Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

VIÊM TAI XƯƠNG CHŨM HÀI NHĨ

http://graphics8.nytimes.com/images/2007/08/01/health/adam/19620.jpgViêm tai xương chũm hài nhi là một thể lâm sàng của viêm xương chũm cấp tính. Chúng tôi trình bày vấn đề này riêng vì nó có tầm quan trọng khoa học lớn và giá trị thực tiễn không chối cãi được.

Viêm tai xương chũm hài nhi là một trong những vấn đề được tranh luận nhiều trong y học và hiện nay vẫn còn những ý kiến trái ngược nhau. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu những quan điểm đã được đa số công nhận và thực tiễn chứng minh. Trước kia người ta chưa thấy được sự quan hệ giữa tình trạng rối loạn tiêu hóa với viêm tai xương chũm ở hài nhi. Người ta không nghĩ đến khám tai mũi họng cho những em bé bị sốt, ỉa chảy, nôn, mất nước...

Nhưng từ 1921 người ta bắt đầu lưu ý đến vai trò của viêm tai, viêm xương chũm trong bệnh học của hài nhi và coi nó như là một yếu tố quan trọng gây tử vong (Renaud). Năm 1925, LƠ Mê, A Blôc và Cazêgiuyt (J. Lc Mée, A Blcoch và Cazejust) trình bày bản báo cáo về viêm tai xương chũm hài nhi trước Hội tai mũi họng Pháp.

Tiếp theo đó là hàng loạt công trình chung quanh vấn đề viêm dạ dày-ruột (gastro-entélite) do tai ở hài nhi của các nhà nhi khoa được công bố.

Các công trình này nêu lên hai điểm chính :

Viêm tai xương chũm ở hài nhi là nguyên nhân của rối loạn tiêu hóa nặng có thể đưa đến tử vong.

Đề nghị các nhà chuyên khoa tai mũi họng làm phẫu thuật mỗ sào bào có hệ thống trong những trường hợp nôn, ỉa chảy mất nước hoặc hội chứng nhiễm độc thần kinh của hài nhi.

Đây là giai đoạn mở sào bào một cách phóng tay : có triệu chứng tai cũng mổ, không có triệu chứng tai cũng mổ (Ribadeau - Dumas 1936).

Nhưng cách giải quyết quá tải như vậy không đem lại kết quả mong muốn.

Các nhà tai mũi họng, sau một thời gian mổ để "chiều ý" các nhà nhi khoa, thấy rằng phẫu thuật phóng tay không có lợi.

Và ngay cả chuyên gia nhi khoa cũng thấy rõ vấn đề, nên R. Đơbrê (R. Debré) năm 1947 trong một bản tham luận, đã lên án lối làm phẫu thuật mỗ sào bào một cách quá rộng rãi. Hiện nay phần lớn các bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng và Nhĩ đã nhất trí trên những điểm cơ bản của viêm tai xương chũm hài nhi : nguyên nhân, giải phẫu bệnh học, triệu chứng lâm sàng, điều trị. Người ta không mổ một cách phóng tay nữa mà chỉ can thiệp bằng phẫu thuật trong những trường hợp có chỉ định, có chuẩn bị. . .

Hơn nữa những phương pháp hồi sức hiện đại có thể giúp hài nhi qua được hội chứng nhiễm độc không cần phải mổ.

NGUYÊN NHÂN

Những nguyên nhân của viêm tai xương chũm hài nhi được xếp làm ba loại :

1. Cấu trúc đặc biệt của tai giữa.

hài nhi vòi ơxtasi vừa ngắn lại vừa to, sào bào thì thông thương một cách rộng rãi với hòm nhĩ, nên những chất nôn hoặc sữa có thể tràn vào hòm nhĩ và sào bào dễ dàng, nhất là khi bệnh nhân nôn.

Thượng nhĩ của trẻ sơ sinh chứa chất dạng keo (gélatiniforme) chưa tan hết. .

Xương chũm ở trong thời kỳ cao điểm của hoạt động thông bào, biểu mô của sào bào đang phát triển lấn dấn tổ chức liên kế bào thai của xương, sự tưới máu tăng lên. Những sự thay đổi này tạo điều kiện thuận lợi cho viêm nhiễm phát triển.

Viêm nhiễm sẽ tràn lan từ niêm mạc hòm nhĩ vào niêm mạc sào bào và từ đấy vào xương chũm.

http://www.phon.ox.ac.uk/jcoleman/middle_ear.GIF

2. Nhiễm trùng ở họng mũi.

Viêm họng-mũi là hiện tượng phổ biến ở hài nhi. Ở tuổi này em bé chưa biết khạc, chưa biết xì mũi, mủ và tiết nhầy ở họng-mũi sẽ tràn vào vòi ơxtasi.

Người ta thấy rằng vi trùng gây bệnh ở vòm mũi họng và vi trùng lấy ở xương chũm viêm thường cùng một loại, đó là : Staphylôcốc, pnơmôcôc, streptôcôc, trực trùng côli... Sức chống đỡ đối với vi trùng bị giảm ở những em bé đẻ non hoặc có bệnh bởi, cúm, giang mai di truyền.

http://onlineallergycenter.com/images/Ear_Infections_2.gif

3. Điều kiện sinh hoạt

Những hài nhi thiếu dinh dưỡng : ăn bột quá sớm (không được bú sữa mẹ, có rối loạn tiêu hóa), không được chăm nom hợp vệ sinh, sống ở những vườn trẻ chật chội hoặc nằm trong những bệnh viện không có cách ly, dễ mắc bệnh này hơn những trẻ khác. Tuổi càng non thì bệnh càng nặng.

http://www.kids-ent.com/images/clinical/oe_oe.jpg

GIẢI PHẪU BỆNH HỌC

Các tiêu bản xương chũm lấy trong khi phẫu thuật cho thấy rằng viêm xương chũm hài nhi khác với viêm xương chũm người lớn. Trong viêm xương chũm hài nhi không có hiện tượng loãng xương, không có hủy cốt bào (ostéoclaste) như ở người lớn, tuy rằng trên lâm sàng có phản ứng sưng ở tai sau. Quá trình viêm đì từ niêm mạc sào bào ra lớp cốt mạc bên ngoài qua những kẽ giữa các bè xương (travées osscuses) không gây ra viêm xương điển hình. Các bè xương này được đặt song song với nhau và thẳng góc với mặt ngoài xương chũm. .

http://mediatheque.parisdescartes.fr/doc/racine/j/jmdupont/181027Osteoclaste_GB.jpg

Trên lâm sàng, viêm xương chũm hài nhi hay gây ra viêm cốt mạc, sưng da sau tai, nhưng không hình thành túi mủ như ở trẻ em ; sở dĩ như vậy là vì bệnh biến diễn nhanh : hoặc hài nhi khỏi bệnh, hoặc hài nhi chết vì rối loạn tiêu hóa, vì nhiễm độc thần kinh trước khi apxe thành hình. Do đó có một số tác giả không đồng ý với danh từ "viêm tai xương chũm hài nhi", theo các tác giả đó thì nên gọi là "Viêm tai - sào bào" (oto-antrite), vì không có bệnh tích xương rõ rệt.

http://www.e-monsite.com/s/2008/02/20/orpac/otite-atelectasique-1-4fo78.jpg

Thực ra có bệnh tích xương nhưng không điển hình. Xương chũm bị sung huyết, mao quản giãn rộng và tăng số lượng. Số bạch cầu xuyên mạch (diapédèse) khá nhiều, nhất là ở lớp dưới niêm mạc và đôi khi cả ở khoảng giữa các bè xương. Bạch cầu đa nhân chiếm đa số trong thể điển hình. Trái lại trong thể tiềm tàng thì tế bào đơn nhân (tế bào lymphô và tương bào) chiếm đa số. Niêm mạc sào bào sung huyết hoặc bị sùi và ngâm trong mủ nhầy.

Khi phẫu thuật, chúng ta thường thấy cốt mạc dày, mặt xương chũm nham nhở. Lúc dùng thìa nạo khoét xương thấy xương dưới lớp vỏ ngoài mềm như đường cát ướt và chảy máu nhiều. Khối lượng mủ trong sào bào rất ít.

http://img.medscape.com/pi/emed/ckb/otolaryngology/834279-874348-1843.jpg

Trong một số trường hợp chúng ta không thấy mủ, không thấy sùi, trong sào bào chỉ thấy xương trắng, không chảy máu. Loại bệnh tích này rất nặng và chỉ thấy trong thể mất nước nhiều, có hiện tượng nhiễm độc thần kinh.

Riêng trong trường hợp viêm tai xương chũm điển hình ở hài nhi bụ bẫm chúng ta có thể thấy viêm xương thật sự và mủ có thể xuất ngoại ở vùng rễ mỏm tiếp hoặc ở tai sau.

http://www.lifespan.org/adam/graphics/images/es/19324.jpg

Chúng ta không nên nhầm lẫn những bệnh tích xương nói trên với sự tràn ngập mủ nhầy từ họng mũi vào sào bào trong thời kỳ hấp hối. Trước kia có một vai tác giả chuyên mổ tử thi hài nhi thấy rằng hầu hết các em bé chết đều có mủ nhầy trong sào bào và kết luận hấp tấp rằng trên 95% hài nhì bị tử vong đều do viêm tai xương chũm.

http://jnnp.bmj.com/content/75/suppl_4/iv32/F2.large.jpg

TRIỆU CHỨNG .

Viêm tai xương chũm hài nhi có nhiều hình thái lâm sàng khác nhau : thể điển hình rõ rệt, thể tiềm tàng và thể ẩn.

1. Thể điển hình rõ rệt :

Bệnh nhân là một hài nhi độ mười tháng, bụ bẫm, bú sữa mẹ bệnh biến diễn làm ba giai đoạn : giai đoạn viêm tai, giai đoạn viêm xương chũm và giai đoạn xuất ngoại.

A) Giai đoạn viêm tai :

Em bé sốt 390, nôn,. Bú kém, ít ngủ, hay quấy khóc, hay lắc đầu, hay đưa tay lên tai. Khi ấn vào nắp tai bệnh nhân khóc thét lên.

Soi tai thấy màng nhĩ đỏ và phồng, chích màng nhĩ có mủ. Nếu màng nhĩ không được chích rạch thì tự nó cũng sẽ vỡ vào ngày thứ ba. Lỗ dẫn lưu hẹp.

Sau khi đã vỡ mủ rồi thì các triệu chứng toàn thân giảm gần hết : hài nhi bớt

Sốt bú được, ngủ yên, tuy rằng tai có chảy mủ. Đây là một bệnh cảnh của viêm tai giữa hài nhi thể khỏe.

B) Giai đoạn viêm xương chũm :

Đến tuần lễ thứ ba, bệnh nhân bỉ sốt cao trở lại, bỏ bú, nôn trở, ỉa chảy, đêm quấy khóc không ngủ, ban ngày thì nằm lim dim. Bệnh nhân được chích màng nhĩ nhiều lần nhưng các triệu chứng không giảm. Cân nặng bắt đầu tụt xuống chút ít ở sau tai có thể có vài cái hạch to bằng hạt đậu. Khi ấn tay vào xương chũm em bé rụt vai vào khóc to. Mủ ở tai trở nên đặc vàng kem, số lượng mủ nhiều hơn trước.

Khám tai thấy góc sau trên của màng nhĩ bị xóa mờ hoặc thành sau ống tai bị sụp. Màng nhĩ phù nề. Lỗ thủng lớn bằng hạt gạo, có giọt mủ đập ; trong một số ít trường hợp lỗ thủng có hình vú bò ở góc sau trên. Đôi khi chúng ta thấy niêm mạc của hòm nhĩ phù nề và thoát vị qua lỗ thủng như là một cái polyp.

Số bạch cầu trong máu tăng lên.

X quang trong thể này cho những hình ảnh có thể đọc được : toàn bộ xương chũm bi mờ đều, nhất là xung quanh khối mê nhĩ.

C) Giai đoạn xuất ngoại :

Sau một thời gian ngắn, vùng sau và trên tai bị sưng làm cho vành tai bị đẩy về phía trước và dưới. Rãnh sau tai bị lấp đầy (triệu chứng Jacques). Da ở đấy phù nề, căng, ở ổ và đau. Cuối cùng hiện tượng chuyển sóng (nucluation) xuất hiện dưới da, báo hiệu rằng sấp vỡ mủ đến nơi.

Tuy triệu chứng cục bộ rõ rệt như vậy, nhưng thể trạng của hài nhi lại tốt lên : từ khi có xuất ngoại em bé bớt sốt, bớt ỉa chảy, bú được và cân cũng không tụt nữa.

đây có thể có một sự nhầm lẫn mà chúng ta nên tránh. Viêm tấy hạch sau tai cũng sưng giống như viêm xương chũm xuất ngoại. Cách phân biệt hai bệnh này chúng tôi đã nói ở bài viêm xương chũm cấp tính. Ở đây chúng tôi chỉ nhắc thêm rằng : viêm tấy hạch sưng nhiều ở phía sau và dưới tai, còn apxe do xương chũm thường sưng nhiều về phía trên và trước cửa tai do sự tham gia của nhóm tế bào mỏm tiếp (nhọt thái dương của các thầy thuốc thời xưa).

Tiên lượng của viêm tai xương chũm thể điển hình nói chung là tốt, vì chẩn đoán dễ và điều trị cũng không khó.

Hiện nay những thể rõ rệt trở nên hiếm vì chúng ta chích rạch màng nhĩ sớm và dùng kháng sinh đúng mức cho nên viêm xương chũm xuất ngoại của hài nhi là một hiện tượng hầu như không còn thấy nữa ở thành thị.

2. Thể tiềm tàng (forme latente).

Trái với thể điển hình, trong thể tiềm tàng các triệu chứng viêm tai đều lu mờ, còn triệu chứng toàn thân thì ồ ạt và chiếm hàng đầu trong bệnh cảnh.

Bệnh nhân thường là những hài nhi đẻ thiếu tháng, suy dinh dưỡng, có rối loạn tiêu hóa hoặc vừa mới bị sởi, bị cúm.

A) Triệu chứng toàn thân :

Các triệu chứng toàn thân rất phong phú và được xếp làm ba loại hay ba hội chứng tùy theo biến diễn lâm sàng : hội chứng nhiễm độc, hội chứng suy mòn, hội chứng nhiễm trùng.

Hội chứng nhiễm độc :

Đây là thể nặng nhất mà người ta còn gọi là thể dạng tả.

Hội chứng bắt đầu một cách đột ngột.

Nhiệt độ không đều : lúc đầu xoay quanh 38 - 390 về sau có thể lên 410 hoặc xuống 360.

- Rối loạn tiêu hóa bắt đầu bằng bỏ bú và nôn. Hài nhi không ăn được sữa, mỗi lần đổ sữa vào mồm thì nôn ra. Em bé chỉ uống được chút ít nước đường ; nôn ra tiết nhầy lẫn mật vàng hoặc máu, có ăn cũng nôn, không ăn cũng nôn. Bệnh nhân đi ngoài mỗi ngày vài chục lần, phân hoa cà hoa cải hoặc nước lỏng, thói .

Hiện tượng mất nước rất rõ rệt :

Thớp trán lõm, da khô và giữ nếp nhăn, bụng mềm và hóp xuống hoặc chướng hơi, đầu các chi đều lạnh và tím xanh. Hàng ngày cần tụt xuống từ 100 đến 300 gam.

Bệnh nhân đái rất ít.

Các triệu chứng thần kinh rất đặc biệt và không bao giờ vắng mặt.

Mặt của hài nhi trắng bệch như sáp hoặc xám chì, cánh mũi bị bẹp, mắt lõm và có quầng đen, hai mí mắt mở rộng, em bé có vẻ nhìn chòng chọc vào một điểm ở đàng xa và tỏ ra lo âu.

Thỉnh thoảng nhãn cầu co giật. Em bé nhai tóp tép nằm yên không cử động, thở ở với ngoại cảnh. Dần dần em bé đi vào hôn mê, rên rỉ hoặc lên cơn co giật, cứng gáy.

- Rối loạn tim mạch : mạch nhanh, yếu, khó bắt, không đều, huyết áp thấp, tiếng tim đục.

- Rối loạn hô hấp : thở nông và nhanh giống như phế quản - phế viêm.

- Rối loạn vận mạch : cơn tím tái, toát mồ hôi, xuất huyện ở phủ tạng do giãn mao mạch (não, thượng thận, phổi, gan...).

- Rối loạn tiết niệu : nước đái ít, có nhiều anbumin, đôi khi có cả phù nề (viêm thận)

- Rối loạn về máu : bần huyết, tăng bạch cầu, máu bị cô lại. Urê trong máu tăng.

- Rối loạn điện giải : dự trữ kiềm giảm (nhiều axit) mất iông clo, iông kali, iông natri.

Tất cả những triệu chứng kể trên cho chúng ta thấy rằng đây là một hội chứng nhiễm độc thần kinh giống như những hội chứng ác tính do thương tổn thần kinh thực vật mà chúng ta thấy trong các bệnh nhiễm trùng nặng.

Do đó nếu thầy thuốc chỉ nhìn phiến diện về mặt triệu chứng toàn thân, triệu chứng tiêu hóa, thì rất dễ bỏ sót bệnh viêm tai xương chũm hài nhi.

Hội chứng suy mòn :

Trong thể này, bệnh bắt đầu từ từ, biến diễn chậm, ngày càng tăng. Các triệu chứng chính là :

- Rối loạn tiêu hóa : nôn và đi tiểu mỗi ngày năm bảy lần.

- Mất cân nhiều : mỗi ngày tụt độ vài trăm gam, tuy rằng không mất nước nhiều lắm.

- Sốt : sốt thất thường, không cao.

Toàn thể trạng xấu, hiện tượng thiếu dinh dưỡng kéo dài và đưa đến suy dinh dưỡng. Em bé gây, da bọc xương, lớp mỡ ở bụng tiêu mất, mặt gây tọp, gò má nhô ra trông giống như mặt khỉ.

Trước một bệnh cảnh suy dinh dưỡng kèm theo sốt nhưng không có nguyên nhân rõ rệt ở đường tiêu hóa, thầy thuốc phải nghĩ đến viêm tai xương chũm.

Hội chứng nhiễm trùng :

Triệu chứng chính là sốt kéo dài từ tuần này sang tuần khác. Nhiệt độ ở vào khoảng 38 - 39o, khi lên khi xuống thất thường.

Bạch cầu trong máu tăng.

Em bé bú kém, ban đêm hay quấy khóc ; ban ngày nằm lịm. Bệnh nhân đi ngoài ngày vài lần, phân lổn nhổn xanh kiểu hoa cà hoa cải, đôi khi em bé nôn.

Trong thể này hài nhi có gây chút ít, lớp mỡ ở bụng vẫn còn và cân vẫn như cũ hoặc có tụt xuống vài trăm gam.

Ngày xưa người ta hay gọi tình trạng này là sốt cán nguyên ẩn (hyperthermie cryptogénétique). Bây giờ chúng ta biết rằng sốt kéo dài như vậy có thể là do viêm tai xương chũm.

B) Triệu chứng ở tai :

Soi màng nhĩ ở hài nhi rất khó, cần phải có ống soi tai đúng cỡ, đèn Clar bội tụ và kính lúp phóng đại. Màng nhĩ thường nằm nghiêng, gần như song song với thành dưới của ống tai ngoài vì vậy chúng ta nên kéo dái tai về phía dưới trong khi soi. Nếu ống tai có nhiều lông tơ chúng ta phải bôi dầu vaselin cho lông nằm xuống.

Các triệu chứng ở tai rất nghèo nàn. Bệnh tích thường có ở cả hai tai.

Trong giai đoạn đầu chúng ta thấy một vết đỏ hình trăng lưỡi liềm ở phần trên của màng nhĩ, về sau vết đỏ lan dần ra khắp màng nhĩ. Tam giác sáng bị xóa mờ. Màng nhĩ có thể phồng lên như mặt kính đồng hồ.

Trong một số trường hợp màng nhĩ không đỏ nhưng lại vàng hoặc nâu. Lớp biểu mô thường bị tróc vảy làm cho màng nhĩ có vẻ nhăn như giấy bị vò, hoặc óng ánh như có phủ một lớp sương muối.

Những hình ảnh này không có gì là đặc hiệu cho viêm tai xương chũm.

Những hình ảnh mờ góc sau trên của màng nhĩ hoặc sụp thành sau ống tai ít được thấy trong thể bệnh này.

Chích rạch màng nhĩ thường có mủ hoặc tiết dịch lẫn máu. Trong một số ít trường hợp,tai hoàn toàn khô và khi rạch màng nhĩ có tiếng kêu như chọc thủng mặt trống.

Hiện tượng này không có nghĩa là tai hoàn toàn lành mạnh. Hai mươi bốn giờ sau khi rạch nhĩ và tiếp nước cho bệnh nhân, tai sẽ bắt đầu chảy nước.

Phim xương chũm của hài nhi chỉ có giá trị tương đối. Tư thế Sule (Schuller) cho chúng ta thấy khối mê đạo bị mờ, bờ trước tĩnh mạch bên đậm nét (triệu chứng Amédée Granger). Bình thường ở hài nhi chúng ta thấy rõ ống bán khuyên của mê nhĩ nhưng không thấy rõ bờ trước của tĩnh mạch bên. Hình ảnh các tế bào rất khó thấy ở hài nhi dưới ba tháng. Trên sáu tháng chúng ta có thể đánh giá sự lu mờ của các tế bào chũm.

Chọc sào bào theo kiểu Lalơmăng và Lirông đen (Lallemant và Lhirondelle) cũng không cho kết quả tuyệt đối : có khi có viêm tai xương chũm thật, nhưng chọc sào bào lại không có mủ. Hiện nay người ta có xu hướng thay chọc sào bào bằng làm phẫu thuật mở sào bào. Đây là một phẫu thuật vừa có giá trị chẩn đoán vừa có tác dụng điều trị.

Nói chung trong viêm tai xương chũm tiềm tàng các triệu chứng thực thể ở tai rất ít và lu mờ nhưng nếu chúng ta chịu khó tìm thì sẽ thấy. Cần phải xem bệnh nhân nhiều lần mới có thể kết luận.

3. Thể viêm tai xương chũm ẩn (oto - mastoiđile occulte).

Trái với những thể trên, trong thể ẩn, bệnh nhân chỉ có những triệu chứng toàn thân mà không có triệu chứng ở tai. Do đó vấn đề chẩn đoán bệnh hoàn toàn do các thầy thuốc nhi khoa tiến hành.

Thầy thuốc nhi khoa yêu cầu khoa tai mũi họng mổ để giải quyết tình trạng nhiễm độc thần kinh. Vì vậy người ta quen gọi thể này là thể viêm tai xương chũm hài nhi của thầy thuốc nhi khoa.
 MedPix™ Image 39422

Bệnh nhân có hội chứng nhiễm độc thần kinh với những triệu chứng như sốt, rối loạn tiêu hóa, mất nước nhiều, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn tim mạch, rối loạn điện giải... mà chúng tôi đã trình bày ở thể tiềm tàng.

Nhưng khi khám tai mũi họng thì thấy tai hoàn toàn bình thường, khi chích màng nhĩ không thấy có mủ hoặc nước ở tai.

Đây là những trường hợp viêm xương chũm không có viêm tai. Sự viêm nhiễm xâm nhập vào xương bằng đường máu. Có tác giả cho rằng viêm xương chũm ở đây chỉ là một hiện tượng thứ phát do sự suy sụp của toàn thể trạng.

Nguyên nhân của nhiễm độc thần kinh có thể do cúm, viêm não virut, viêm phổi đốm, viêm họng độc tính, viêm vòm mũi họng, viêm vòi ơxtasi đơn thuần, cảm nắng...

Bệnh tích xương chũm không có tính chất quyết định, trong sự phát sinh của hội chứng nhiễm độc thần kinh phẫu thuật mở sào bào và hồi sức trong viêm tai xương chũm thể ẩn chỉ cho kết quả tốt trong 30% (Kreisler).

Những thủ thuật nhỏ như chích màng nhĩ, hút mủ ở vòi ơxtasi phối hợp với hồi sức cũng cho kết quả tốt trong một số trường hợp.

Như vậy chúng ta thấy rằng viêm tai xương chũm thể ẩn chỉ là một trong những nguyên của hội chứng nhiễm độc thần kinh ở hài nhi. Hiện nay chúng ta ít gặp thế này.

BIẾN CHỨNG

hài nhi chúng ta thấy có một số biến chứng khác hơn ở người lớn.

Viêm màng não - não là một biến chứng tương đối phổ biến. Em bé lên cơn co giật, cứng chân tay, mắt trợn ngược, hôn mê...

Tiên lượng rất xấu.

Phế quản - phế viêm cũng là một biến chứng rất nặng, làm tăng tỷ lệ tử vong trong viêm tai xương chũm hài nhi.

Hội chứng xanh tái sốt cao (paleur-hyperthermic) thường thấy ở trẻ dưới sáu tháng, nhất là sau khi phẫu thuật. Nhiệt độ cứ lên dần : 39, 40, 41o. Toàn thân em xanh tái. Nhịp thở ngày càng nhanh. Bệnh nhân hôn mê dần và chết.

Apxe dưới da cũng là một biến chứng thường gặp. Sức đề kháng của những em bé này rất yếu nên da rất dễ bị viêm.

CHẨN ĐOÁN

Trong thể viêm tai xương chũm điển hình rõ rệt, vấn đề chẩn đoán không có gì khó khăn da vùng xương chũm sưng đỏ làm cho chúng ta nghĩ ngay đến bệnh ở xương chũm.

Trong thể tiềm tàng chúng ta dựa vào triệu chứng thực thể ở màng nhĩ và tiền sử (cách đây độ ba tuần em bé có bị sốt, ngạt mũi hoặc chảy tai) để chẩn đoán viêm tai xương chũm.

Trong thể ẩn, vấn để chẩn đoán gay go hơn nhiều, chúng ta cần biết rõ em bé có bị viêm tai xương chũm hay không để đặt ra hướng điều trị. Thường người ta hay dựa vào hai đặc điểm sau đây để chẩn đoán bệnh.

A) một hài nhi màng nhĩ bình thường nhưng có tiền sử viêm tai, khi hội chứng nhiễm độc thần kinh xuất hiện phải nghĩ đến viêm tai xương chũm thể ẩn.

B) Khi hội chứng nhiễm độc thần kinh xuất hiện ở một hài nhi mà màng nhĩ bình thường không có triệu chứng viêm nhiễm ở đường ruột, ở họng, ở phổi, ở não, không bị cúm, không bị cảm nắng..., và nhất là sau khi đã được khoa nhĩ điều trị đúng đắn nhưng không khỏi, chúng ta phải nghĩ đến viêm tai - xương chũm thể ẩn.

Đó là hai nguyên tắc thấm nhuần tinh thần cảnh giác và thận trọng mà chúng ta có thể rút ra trong cuộc tranh luận kéo dài hàng mấy chục năm nay giữa các thầy thuốc Nhi khoa và Tai mũi họng.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị gồm hai phần : điều trị bằng thuốc và điều trị bằng phẫu thuật. Chúng tôi nhấn mạnh thể nhiễm độc.

1. Điều trị bằng thuốc.

Điều trị bằng thuốc, trong trường hợp có nhiễm độc thần kinh, phải được tiến hành trước tiên và thuộc phạm vi nhi khoa. Người ta còn gọi giai đoạn này là hồi sức.

Nó có thể kéo dài từ 12 đến 24 giờ. Hồi sức có tác dụng điều chỉnh những rối loạn chất dịch trong cơ thể làm cho bệnh nhân có đủ sức chịu đựng phẫu thuật.

A) Phục hồi khối lương nước :

Khối lượng nước đưa vào cơ thể mỗi ngày là 150 đến 200 gam cho một kilôgam cơ thể. Người ta thường hay dùng một nửa dung dịch mặn đẳng trương và một nửa dung dịch ngọt đẳng trương pha lẫn nhau, tiêm nhỏ giọt vào mạch máu.

Chúng ta cũng có thể đưa dung dịch vào bằng phương pháp tiêm lọc máu dưới da (hypodermoclyse) nếu chúng ta có thuốc làm tỏa lan loại hyaluronidaza (Tween 80).

Trong trường hợp có nhiễm axit chúng ta nên tiêm thêm bicachonat natri (thêm 3g bicacbonat natri vào 100ml dung dịch mặn). Ngoài dung dịch tiêm ra chúng ta cũng nên truyền thêm máu (20g).

Hài nhi hoàn toàn nhịn bú, thỉnh thoảng chúng ta đổ vào mồm em bé một thìa dung dịch mặn đẳng trương.

B) Trợ tim mạch :

Tiêm uabain vào mạch máu (1/8mg), tiêm long não vào bắp thịt, tiêm tinh chất thượng thận (O,10g vào bắp thịt), tiêm desoxycocticosteron (percortcne 5mg vào bắp thịt). Tiêm 3ml nơvocain 1% vào tĩnh mạch. Nếu có chướng bụng nên tiêm prostigmin. Không nên quen vitamin B1, C và K. Cho uống một giọt digilalin. Cho thở Oxy.

C) An thần : Trong trường hợp em bé co giật, sốt cao chúng ta cho thêm gacdenal hoặc làm đông miền nhân tạo với hỗn hợp gây hệt (coctail lytique : chlorpromazine + phénergan + dolosal).

D) Chống viêm : Pênixilin 500.000 đơn vị mỗi ngày.

Tetraxyclin 50mg, tiêm nhỏ giọt vào mạch máu (pha lẫn vào dung dịch NaCl).

Sunfamit tiêm vào bắp mỗi ngày O,50g, chia làm 2 lần.

2. Điều trị phẫu thuật.

Sau khi điều trị bằng thuốc, các triệu chứng toàn thân sẽ khá lên và chúng ta nên lợi dụng lúc đó để phẫu thuật.

Nên mổ càng sớm càng tốt, nếu không thể trạng sẽ suy sụp trở lại và ít có hy vọng nâng lên được.

Nếu là một em bé bụ bẫm bị viêm tai xương chũm điển hình rõ rệt, chúng ta có thể truyền dịch rồi mổ, không qua giai đoạn hồi sức.

Chúng ta gây tê cục bộ bằng novocain 1%. Phẫu thuật sẽ được tiến hành cả ở hai bên, trừ trường hợp viêm tai xương chũm điển hình rõ rệt trong đó tai đối diện hoàn toàn lành mạnh.

Phẫu thuật thường được dùng trong trường hợp có nhiễm độc thần kinh là mở sào bào đơn thuần. Phẫu thuật này có ưu điểm là nhanh (trong vòng năm phút), ít gây choáng.

Riêng trong trường hợp có viêm xương điển hình, có xuất ngoại và không có hội chứng nhiễm độc thần kinh, chúng ta nên làm phẫu thuật mở sào bào-thượng nhĩ để tránh tái phát hoặc apxe sẹo về sau.

Sau khi phẫu thuật hội chứng xanh tái-sốt cao có thể xuất hiện. Để đề phòng biến chứng này, sau khi mổ người ta nhỏ adrenalin vào lỗ mũi hài nhi mỗi bên một giọt, ba giờ một lần, trong 24 giờ.

Khi biến chứng này đã xuất hiện thì người ta dùng các phương pháp hạ nhiệt để đối phó tiêm thuốc liệt hạch (largactil, plegomazin) và chườm nước đá.

Cuối cùng chúng ta nên nạo V.A cho những bệnh nhân này ba tuần sau khi mổ xương chũm.

3. Phòng bệnh.

Chúng ta cần lưu ý đến những điểm sau đây trong vấn đề phòng bệnh viêm tai xương chũm hài nhỉ :

Bảo đảm vệ sinh mũi họng : tránh tập trung đông trẻ em ở những nơi thiếu vệ sinh. Nơi nằm của em bé phải có màn che ruồi muỗi. Tã và chăn phải được giặt rũ sạch sẽ. Tuyệt đối không cho hài nhi nằm lăn dưới đất.

Mỗi khi em bé có viêm mũi phải lập tức nhỏ thuốc sát trùng như acgyrol dấu gômênon vào mũi.

- Cho ăn uống đúng quy cách : Tránh những rối loạn tiêu hóa do ăn uống gây ra như cho hài nhi hai tháng ăn bột. Rối loạn dinh dưỡng ở hài nhi và suy nhược cơ thể thường là tiền đề cho viêm tai xương chũm thể tiềm tàng hoặc thể ẩn.

- Nên vận động và tạo điều kiện cho bà mẹ nuôi con bằng sữa của mình.

- Tuyên truyền dùng sữa bò, sữa trâu, sữa đậu nành trong trường hợp thiếu sữa mẹ.

- Mỗi lần hài nhi bị sốt mà không có triệu chứng nhiễm trùng ở phổi, ở đường tiêu hóa, chúng ta phải khám tai nhiều lần, một cách có hệ thống. Nếu có viêm tai thì phải điều trị ngay lập tức trước khi hội chứng nhiễm độc xuất hiện.

Bộ môn Tai Mũi Họng ĐH Y Dược TpHCM

-----------------------------------

Giảng Đường Y Khoa

http://giangduongykhoa.blogspot.com

http://giangduongykhoa.net

-----------------------------------

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases