Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

Viêm họng

Viêm  họng
Viêm họng là thuật ngữ y học chỉ tình trạng viêm và sưng của cuống họng. Hầu hết những nguyên nhân của viêm họng (như nhiễm virus thong thường hoặc sử dụng giọng nói quá mức) đều không nghiêm trọng. Tuy nhiên trong một ít nguyên nhân khác có thể cần phải can thiệp chuyên môn.

NGUYÊN NHÂN

Viêm họng thường là do virus hoặc do sử dụng giọng nói quá mức. Đôi khi có thể nguyên nhân của viêm họng là do vi trùng và hiếm hơn nữa là do các nhiễm trùng như lao, giang mai hoặc nhiễm nấm. Nếu bị viêm họng kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra xem có khối u hay không, đôi khi có thể chúng đã bị ung thư hóa. Những người hút thuốc có nguy cơ bị ung thư cao.

TRIỆU CHỨNG

· Những triệu chứng thường gặp của viêm họng

o Khàn tiếng

o Cảm giác ngứa ở cổ họng

o Cảm giác thôi thúc muốn làm sạch cổ họng (muốn khạc, nhổ chất tiết ra ngoài)

o Sốt

o Ho

o Sung huyết

· Thường viêm họng sẽ tiến triển đến đau họng sau một vài ngày

KHI NÀO CẦN ĐẾN SỰ CAN THIỆP Y KHOA
Gọi bác sĩ

· Đôi khi viêm họng có thể tiến triển nặng hơn. Nếu gặp một số triệu chứng sau, bạn nên đến gặp bác sĩ:

o Sốt cao kèm với đau họng

o Ho ra đàm vàng hoặc xanh

o Ho ra máu

o Không thể uống nước được

o Có tiền sử bị bệnh về họng và hô hấp

o Triệu chứng kéo dài trong 2 đến 3 tuần ngay cả khi bạn ít sử dụng giọng nói hơn.

· Trẻ em thì khác với người lớn vì chúng dễ bị nhiễm trùng bởi một số loại siêu vi

o Nếu bé chỉ bị khàn tiếng, kèm hoặc không kèm với những triệu chứng nhiễm virus khác như sốt nhẹ (nhỏ hơn 38°C), chảy mũi, đau cơ, ho, hoặc nghẹt mũi thì điều trị cũng tương tự như người lớn.

o Nếu bé bị sốt, đau họng, không ăn hoặc uống, số tã bị ướt ít hơn (chứng tỏ bé uống ít nước hơn), bạn nên đưa bé đến bác sĩ để khám.

Đến bệnh viện

· Trong một số trường hợp có thể đe dọa mạng sống và bạn không được trì hoãn. Hãy đi đến phòng cấp cứu nếu có một trong số những triệu chứng sau:

o Khó thở

o Cảm giác như cổ họng bị đóng lại

o Không nuốt được

o Chảy nước dãi

o Phải ngồi thẳng để thở

· Nếu bé bị chảy dãi (nhiều hơn bình thường), có tiếng rít trong cổ họng khi thở, hoặc thở khó thì bạn nên đưa bé đến bệnh viện.

LÂM SÀNG & CẬN LÂM SÀNG

Thường thì bạn có thể được đánh giá một cách đầy đủ chỉ bằng những bước hỏi bệnh và thăm khám hoàn chỉnh.

o Bác sĩ sẽ chú ý đặc biệt đến tai, mũi, họng và cổ

o Nếu triệu chứng nặng nề, đặc biệt là ở trẻ em, bác sĩ có thể yêu cầu bạn chụp X-quang vùng cổ và ngực.

o Bác sĩ cũng có thể nhìn vào họng của bạn bằng 1 cái đèn soi nhỏ và sáng. Nó sẽ được đưa vào mũi bạn sau khi bạn được gây tê vùng mũi. Thủ thuật này chỉ kéo dài khoảng vài phút và có thể cho nhiều thong tin quan trọng.

o Đôi khi ở trẻ em, người lớn thì hiếm gặp hơn, bác sĩ có thể cho thử công thức máu.

ĐIỀU TRỊ
Tại nhà

Nếu như những triệu chứng trên xuất hiện trong vòng vài ngày hoặc xảy ra ngay sau khi bạn sử dụng giọng nói nhiều hơn bình thường thì cách điều trị chính là để giọng nói của mình nghỉ ngơi tối đa trong mức có thể.

  • Nếu bạn có những triệu chứng của nhiễm virus, chẳng hạn như sốt nhẹ, ho, nghẹt mũi, chảy mũi, đau cơ, cảm giác kiệt sức, bạn nên uống nhiều nước, uống acetaminophen (Tylenol, Panadol) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin).
  • Nhiều người phát hiện ra rằng xông hơi, chẳng hạn như từ nước nóng hoặc vòi sen, hoặc sương ẩm có thể làm họ cảm thấy khá hơn.
  • Trong tất cả các trường hợp, bạn nên tránh hút thuốc và tránh xa khu vực những người có hút thuốc.
Tại phòng mạch hay bệnh viện

· Sau khi khám cẩn thận, bác sĩ sẽ quyết định phương thức điều trị

o Trong hầu hết trường hợp, bác sĩ sẽ tư vấn bạn những cách tự chăm sóc tại nhà và có thể tiêm steroid hoặc kê toa.

o Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị nhiễm vi trùng, ông ta/cô ta sẽ cho bạn sử dụng một đợt điều trị kháng sinh.

o Đôi khi bác sĩ có thể sẽ giữ bạn lại tại phòng mạch hoặc phòng cấp cứu một khoảng thời gian ngắn để theo dõi phòng trường hợp bệnh có thể sẽ diễn tiến xấu đi một cách nhanh chóng.

· Nếu bạn có bất kỳ một dấu hiệu hoặc triệu chứng nào về hô hấp hoặc bạn nghĩ đường thở của bạn bị sưng và đóng lại thì bạn sẽ được đề nghị đến bệnh viện.

o Ở những trường hợp cấp cứu, xuất hiện nhiều ở trẻ em hơn là so với người lớn, rất nguy hiểm khi cổ họng bị sưng và đóng lại.

o Có thể sẽ cần phải đặt 1 ống vào trong họng để có thể thở được dễ dàng (đặt nội khí quản).

o Bạn sẽ được đặt máy giúp thở.

o Trong trường hợp này, bạn sẽ được tiêm tĩnh mạch kháng sinh và có thể là steroid.

THEO DÕI
  • Nếu bạn được kê toa, bạn cần phải mua thuốc và uống ngay lập tức theo chỉ dẫn. Để có thể điều trị được thích hợp và ngăn ngừa tái phát, bạn không nên ngưng điều trị giữa chừng ngay sau khi cảm thấy khỏe hơn.
  • Bạn nên sử dụng giọng nói càng ít càng tốt và tránh hút thuốc.
  • Luôn luôn báo bác sĩ nếu như các triệu chứng của bạn trở nên xấu đi hoặc bị sốt cao.
  • Nếu bạn bị khó thở hoặc có cảm giác cổ họng đóng lại, bạn nên đến phòng cấp cứu hoặc gọi điện thoại cấp cứu.
PHÒNG NGỪA

Vì hầu hết các trường hợp viêm họng là do virus, do đó cách phòng ngừa tốt nhất là bảo đảm rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi đưa tay lên mặt. Kể cả khi cố gắng như vậy, cũng giống như cảm cúm, ta không thể ngăn ngừa tất cả các nguy cơ được. Đối với trẻ em, việc tiêm ngừa vaccine Haemophilus influenza là rất quan trọng để bảo vệ chúng khỏi những nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến mạng sống. Ngoài ra, cần chú ý không sử giọng nói quá mức.

Viêm họng mạn tính cũng rất đáng quan tâm. Nếu bạn bị thay đổi giọng nói hoặc khàn tiếng kéo dài hơn 2 – 3 tuần, bạn nên đến gặp bác sĩ. Sự thay đổi giọng nói kéo dài này có thể gây ra bởi những nguyên nhân có thể điều trị được dễ dàng như trào ngược acid dịch vị hoặc tiếp xúc với chất gây kích thích dây thanh âm. Tuy nhiên nó cũng là dấu hiệu đầu tiên của một bệnh nặng, như khối u ở thanh quản và cần phải có sự can thiệp của y học.

(dịch từ Emedicinehealth)

Y học NET

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases