Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

Lưỡi chẩn

http://www.thegeminiweb.com/babyboomer/wp-content/uploads/2007/05/tongue_1.jpg
Lưỡi là 1 tổ chức cấu tạo bởi nhiều cơ trơn hợp thành. Các lớp niêm mạc, nhất là phía trên lưỡi, tạo thành rêu lưỡi.

Các dây thần kinh mạch máu và các nhú dạng chỉ (Pulpilae Folifermis) của lưỡi rất nhậy, do đó các thay đổi chức năng tiêu hóa, thể dịch tình trạng cơ thể... có thể phản ánh nhanh chóng qua lưỡi. Vì vậy, quan sát lưỡi cũng có thể chẩn đoán bệnh khá chính xác và độc đáo.

9.1.- Về hình thể

Lưỡi được phân chia như sau :
- Đầu lưỡi thuộc Tâm.
- Cuống lưỡi thuộc Thận.
- Giữa lưỡi thuộc Tỳ.
- 2 bên rìa lưỡi thuộc Can.
Thí dụ :
+ Thấy đầu lưỡi lở dộp, có thể nghĩ đến hỏa của tâm vượng.
+ Cuống lưỡi sưng, cuống lưỡi lở là dấu hiệu hỏa của thận vượng.
+ Giữa lưỡi xám đen là dấu hiệu thủy của Tỳ suy.

9.2.- Màu sắc và chất lưỡi
Xem lưỡi, thường tập trung vào chất lưỡi và rêu lưỡi.
a) Lưỡi bình thường :
- Chất lưỡi hồng nhạt do màng lưới các mạch máu vận chuyển trong lớp cơ và trong lớp dưới niêm mạc lưỡi làm cho lưỡi đỏ hồng.
- Rêu lưỡi trắng mỏng : do lớp nhú dạng chỉ với lớp thượng bì bị sừng hóa, thêm những vi khuẩn xen lẫn với thức ăn vụn nát, những mảnh tế bào bị hủy hoại và nước miếng do tuyến nước miếng tiết ra, tạo thành chất lưỡi trắng mỏng.

b) Các biến đổi :

b1.- Màu sắc :
- Trắng bệch : liên hệ đến hiện tượng thiếu máu, mao mạch máu bị co lại, huyết dịch giảm sút, dòng máu lưu thông kém, gây phù... Thường có liên hệ với hàn chứng, hư chứng, dương khí suy nhược, khí huyết không đủ.
- Xanh tím : liên hệ ứ máu tĩnh mạch hoặc thiếu oxy trong hồng cầu. Nếu do nhiệt, chất lưỡi xanh tím nhiều, lưỡi khô, ít tân dịch. Nếu do hàn, chất lưỡi xanh tím nhưng ướt tươi. Nếu ứ huyết thì có kèm theo các vết ban hoặc điểm ứ huyết.
- Đỏ : Thuộc nhiệt, do thực nhiệt hoặc hư nhiệt gây nên. Nếu đỏ tím là do nhiệt tà quá thịnh, đã vào phần dinh huyết và huyết, ở bệnh nhân mãn tính là do âm hư hỏa vượng, tân dịch bị giảm nhiều.
- Khô ráo : do nước miếng bài tiết ra bị giảm sút. YHHĐ cho là do hệ thần kinh giao cảm hoạt động mạnh hoặc do hoạt động của hệ Đối giao cảm yếu làm cho tình trạng tiết nước miếng bị giảm sút gây ra chất lưỡi khô ráo. YHCT cho là do nhiệt tà quá thịnh, đốt cháy làm khô tân dịch.
- Có vết nứt : do các nhú dạng chỉ của lưỡi chỗ thì dính, chỗ thì tách rời nhau, gây ra kẽ nứt. Cũng có khi do niêm mạc lưỡi co rút lại gây ra nứt. Thường gặp trong các chứng bệnh nhiệt thịnh đã vào phần lý, dinh, huyết.

b2.- Về hình dáng :
- Phù nề : thuộc Thực chứng, nhiệt chứng, nếu phù 2 bên thường do hư hàn hoặc do đàm thấp kết lại tràn lên.
- Sưng tụ : màu trắng nhạt : do Tỳ và Thận dương hư, chất lưỡi hồng đỏ, do thấp nhiệt bên trong, nhiệt độc mạnh.

b3.- Về cử động của lưỡi :
- Cứng không chuyển động được : do bệnh nhiệt, hôn mê, sốt cao làm tổn thương tân dịch, trúng phong.
- Lệch : do trúng phong.
- Run : do Tâm Tỳ khí huyết hư.
- Rụt ngắn : dấu hiệu bệnh nguy hiểm.
- Lưỡi thè ra ngoài : do Tâm Tỳ có nhiệt hoặc bệnh bẩm sinh phát dục kém ở trẻ em.

c) Xem rêu lưỡi :

- Màu sắc :
c1.- Rêu trắng : thuộc về hàn chứng và biểu chứng.
c2.- Rêu lưỡi vàng : thuộc nhiệt chứng, lý chứng. Do lưỡi bị viêm tại chỗ, phản ứng tiết dịch do có sự tác động của cầu khuẩn vàng xuất hiện ở lưỡi tạo nên.
c3.- Rêu lưỡi đen : thường là bệnh nặng. Nếu đen mà khô là do nhiệt thịnh làm tổn thương tân dịch. Do vi khuẩn sinh sôi nẩy nở làm sừng hóa tế bào. Thường gặp trong chứng sốt cao gây mất nước, bệnh viêm nhiễm lâu ngày dùng kháng sinh lâu ngày làm tối loạn chức năng tiêu hóa ở bao tử, ruột...

- Tính chất :
c4.- Rêu lưỡi dầy : Tà khí đã vào trong hoặc tích trệ ở trong. Đang bệnh, ăn uống kém hoặc chỉ uống chất lỏng khiến tác động cọ sát kém, hoặc do sốt cao mất nước, nước miếng tiết ra bị giảm sút.
c5.- Rêu lưỡi mỏng : hay gặp ở bệnh còn ở biểu, ngoại cảm. Rêu lưỡi từ mỏng biến sang dầy là bệnh nặng lên, từ biểu đi vào lý.
c6.- Rêu lưỡi ướt : biểu hiện tân dịch chưa bị tổn thương, rêu lưỡi ướt trơn là do thủy thấp ứ lại bên trong.
c7.- Rêu lưỡi khô : biểu hiện tân dịch bị hao tổn. Ngoài ra, nếu thấp tà tụ lại bên trong không sinh ra tân dịch cũng gây khô lưỡi.

9.3.- Biểu Hiện Lâm Sàng Giữa Lưỡi Và Bệnh
Theo tạp chí Medical News (Anh), số 30/1980, bác sĩ Tống Nam Đình, trường trung cấp y tế Thượng Hải I, qua quan sát kỹ lưỡng nhiều người bệnh đã đưa ra quan hệ giữa lưỡi và bệnh tật như sau :
- Chất lưỡi đỏ sẫm hoặc xanh tím, rêu lưỡi vàng dầy hoặc xám tro : bệnh nặng.
- Nơi người bị phỏng, diện tích phỏng càng rộng, mức phỏng càng rộng thì chất lưỡi chuyển sang đỏ hồng càng nhanh càng rõ... Phỏng mà kèm nhiễm khuẩn máu thì lưỡi đỏ sẫm và khô ráo.
- Chất lưỡi trắng bệch : gặp ở bệnh mãn tính, bệnh tiến triển chậm, kéo dài.
- Rêu lưỡi vàng : hay gặp ở bệnh nhiễm khuẩn máu do tụ cầu và liên cầu, do đó có thể chẩn đoán là chứng thực nhiệt (thổ vượng do hỏa vượng).
- Lưỡi sáng bóng, không rêu : bệnh nhiễm khuẩn do trực khuẩn mủ xanh.
- Lưỡi đỏ, sáng bóng : gặp ở giai đoạn cuối của Ung thư.
- Lưỡi đỏ sáng bóng lại thêm vết loét ở mặt lưỡi : nguy kịch sắp chết.
- Lưỡi âm hư (chất lưỡi đỏ sẫm, thân lưỡi hao sút, lưỡi khô có vết nứt, có trường hợp sáng bóng, có trường hợp 2 bên đầu lưỡi nổi gai đỏ, giai đoạn cuối của bệnh (thường sáng bóng như gương toàn lưỡi) : bệnh cảm nhiễm nặng, bệnh có khối u ác tính, cường tuyến giáp trạng (Bướu cổ lồi mắt), bệnh tổn thương ở gan, phổi.
- Ruột dư viêm cấp : rêu lưỡi nhờn. (Trên thực tế lâm sàng, có thể dựa dựa trên quan sát lưỡi để đánh giá mức phát triển của bệnh ruột dư viêm cấp) :
+ Qua điều trị, nếu rêu lưỡi dầy, nhờn chuyển sang trắng mỏng là triệu chứng tốt, bệnh thuyên giảm, chiều hướng thuận lợi.
+ Qua điều trị : dù các triệu chứng có lui bớt nhưng rêu lưỡi vẫn thấy nhờn như cũ, không có gì thay đổi cả thường là bệnh không biến chuyển hoặc có khi bệnh bên trong đang trên đà phát triển.
- Gan viêm nặng : lưỡi đỏ sẫm, khô, ít ướt, rêu lưỡi dầy nhờn hoặc khô ráo, vàng hoặc đen. Viêm càng nặng, tiến triển càng xấu, càng thấy trạng thái lưỡi rõ ràng đậm nét hơn. Có trường hợp chỉ thấy lưỡi láng bóng, không rêu.
- Xơ gan : dù trước kia có chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng nhưng bỗng thấy chuyển sang màu đỏ sẫm mà sáng bóng thường là nặng.
- Ung thư gan : Rêu lưỡi có 2 vùng xanh, bầm tím.
- Bệnh nhồi máu cơ tim : lưỡi trở nên bầm tím từng phần, các tĩnh mạch dưới lưỡi biến đổi trạng thái dãn tĩnh mạch. Thường quan sát thấy lưỡi bị trắng, sau 4-5 ngày lớp màng trắng đó sít lại và trở nên đen.
- Ung thư thực quản : lưỡi trở nên bầm tím và 67% trường hợp do tế bào bị tróc ra nên dễ phát hiện được những thay đổi bệnh lý.
- Tiêu cầu thận viêm : trên lưỡi xuất hiện 1 lớp đen xám.
- Cũng theo tác giả, những bệnh thường làm lưỡi thay đổi là bệnh tim, bao tử viêm, loét, phổi viêm, bướu cổ, lồi mắt, đái tháo đường, ruột dư viêm cấp.

theo dongyvietnam.net

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases