kích thích cơ học hoặc hóa học sẽ xuất hiện cảm giác đau sâu, ê ẩm, không có vị trí khu trú chính xác, có thể lan tới gốc chi.

4.2. Cơ chế đau thắt lưng.

- Chủ yếu là do sự kích thích các nhánh thần kinh cảm giác (nhánh màng tủy) của dây chằng dọc sau (do viêm, u, chấn thương), màng cứng và những lớp ngoài cùng của vòng sợi đĩa đệm (do viêm, thoát vị đĩa đệm).

- Các rễ thần kinh đi từ ống sống ra ngoài qua các lỗ ghép khi có tổn thương chèn ép hoặc bị kích thích cũng gây cảm giác đau (các rễ này là thần kinh hỗn hợp).

- Có mối liên quan giữa các nhánh thần kinh cảm giác của nội tạng và các nhánh vùng quanh cột sống thắt lưng, điều này giải thích cho một số bệnh nội tạng gây đau lan ra vùng thắt lưng.


Tác giả Bs Mai Trung Dũng


theo dieutridau.com

-----------------------------------

Giảng Đường Y Khoa

http://giangduongykhoa.blogspot.com

http://giangduongykhoa.net

-----------------------------------

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases