Dị vật tai thường gặp ở trẻ em. Trẻ em hay nghịch nhét hạt ngô, hạt đậu, cục sỏi vào tai mình hoặc tai bạn. Những dị vật này ít gây ra biến chứng nguy hiểm. Chính lối gắp vụng về, mù quáng mới đáng sợ. Ở người lớn, dị vật ở tai có thể là cục bông bỏ quên trong tai, hạt chanh do nước gội đầu đưa vào, côn trùng (dán, ruồi, vắt...), mảnh kim khí.
Dị vật không cử động như cục bông, chỉ gây ra những triệu chứng tắc ống tai mà chúng ta đã biết : điếc, ù tai. Trái lại những dị vật sống như côn trùng sẽ gây ra những triệu chứng rất khó chịu như tiếng bò sột sạt, cắn đau, chóng mặt.
Soi ống tai cho phép chúng ta thấy dị vật, đánh giá khối lượng, hình dáng và vị trí của nó.
Biến chứng chính của dị vật là viêm ống tai, nhất là sau khi đã dùng dụng cụ sắc nhọn gắp ra nhưng không kết quả. Viêm
ống tai gây ra phù nề và đau, làm trở ngại việc gắp dị vật về sau.
Điều trị :
Nên thử bơm nước 37 độ như đối với ráy tai, nếu sau khi bơm một lít rưởi nước mà dị vật vẫn không ra thì phải dùng dụng cụ gắp ra.
Muốn lấy dị vật bằng dụng cụ phải có đủ bộ : móc tù, móc nhọn, thìa ráy tai, kìm Đuplay. Đối với trẻ con, chúng ta phải gây tê cho nó nằm yên mới làm được phương pháp tốt nhất là luồn cái móc tù vào phía trong dị vật và kéo nó ra.
Đối vớ dị vật sống, chúng ta phải giết chết nó rồi mới lấy ra được. Cách giết đơn giản nhất là cho bệnh nhân nằm nghiêng đầu bên đối diện, rồi nhỏ dầu gômênol vào đẩy ống tai, đợi mười phút cho côn trùng chết ngạt. Sau đó ngả đầu sang tai bệnh cho đầu chảy ra. Xong rồi lấy dị vật bằng cách bơm nước hoặc bằng cặp khuỷu
Trong trường hợp ống tai bị sưng, che kín dị vật, không lấy ra được chúng ta phải rọc da dọc theo rãnh sau tai, bóc tách và bổ đôi ống tai mềm mới gắp ra được
Theo bộ môn Tai Mũi Họng ĐH Y Dược TpHCM
Giang Duong Y Khoa