Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

Viêm ruột thừa

Ruột thừa là một túi có hình ống hẹp dính vào với ruột. Khi ruột thừa bị tắc nghẽn, nó sẽ trở nên viêm và dẫn đến viêm ruột thừa. Nếu sự tắc nghẽn vẫn tiếp tục diễn ra, các mô viêm sẽ nhiễm trùng và bắt đầu chết đi do thiếu máu và cuối cùng dẫn đến vỡ ruột thừa.

Viêm ruột thừa là một bệnh hay gặp ở khoảng 6% dân số. Thường gặp nhất ở độ tuổi từ 10 đến 30 tuổi, nhưng nó có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Gia tăng cảnh giác để có thể nhận biết và điều trị kịp thời những trường hợp viêm ruột thừa ở những người già và trẻ em là rất cần thiết vì đó là những người có tỷ lệ bị biến chứng cao.

NGUYÊN NHÂN

Hiện vẫn chưa có nguyên nhân rõ ràng của viêm ruột thừa. Người ta nghĩ rằng những chất thải từ hệ tiêu hóa có thể là nguyên nhân gây tắc nghẽn. Viêm ruột thừa không di truyền và không lây nhiễm từ người này sang người khác được.

TRIỆU CHỨNG

Viêm ruột thừa thường bắt đầu bằng một cơn đau mơ hồ ở giữa bụng, xung quanh rốn. Cơn đau di chuyển dần đến phần bụng dưới bên phải (phía trên hông phải) sau 24 giờ. Theo những mô tả cổ điển, cơn đau bụng của viêm ruột thừa thường đi kèm với nôn ói, chán ăn và sốt. Tuy nhiên, hơn phân nửa những người bị viêm ruột thừa không bị tất cả những triệu chứng trên cùng một lúc. Những trường hợp thường gặp hơn là sự kết hợp của một vài trong số các triệu chứng trên.

  • Cần phải mất từ 4 - 48 giờ để các triệu chứng của viêm ruột thừa tiến triển. Trong thời gian này, bệnh nhân có thể sẽ bị chán ăn, nôn óiđau bụng theo những mức độ khác nhau. Một số người có thể bị táo bón, tiêu chảy.
  • Những triệu chứng sớm của viêm ruột thừa thường khó phân biệt được với những bệnh khác như viêm dạ dày-ruột. Nhiều bệnh nhân đến bệnh viện với dự đoán là mình bị viêm ruột thừa nhưng lại xuất viện với chẩn đoán là viêm dạ dày-ruột. Viêm ruột thừa thật sự thường hay bị chẩn đoán nhầm với viêm dạ dày-ruột ở giai đoạn đầu của bệnh.
  • Trẻ em và người già thường có ít triệu chứng hơn gây khó chẩn đoán hơn nên tỷ lệ các biến chứng cũng cao hơn.

KHI NÀO CẦN ĐẾN SỰ CAN THIỆP CỦA Y HỌC

Gọi cho bác sĩ nếu như bạn bị đau bụng dưới ở giữa hoặc bên phải cấp kèm với sốtnôn ói.

Nếu đau bụng kéo dài hơn 4 giờ, cần phải đến phòng cấp cứu để được đánh giá ngay lập tức.

LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG

  • Xét nghiệm: không cần phải xét nghiệm máu để xác định chẩn đoán viêm ruột thừa, tuy nhiên, một mẫu máu sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích đếm số lượng bạch cầu có trong máu. Số lượng bạch cầu thường tăng đơn độc trong trường hợp này. Tuy nhiên, vẫn có thể gặp trường hợp số lượng bạch cầu ở giới hạn bình thường và tăng số lượng bạch cầu cũng có thể gặp ở một số bệnh khác. Có thể bạn sẽ được thử nước tiểu để tìm xem có nhiễm trùng đường niệu hay không (hoặc bạn có thai hay không, nếu là phụ nữ), đây cũng có thể là những nguyên nhân gây đau bụng.
  • Chẩn đoán hình ảnh: viêm ruột thừa được chẩn đoán dựa trên những triệu chứng cổ điển và khám lâm sàng. Tuy nhiên, những phương tiện chẩn đoán hình ảnh sẽ được sử dụng nếu như chẩn đoán vẫn chưa được chắc chắn. Thường bạn sẽ được chụp CT scan vùng bụng và vùng chậu để đánh giá xem cơn đau có phải là do viêm ruột thừa gây ra hay không. Siêu âm có thể được dùng để đánh giá trên trẻ em.

ĐIỀU TRỊ

Tại nhà

Không được điều trị tại nhà, nếu như nghi ngờ, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc đến ngay phòng cấp cứu. Tránh ăn hay uống nước vì điều này có thể làm cuộc mổ trở nên phức tạp hơn, hoặc có thể phải hoãn cuộc mổ lại. Nếu bạn đang khát, hãy rửa miệng qua bằng nước. Không uống thuốc xổ, kháng sinh, hoặc thuốc giảm đau, vì chúng có thể làm chậm trễ chẩn đoán và có thể gây vỡ ruột thừa hoặc gây ra những dấu hiệu giả, làm bác sĩ chẩn đoán khó khăn hơn.

Phẫu thuật

Phương pháp điều trị viêm ruột thừa tốt nhất là cắt bỏ ruột thừa trước khi nó bị vỡ hoặc thủng. Trong khi chờ đợi được phẫu thuật, có thể bạn sẽ được truyền dịch để tránh mất nước. Bạn không được phép ăn hoặc uống vì như vậy sẽ làm cho việc gây mê trong phẫu thuật trở nên khó khăn, phức tạp hơn.

Thường bạn sẽ được phẫu thuật qua nội soi (đưa một camera vào ổ bụng qua một vết cắt nhỏ ở thành bụng). Tuy nhiên, ở một vài trường hợp, có thể các bác sĩ sẽ phải mở bụng để có thể lấy ruột thừa ra.

NHỮNG BƯỚC TIẾP THEO

Sau phẫu thuật, nếu mọi chuyện đều ổn, bạn có thể sẽ dần dần phục hồi với chế độ ăn bình thường và không được hoạt động thể lực trong ít nhất từ 2 đến 4 tuần. Bác sĩ sẽ phải kiểm tra vết mổ trong 1 tuần kế tiếp để xem có bị nhiễm trùng hay không.

Phòng ngừa

Không có cách nào để tiên đoán xem viêm ruột thừa sẽ xảy ra lúc nào do đó cũng không có cách phòng ngừa.

Tiên lượng

Với những trường hợp viêm ruột thừa không có biến chứng, hầu hết các bệnh nhân sẽ hồi phục mà không để lại hậu quả lâu dài nào.

Nếu bị vỡ ruột thừa thì nguy cơ bị biến chứng cao lên gấp 10 lần, trong đó có cả tử vong. Nguy cơ cũng gia tăng ở những bệnh nhân còn nhỏ hoặc quá già và những người đã bị suy yếu hệ miễn dịch, bao gồm cả những bệnh nhân bị đái tháo đường.

Theo emedicinehealth - Y học NET dịch

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases