Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

CÁCH KHÁM TAI

http://www.audiologyonline.com/management/uploads/news/dia_innerEar.gifKhám tai gồm có bốn phần : khám tai ngoài và màng nhĩ, khám các bộ phận kế cận như vòi Ơxtasi, khám chức năng nghe và khám tiền đình.

Trước khi khám chúng ta nên hỏi bệnh nhân xem bệnh bắt đầu từ bao giờ, biến diễn thế nào và có được điều trị hay chưa ?

Những triệu chứng chức năng như đau, điếc, ù tai, chóng mặt mà bệnh nhân kể, cần được phân tích xem có đúng không. Vì bệnh nhân có thể dùng những từ không đồng nghĩa với từ của thầy thuốc. Thí dụ có những bệnh nhân kêu là bị chóng mặt nhưng khi hỏi kỹ thế nào là chóng mặt, thì họ kể rằng mỗi khi đứng dậy nhanh thì tối sầm mắt kèm theo nảy đom đóm mắt.

Chúng ta gọi hiện tượng này là hoa mắt (éblouissement) chứ không phải chóng mặt (vertige).

Ngoài ra, chúng ta cũng phải tìm hiểu thêm về các hiện tượng bệnh lý ở những cơ quan khác như tim, mạch máu, phổi, đường tiêu hóa... Tất cả những cái đó giúp chúng ta nhiều trong việc chẩn đoán nguyên nhân bệnh.

KHÁM TAl NGOÀI VÀ MÀNG NHĨ

Chúng ta bắt đầu bằng khám vành tai, cửa tai xem da ở trước tai và sau tai. Chúng ta dùng ngón tay cái ấn vào những điểm kinh điển như : sào bào, mỏm chũm, bờ chũm, nắp tai, để tìm điểm đau. Đối với trẻ nhỏ chúng ta không nên hoàn toàn dựa vào sự trả lời của nó vì sờ vào chỗ nào nó cũng kêu đau hoặc khóc thét lên. Trái lại chúng ta đánh giá cao hiện tượng nhăn mặt vì đau khi chúng ta ấn vào tai bệnh.

Tay sờ giúp chúng ta phát hiện sự đóng bánh ở sau tai hoặc sưng hạch ở trước tai.

Tiếp theo đó chúng ta khám ống tai ngoài và màng nhĩ.

1. Tư thế của bệnh nhân :

Nếu bệnh nhân là người lớn chúng ta để họ ngồi đối diện với thầy thuốc, đầu quay về bên tai không khám.

Nếu là trẻ em nhỏ, nên cho nó đi đái, xong rồi chúng ta nên để cho bà mẹ bế con ngồi lên đùi của mình và ôm ghì đầu em bé vào ngực, như vậy em bé bớt sợ hãi và bớt giãy giụa.

Nếu là một em bé khó bảo, tốt hơn hết là nhờ một người hộ lý khỏe giữ chặt nó lại : hai chân kẹp chân em bé, tay phải quàng trước bụng nó và cầm chặt hai tay bệnh nhân, tay trái ôm ghì đầu nó vào ngực mình.

2. Sử dụng spêculum tai :

Thầy thuốc đầu đội đèn Clar hoặc gương trán tập trung ánh sáng vào cửa tai, dùng tay phải (đối với tai trái) hoặc tay trái (đối với tai phải) kéo vành tai về phía sau và trên để đánh giá độ rộng của ống tai sau đó chọn một cái spêculum vừa cỡ với ống tai.

Nếu khám tai phải, nên cầm spêculum bằng tay phải, nếu khám tai trái thì cầm bằng tay trái. Nên hơ ấm dụng cụ trước khi cho vào tai. Trong khi đặt spêculum không nên đẩy thẳng từ ngoài vào trong mà phải len lỏi theo chiều cong của ống tai, tránh làm thương tổn thành ống tai.

Khi bắt đầu thấy màng nhĩ thì dừng lại không vào sâu nữa. Nếu ráy tai hoặc mủ che lấp màng nhĩ thì phải gắp ráy tai ra hoặc lau sạch mủ rồi mới xem tai. Động tác chùi sạch ống tai rất quan trọng, nó tránh cho chúng ta không mắc sai lầm khi đánh giá màng nhĩ và giúp chẩn đoán chính xác. Muốn thấy phần trên của màng nhĩ cần phải hướng phễu soi về phía trên và trước.

Ở hài nhi, ống tai có nhiều lông mịn che lấp màng nhĩ, chúng ta nên dùng dầu vaselin vuốt các lông này nằm xuống trước khi soi.

3. Hình ảnh màng nhĩ bình thường :

Màng nhĩ hình trái xoan, màu trắng bóng như vỏ củ tỏi. Ở người lớn màng nhĩ nghiêng về phía ngoài 45 độ so với trục đứng của ống tai ngoài, ở hài nhi góc này lên trên 60 độ. Vì vậy nên màng nhĩ rất khó xem ở loại bệnh nhân này

Người ta chia màng nhĩ ra làm hai phần phần căng và phần chùng :

Ranh giới giữa hai phần là dây chằng nhĩ búa trước và dây chằng nhĩ búa sau. Giữa phần căng chúng ta thấy có điểm lõm, đó là rốn màng nhĩ tương xứng với cực dưới của cán búa. Cán búa làmột cái gờ dọc đi từ bờ trên của phần căng xuống đến rốn màng nhĩ, nó hơi nghiêng về phía trước khoảng 15 độ.

Ở cực trên của cán búa có một điểm lồi bằng đầu kim ghim, được gọi là mỏm ngắn của xương búa. Về phía dưới và trước của màng nhĩ có một vùng sáng hình tam giác mà người ta quen gọi là tam giác sáng. Đó là sự phản chiếu ánh sáng đèn do mặt bóng của màng nhĩ.

Phần chùng bắt đầu từ phía trên dây chằng nhĩ búa, màng nhĩ ở đây màu hồng, dễ nhầm lẫn da của ống tai. Phần chùng còn được gọi là màng Srapnen (Shrapnell) và ngăn cách thượng nhĩ với ống tai ngoài.

Trong khi khám màng nhĩ chúng ta nên bảo bệnh nhân bịt mũi, ngậm miệng và nuốt nước bọt (nghiệm pháp Toynhee) để xem màng nhĩ có di động không. Chúng ta có thể thay thế nghiệm pháp này bằng cách bơm không khí vào ống tai với spêculum Sieglơ.

Trong trường hợp tai bị bệnh chúng ta sẽ thấy sự thay đổi về màu sắc, về độ bóng, độ nghiêng của màng nhĩ. Chúng ta cũng có thể thấy sự giãn mạch máu ở dọc theo cán búa, hoặc mức nước ở màng nhĩ. Trong trường hợp tai giữa tích mủ thì màng nhĩ sẽcăng. Sự vắng mặt của tam giác sáng và của những nếp gờ nói lên rằng màng nhĩ bị phù nề. Màng nhĩ cũng có thể bị thủng hoặc có những sẹo mỏng, sẹo dày, sẹo dính, sẹo vôi hóa.

Màng nhĩ bình thường ở mỗi người có thể khác nhau vì vậy cần phải xem cả hai tai để có cơ sở so sánh.

4. Khám vòi Ơxtasi. Chúng ta có nhiều cách thử để xem vòi nhĩ Ơxtasi có bị tắc không.

Nghiệm pháp Valsava: Bảo bệnh nhân bịt mũi, ngậm miệng và xì hơi thật mạnh làm phồng cả hai má. Nếu bệnh nhân có nghe tiếng kêu ở tai tức là vòi thông.

Nghiệm pháp Politzer: Bảo bệnh nhân ngậm một ngụm nước, bịt một bên mũi. Thầy thuốc dùng quả bóng cao su to bơm không khí vào mũi bên kia trong khi bệnh nhân nuốt nước. Nếu bệnh nhân nghe tiếng kêu trong tai tức là vòi Ơxtasi thông.

KHÁM CHỨC NĂNG NGHE

Khám chức năng nghe tức là trả lời hai câu hỏi : có điếc hay không, điếc thuộc về loại nào ? Muốn trả lời một cách chính xác hai câu hỏi này cần phải có dụng cụ tinh vi, khám tỉ mỉ, và tốn nhiều thì giờ.

Trong thực tế chúng ta không thể để hàng giờ khám chức năng nghe cho tất cả từng người bệnh và cũng không cần phải làm như vậy. Đối với đa số bệnh nhân không có bệnh tai chúng ta chỉ cần khám đại khái chức năng nghe cũng đủ. Riêng đốỉ với một số người điếc chúng ta cần phải khám toàn bộ chức năng nghe thì mới tìm ra được căn bệnh. Vì vậy nên có hai cách khám chức năng nghe : khám sơ bộ và khám toàn bộ.

KHÁM SƠ BỘ

Khám sơ bộ chức năng nghe được áp dụng trong những trường hợp thông thường như viêm tai, chảy tiết nhầy, chảy mủ, rách màng nhĩ, hoặc những trường hợp nặng như viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm, viêm mê đạo, viêm màng não, apxe não.

Trong trường hợp thiếu thính lực kế, phương pháp khám sơ bộ cũng có thể giúp chúng ta chỉ định phẫu thuật điếc một cách tương đối chính xác.

Mục đích của phương pháp này là đánh giá mức độ điếc và phân loại điếc trong khoảng thời gian ngắn (năm hoặc mười phút) bằng những phương tiện đơn giản như tiếng nói và âm thoa.

1. Bằng tiếng nói :

Đây là cách khám đơn giản nhất và thiết thực nhất. Đơn giản vì nó không đòi hỏi dụng cụ, thiết thực vì nó đánh giá sự tiếp thu của tai đối với tiếng nói, điều kiện cần thiết cho sự tiếp xúc với xã hội.

Chúng ta phải tôn trọng những quy tắc sau đây :

- Khám trong phòng yên tĩnh.

- Để người bệnh đứng gần tường, tai hướng về phía thầy thuốc, tuyệt đối không nhìn miệng thầy thuốc.

- Thầy thuốc đứng ở bên cạnh bệnh nhân để cho luồng rung động thanh âm dội thẳng góc vào màng nhĩ người bệnh.

- Tai đối diện phải được bịt kín lại.

- Nên bắt đầu bằng tai nghe rõ trước và sau đó đến tai điếc.

a) Tiếng nói thầm: Thầy thuốc đứng cách bệnh nhân 6 mét và bảo bệnh nhân nhắc lại những lời mà họ nghe được. Nên dùng hơi thừa trong phổi để phát âm tức là phải thở ra một cách bình thường rồi hãy nói.

Chúng ta bắt đầu bằng những câu đơn giản như : ăn cơm chưa, bao nhiêu tuổi làm nghề gì, nhà ở đâu... sau đó dùng những âm cao như : bẩy, tám mươi tám, thống nhất... hoặc những âm trầm như hòa bình, hồng hà, bò con...

Nếu bệnh nhân không nghe thấy gì chúng ta bước tới 20cm và hỏi lại. Nếu bệnh nhân vẫn chưa nghe thấy thì chúng ta tiếp tục đến gần bệnh nhân từng bước 20cm cho đến khi họ nghe được. Chúng ta tính ra bằng centimet khoảng cách từ chân thầy thuốc đến chân bệnh nhân.

Tai bình thường có thể nghe tiếng nói thầm cách 600cm. Nếu chỉ nghe có 50cm là điếc nhiều. Những người có thính lực dưới 50cm không được lái xe có động cơ (ô tô, môtô).

b) Tiếng nói to: Phương pháp này chỉ dùng cho những trường hợp điếc nặng chứ không dùng cho tai bình thường hoặc điếc nhẹ.

Nói to tức là nói với cường độ bình thường như là nói chuyện trong nhà.

Tai lành mạnh nghe tiếng to cách 50 mét. Trên thực tế chúng ta ít khi có được phòng rộng 50 mét để thử tai.

Nhưng nếu bệnh nhân bị điếc nhiều không nghe tiếng nói thầm được thì khoảng cách nói to sẽ rút ngắn lại còn dưới 10 mét và trong trường hợp này chúng ta có điều kiện để sử dụng tiếng nói to.

Cách khám bằng tiếng nói to cũng giống như cách khám bằng tiếng nói thầm.

Chúng ta sử dụng những câu đơn giản như trên. Chúng ta đánh giá thính lực bằng khoảng cách giữa chân thầy thuốc và chân bệnh nhân.

Thí dụ : nếu tiếng nói thầm là 0 cm tiếng nói to sẽ là 3 mét.

2. Bằng âm thoa.

Âm thoa thường dùng là âm thoa 128 hoặc 256 rung động chu kỳ trong một giây. Thời gian rung động của âm thoa có thể dài hay ngắn tùy theo chất kim khí và tùy theo đánh âm thoa mạnh hay yếu, trung bình là 50 đến 60 giây. Không nên đập âm thoa vào gỗ hay sắt mà chỉ nên đập vào đầu gối hay cùi bàn tay.

Chúng ta sẽ làm những nghiệm pháp sau đây :

a) Nghiệm pháp Svabach (Schwabach): Đo thời gian cốt đạo. Thầy thuốc đập âm thoa 128 vào đầu gối của mình, rồi đặt chân âm thoa vào xương chũm bệnh nhân. Khi bệnh nhân nghe tiếng kêu thì đưa ngón tay lên, lúc hết thì bỏ xuống.

Bình thường thời gian cốt đạo là 20 giây.

Điếc tai giữa : thời gian cốt đạo trên 20 giây.

Điếc tai trong : thời gian cốt đạo dưới 20 giây.

b) Nghiệm pháp Bing : Nếu chúng ta đặt một cái âm thoa 256 đang kêu vào xương chũm của người bình thường, sau 20 giây đương sự không nghe tiếng kêu nữa, nhưng nếu chúng ta bịt ngay ống tai bên ấy lại, tiếng kêu của âm thoa sẽ xuất hiện trở lại.

Như vậy có nghĩa là bình thường khí đạo lấn át và làm lu mờ cốt đạo. Nếu chúng ta loại khí đạo ra thì cốt đạo sẽ nổi bật lên.

Trong trường hợp điếc tai giữa thì tiếng kêu sẽ không xuất hiện khi bịt ống tai.

Trong trường hợp điếc tai trong nhẹ thì tiếng kêu có thể xuất hiện trở lại trong thời gian ngắn.

c) Nghiệm pháp Rinơ (Ruine) : so sánh khí đạo với cốt đạo.

Đối với người bình thường thời gian khí đạo là 30 giây, thời gian cốt đạo là 20 giây. Như vậy khi so sánh chúng ta thấy rằng :

Khi tỷ số lớn hơn một, chúng ta gọi là dương tính.

Đốỉ với người bị điếc tai trong Rinơ cũng dương tính.

Đối với người bị điếc tai giữa tỷ số nói trên nhỏ hơn một tức là âm tính vì khí đạo bị rút ngắn lại còn cốt đạo thì dài ra.

Trong thực tế khi làm nghiệm pháp Rinơ, chúng ta không cần đến đồng hồ để đếm giây, mà chúng ta chỉ cần so sánh khí đạo với cốt đạo bằng cách đặt âm thoa 256 đang kêu vào xương chũm (cốt đạo), sau khi bệnh nhân hết nghe kêu, chúng ta để âm thoa ở trước cửa tai (khí đạo).

Nếu bệnh nhân nghe kêu trở lại tức là khí đạo lớn hơn cốt đạo (Rinơ dương tính) và có nghĩa là tai bình thường hoặc điếc tai trong. Nếu bệnh nhân không nghe trở lại tức là khí đạo nhỏ hơn cốt đạo (âm tính) có nghĩa là điếc tai giữa.

Trong trường hợp điếc tai trong một bên chúng ta có thể thấy cốt đạo bên bệnh dài hơn khí đạo, đó là hiện tượng Rinơ âm tính giả hiệu. Sở dĩ bệnh nhân nghe rõ bằng cốt đạo là vì rung động âm thanh chuyển sang tai lành bằng đường sọ và bệnh nhân nghe bằng tai đối diện. Chỉ cần loại tai tốt ra (bằng cách thổi không khí vào tai hoặc cho đeo ống nghe có phát tiếng ù) thì Rinơ sẽ dương tính.

d) Nghiệm pháp Vơbe (Weber) : so sánh cốt đạo hai bên.

Đặt một cái âm thoa đang kêu lên đỉnh đầu. Ở người bình thường, đương sự nghe được cả hai bên, không phân biệt được bên nào rõ hơn bên nào. Trong trường hợp điếc một bên thì sẽ nghe như sau :

- Nếu điếc tai trong, tiếng kêu sẽ thiên về bên lành.

- Nếu điếc tai giữa tiếng kêu sẽ thiên về bên bệnh (tức là nghe tiếng âm thoa kêu bên tai điếc).

Chú ý : trong khi thử Vơbe không nên hỏi hệnh nhân "tai nào nghe rõ" vì như vậy họ sẽ theo thói quen chỉ về bên tai lành.

Nên hỏi : khi đặt âm thoa lên đầu, nghe tiếng vang về bên nào ?

e) Nghiệm pháp Gơlê : phát hiện sự cố định của xương bàn đạp.

Nghiệm pháp Gơlê được áp dụng trong những trường hợp điếc tai giữa hoặc điếc hỗn hợp để phát biện sự cứng khớp của xương bàn đạp do xốp xơ tai (oto-spongiose).

người thường nếu chúng ta ấn xương bàn đạp vào cửa sổ bầu dục bằng cách bơm không khí nén màng nhĩ thì thính lực sẽ giảm tức là Gơlê dương tính vì chúng ta làm trở ngại sự rung động của nội dịch.

Trái lại nếu xương bàn đạp đã bịt cứng khớp sẵn rồi, không di động được thì sau khi nén màng nhĩ thính lực sẽ không thay đổi, tức là Gơlê âm tính.

Cách làm :

Lắp cái Spêculum Sieglơ vào ống tai bệnh nhân. Đặt cái âm thoa 256 đang kêu lên xương chũm rồi bơm không khí vào ống tai. Trong khi bơm nhớ ấn kín speculum vào ống tai, không cho không khí thoát ra ngoài.

Nếu bệnh nhân nghe giảm thì chúng ta gọi là Gơlê dương tính tức là xương bàn đạp có di động.

Nếu bệnh nhân vẫn nghe tiếng âm thoa như trước khi bơm thì chúng ta gọi là Gơlê âm tính, lức là xương bàn đạp bị cố định.

http://www.stayinginshape.com/4union/libv/libgraph/ear.gif

KHÁM ĐẦY ĐỦ

Ta phải dùng những dụng cụ tinh vi để đánh giá chức năng nghe về hai mặt số lượng và chất lượng. Về số lượng chúng ta lìm ngưỡng thính lực của cốt đạo và khí đạo. Về chất lượng chúng ta xem bệnh nhân bị điếc về loại nào, và nếu điếc tai trong thì thương tổn ở phần nào của tai trong (ở ốc tai hay ở dây thần kinh thính giác...)

Khám toàn bộ đòi hỏi nhicủ thì giờ và dụng ~l tinh vi, vì vậy phương pháp này chỉ dành cho những trường hợp quan trọng như chỉ định mổ điếc, theo dõi kết quả mổ điếc, chẩn đoán u dây thần kinh số VIII, phát hiện gian lận giả điếc, chỉ định đeo máy trợ thính ...

Khám toàn bộ gồm có khám bằng tiếng nói, bằng âm thoa, bằng độc huyền cấm Struycken, bằng thính lực kế. Các phương tiện này sẽ giúp thầy thuốc định ranh giới của thính trường, nghiên cứu thính lực đồ, làm thí nghiệm pháp trên ngưỡng.

1 Âm thoa.

Âm thoa giúp chúng ta tìm ngưỡng dưới của thính trường. Người ta dùng âm thoa thấp : 16, 32, 64 rung động trong một giây. .

Đối với loại âm thoa trầm này chúng ta chỉ cần xem bệnh nhân có nghe được bằng đường không khí hay không.

Bình thường ngưỡng dưới của thính trường là 16 chu kỳ (C.K). Nếu bị điếc tai giữa ngường dưới sẽ bị đẩy lên : 128 C.K. Nếu bị điếc liên hợp ngường dưới cũng bị đẩy lên. Nếu bị điếc tai trong ngường dưới không bị đẩy lên hoặc bị đẩy lên rất ít : 32 C.K

2. Thính lực kế (audiomctre).

Thính lực kế là một cái máy điện tử dùng đo đo thính lực. Máy này phát ra những âm đơn ở các tần số 128, 256, 5/2, 1024, 2048, 4096, 8192. Cường độ của mỗi âm đơn có thể thay đổi từ 100 dêxiben đến 100 đêxiben.

Đơn vị đo lường của thính lực là dexiben, tức là một sự thay đổi cường độ nhỏ nhất mà tai bình thường có thể phân biệt được. Về lý học, dexiben là 1/10 của ben ; Đơn vị Ben là tương quan năng lượng giữa một tiếng âm gây ra bởi 10-15 W/cm2 với ngưỡng 10 -16 W/cm2 và được định nghĩa như sau :

log10 -15 W/cm 2 .

1 ben = ---------------------------

10 -16

10 -15 W/cm 2 là năng lượng rung động gây ra cảm giác 1 ben ở tần số 1000 CK.

10 -16 W/cm 2 là năng lượng rung động tương xứng với ngưỡng 0 dêxiben ở tần số 1000 CK. Muốn làm thính lực đồ chính xác phải có phòng cách âm thật im lặng.

Chúng ta bắt đầu đo các ngưỡng của khí đạo ở các tần số từ 128 đến 8192 bằng cách tìm cường độ tối thiểu mà tai ta có thể nghe được ở 7 tần số nói trên. Chúng ta ghi những kết quả vào bảng thính lực đồ in sẵn (kiểu mất đêxiben) và nối liền các điểm lại bằng bút chì xanh.

Điếc càng nặng thì số đêxiben càng lớn va đường biểu đồ càng xuống thấp. Sau đó chúng ta tìm các ngưỡng của đường cốt đạo tương đốỉ cũng ở các tần số bằng cách đặt ống rung vào xương chũm bên bệnh và đat ống gây ù ở tai đối diện. Chúng ta ghi kết quả vào bảng thính lực bằng bút chì đỏ, cuối cùng chúng ta tìm các ngưỡng của đường cốt đạo tuyệt đối bằng cách đặt ống rung vào xương chũm, ống ù vào tai đối diện và bảo bệnh nhân bịt kín lỗ tai có ống rung lại.

Chúng ta ghi kết quả vào bảng thính lực đồ và vẽ biểu đồ bằng bút chì đỏ, nét chấm.

Kết quả của đo thính lực là chúng ta có ba đường biểu đồ :

Đường khí đạo C A (biểu hiện bằng đường liên tục)

Đường cốt đạo tương đối COR (màu đậm nét).

Đường cốt đạo tuyệt đối COA (màu nét chấm).

Xu hướng hiện nay, chỉ đo cốt đạo tương đối (biểu diễn bằng đường chấm).Qui ước : dùng bút đỏ để vẽ thính lực đồ tai P và bút xanh để vẽ thính lực đồ tai T.

Chúng ta đựa vào hình dáng, vị trí và sự tương quan của ba đường biểu đồ này để đánh giá mức độ điếc và phân loại điếc.

a) Điếc tai giữa hay điếc dẫn truyền :

- Đường khí đạo CA bị tut xuống dưới đường cốt đạo tương đối COR, ở các đoạn tương xứng với giọng trầm (128) và giọng cao (4096) còn giọng trung (l024) tương đối đứng vững.

- Đường cốt đạo tương đối COR có hơi tụt xuống chút ít đo tăng vài đêxiben ở vùng giọng thấp và không thay đổi Ở vùng giữa, vùng cao, tức là vẫn ở gán mức không đêxiben.

- Đường COR vẫn ở trên đường khí đạo CA. Vì vậy nên người ta gọi là Rinơ âm tính trên thính lực đồ.

- Đường cốt đạo tụyệt đối COA không thay đổi tức là vẫn ở trên mức 0 độ 5 đêxiben ở vùng thấp. Trong trường hợp điếc tai giữa lâu ngày, đường cốt đạo có thể bị tụt xuống dưới số không, năm đến mười đêxiben nhưng vẫn nằm ngang.

Trong trường hợp có cứng khớp xương bàn đạp, hai đường cốt đạp COR và COA chập lại với nhau ngay ở vùng lần số thấp ; chỉ số Sulivan (Sullivan) là 0. Chỉ số Sulivan là tổng cộng khoảng cách giữa đường cốt đạo COR và COA ở ba tần số : 512, 1024, 2048. Bình thường chỉ số này phải trên 20 đêxiben.

Nguyên nhân của điếc tai ngoài và tai giữa thường là do ráy tai, do viêm tai giữa, do tắc vòi ơxlasi, do thủng nhĩ, do cứng khớp tiểu cốt...

b) Điếc tai trong hay điếc tiếp nhận.

Điếc tai trong thường ở mức độ khá cao.

Đường khí đạo CA ít bị giảm ở phần trầm trái lại sang giọng cao, nó tụt xuống rất nhanh (trên 60 đêxiben). Đường khí đạo CA tốt hơn đường cốt đạo COA (đường CA ở trên đường COR) do đó người ta gọi là Rinơ dương tính trên thính lực đồ.

Đường cốt đạo tương đối COR tượng trưng cho giá trị của mê nhĩ luôn luôn bị hạ thấp, nhất là ở vùng tần số cao, song song với đường khí đạo CA.

Thí dụ : mất 50 đêxiben ở 4096, 60 đêxiben ở 8192. Thỉnh thoảng lại có những lỗ thính giác tức là những tần số mà cốt đạo không tiếp thu được mặc dù chúng ta tăng cường độ lên đến tối đa. Ở những "lỗ thính giác" này khí đạo có thể còn nghe được. Nhìn chung, chúng ta thấy đường cốt đạo tương đối bị cụp xuống ở vùng tần số cao.

Chúng ta nghĩ đến thương tổn tai trong khi thấy COR bị mất trên 10 đêxiben ở tần số 512, trên 20 đêxiben ở tần số 1024, 2048 và 4096. Tai không nghe được tần số 8192.

Đường cốt đạo tuyệt đối COA cũng bị giảm nhiều và nằm ở trên đường cốt đạo COR độ 10 đêxiben ởvùng tần số thấp. Nhưng đến vùng tần số cao thì hai đường cốt đạo trùng với nhau.

Trong trường hợp điếc tai trong người ta còn làm thêm nghiệm pháp "hồi thính" hay đuổi bắt (recrutcmenl) để định khu thương tổn. Nếu điếc tai trong mà có "hồi thính" thì thương tổn khu trú Ở ốc tai (loa đạo). Nếu điếc tai trong mà không có "hồi thính" thì thương tổn khu trú ở dây thần kinh số VlII hoặc ở trung ương.

Nguyên nhân của điếc tai trong thường ra viêm màng não, viêm não, viêm dây thần kinh, giang mai, nhiễm độc do streptomyxin, salixylat natri, quinin, chảy máu mê nhĩ, u dây thần kinh số VIII...

c) Điếc hỗn hợp.

Đường khí đạo CA bị giảm nhiều ở hai đầu tức là ở vùng tần số cao và tần số thấp. Những tần số trung bình như 512, 1034, còn nghe được khá. Đường CA ở dưới đường cốt đạo COR.

Khoảng cách giữa đường khí đạo CA và đường cốt đạo COR rất lớn (khoảng 60 đêxiben)..

Đường cốt đạo tương đối COA bị giảm ít ở vùng tần số thấp (128, 256) và trung bình (512, l024). Mức độ điếc ở vùng tấn số 1024 và 2096 trên đêxiben nhưng đến vùng tấn số cao 4096 trở lên) thì tụt xuống rất nhiều, 30, 40 đêxiben như trong điếc mê nhĩ .

Đường cốt đạo COA thường hòa mình hoặc bám sát đường cốt đạo COR.

Không có hiện tượng "hồi thính" ở vùng tấn số thấp:điếc hỗn hợp gồm có hai nhóm : điếc hỗn hợp nặng về tai trong và điếc hỗn hợp nặng về tai giữa.

http://treatmentsfortmj.net/wp-content/uploads/2009/08/TMJ-Disorder.jpg

BẢNG GHI THÍNH LỰC TAI PHẢI

Trong khi đọc thính lực đồ căn bản là phải dựa vào hình dáng chung và vị trí của các đường biểu đồ phối hợp với lâm sàng. Nên gạt bỏ những chi tiết vụn vặt bất thường. Đặc biệt là phải thường xuyên kiểm tra máy thính lực kế bằng cách đo cho người bình thường để phát hiện những trục trặc bất ngờ của máy.

Nói chung thính lực đồ bằng tiếng âm đơn nói trên cho chúng ta biết được mức độ tiếp thu của loa đạo (ốc lai) nhưng chưa đánh giá được đúng mức khả năng nghe và hiểu lời nói của bệnh nhân. Người ta khắc phục nhược điểm này bằng cách làmthính lược đồ bằng lời nói.

1. Đo thính lực lời.

a) Đại cương :

Đo thính lực lời là dùng tiếng nói để đánh giá thính lực.

Ngày nay ở nhiều nước đo thính lực lời đã trở thành phổ cập, thông dụng, bổ xung cho thính lực âm để đánh giá được đầy đủ, hoàn chỉnh tình trạng và thương tổn thính lực vì :

- Cho biết khả năng nghe nhận tiếng nói,chức năng cơ bản, chủ yếu của cơ quan nghe.

- Cho biết không những tình trạng của cơ quan nghe mà cả của thần kinh trung ương.

Đánh giá được sát, đúng hơn tổn hại thính lực đến đời sống, giao tiếp trong xã hội.

b) Điều kiện đo :

- Máy đo thính lực !ời gồm :

Một bộ phận phát tiếng nói chuẩn của bảng thính lực lời : máy ghi âm hay quay đĩ a.

Tiếng được truyền qua và điều chỉnh qua một thính lực kế. Các thính lực kế hiện nay đều sử dụng được cả âm và lời.

- Bảng thính lực lời và biểu đồ chuẩn.

Bảng thính lực lời được xây dựng theo thể loại : Freiburger speech test gồm 2 phần : số thử và từ thử.

c) Cách đo tính :

Ngưỡng nghe lời : là cường độ tối thiểu để nghe nhận được lời nói, thể hiện bằng đạt được 50% nghe nhận với số thử.

Cũng dùng loa tai và đo lần lượt từng tai như tiến hành đo thính lực âm.

- Cho nghe một hàng nào đó của bảng số thử với một cường độ nhất định.

Bệnh nhân nghe và phải nbắc lại số đã nghe. Mỗi số nhắc đúng được tính 10%.

- Điều chỉnh cường độ (tăng hoặc giảm 10 dB), sau đó đo với hàng số thử tiếp sau để được 2 kết quả nhận biết ở 2 phía (trên và dưới) đường trục 50% nhận biết của biểu đồ chuẩn.

- Nối 2 kết quả đo được sẽ cắt đường trục 50% nhận biết ở một điểm, cường độ ghi ở điểm đó (trên đường trục) là cường độ ngưỡng nghe lời.

2. Mất nhận biết lời :

Là số phần lrăm (%) phải thêm vào với mức phần trăm nghe nhận tốt nhất đối với từ thử để đạt 100%.

Cũng tiến hành như trên nhưng với bảng từ thử, thường bắt đầu ngay với cường độ lớn (70 dB) ; mỗi từ nhắc đúng được tính 5% (vì mỗi hàng có 20 từ).

- Nếu chưa đạt 100%, đo hàng từ thử tiếp với cường độ tăng mỗi lần 15 dB, cho tới 100%.

- Thí dụ: nghe nhận cao nhất là 100%

mất nhận biết là 0%

nghe nhận cao nhất là 80%

mất nhận biết : 100% - 80% = 20%

3. Chỉ số mất nghe :

Người ta cũng tính chỉ số mất nghe qua chỉ số nghe nhận với từ thử ở 3 tần số 40 dB, 55 dB và 70 dB.

Thí dụ : nghe nhận Ở 40 dB = 60%

55 dB = 80%

70 dB = 100%

chỉ số nghe nhận : (60 + 80+100):3=80%

chỉ số mất nghe : 100% - 80% = 20%

d) Biểu đồ thính lực lời :

Các chỉ số đo được, được ghi trên biểu đồ theo ký hiệu :

Tai phải Tai phải

Tai phải tai phải (ngưỡng nghe lờì) số thử o - - - - o x - - - - -x

(mất nhận biết) từ thử o - - - -o x - - - - -x

Người ta cũng tìm tiếp cường độ để đạt 0% và 100% nghe nhận với số thử và từ thử để có đường biểu điễn hoàn chỉnh số thử và tử thử.

Tai phải :

ngưỡng nghe lời : 34 dB

mất nhận biết : 10%

Tai tráí :

ngưỡng nghe lời : 28 dB

mất nhận biết : 0%

1. Điếc truyền âm :

Các đường biểu diễn số thử và từ thử đều chuyển xuống vùng có cường độ lớn.

- Các đường biểu diễn ít nghiêng hơn bình thường.

Khoảng cách giữa đường số thử và từ thử bằng hoặc nhỏ hơn bình thường.

Thường đặt 100% nhận biết từ thử (trừ trường hợp ngưỡng nghe lời quá cao).

2. Điếc tiếp âm :

- Các đường biểu diễn cũng chuyển xuống vùng có cường độ lớn.

Đường biểu diễn từ thử nằm nghiêng hơn bình thường.

- Khoảng cách giữa đường từ thử và số thử lớn hơn bình thường rõ rệt.

- Thường không đạt 100% nhận biết từ ; nhận biết từ thử sau khi đạt đền mức cao nhất sẽ giữ nguyên khi cường độ thử cho tăng lên hoặc nhận hết từ sau khi đạt đến mức cao nhất lại kém đi khi tiếp tục tăng cường độ thử : đó là hiện lượng Recruitment (R).

Bảng từ thử (của Ngô Ngọc Liễn)

Hàng 1 : tháng, hầm, mũi, ta, văn, búa, ngô. phòng. đảng, chị ,quầy, cơm,mìn ,cháo , anh, lửa, bô, diêm, đường, xe.

Hàng 2 : anh, kiến, tường, chần, lợn, nội, đinh, sữa, trán, khu, đập, nghề, dốc, thang, bà, quãng, vịt, hòm, măng, đùi.

Hàng 3 : dân, bánh, hình, bụi, môi, quản, phút, liềm, con, đĩa, áo, ngực, cha, tầng, bệnh, sông, thanh, vợ, năm, trương.

Hàng 4 : nươc, dao, lửa, bờ, máy, ngõ, ăn, hàng, đất, cửa, chồng, lim; quạt, bùn, xích, tre, thay, vải, phố, điện.

Hàng 5 : tim, ngày, lúa, quang, ầm, phối, xích, giường, đũa, trâu, sắt, che, biển, vách, thợ, đông, máu, bò, mưa, hàm.

Hàng 6 : mắt, đình, sân, lụt, chó, cành, bơm, miệng, chữ, đồi, da, túi, người, bông, thịt, ấm, hạt, phao, vàng, quê.

Hàng 7 : lao, minh, đòn, phân, cách, vùng, để, nón, hào, chậu, tủ, ông, cá, ngành, thiếc, tình, giờ, bước, quăng, trung.

Hàng 8 : vôi, súng, bình, tay, mét, ong, trời, bữa, dân, cấu, bảng, địch, quả, hồ, khăn, chẽ, nhà, lương, thú, mây.

Hàng 9 : phim, đá, quần, hội, nón,tiền, đạn, vườn, nơi, út, nhạc, bão, mía, dừa, tàu, chén, thôn, chủ, lang, cân.

Hàng 10 : hiệu, ngăn, đầu, khách, công, bia, lá, bụng, bạc, chim, thước, dài, quân, . xa, mồm, múi, chó, võng, em.

Bảng số thử

Hàng 1 : 21 87 35 12 96 30 28 55 43 78

2 : 14 76 95 80 27 53 34 89 25 66

3 : 17 88 45 72 26 90 51 46 38 97

4 : 65 77 39 42 38 96 41 82 50 18

5 : 85 22 31 94 70 15 68 49 73 56

6 : 44 61 30 59 21 83 62 48 37 16

7 : 84 23 57 19B 60 98 33 47 81 64

8 : 40 79 52 88 93 67 86 29 11 74

9 : 92 41 36 78 25 63 99 71 15 20

10 : 66 91 32 75 24 90 53 13 69 54

Thính lực đồ tiếng nói bổ sung cho thính lực đồ âm đơn chứ không thay thế nó được vì nó kém khả năng phân tích.

Làm thính lực đồ ở trẻ em 4 - 5 tuổi rất khó. Một số tác giả đưa ra phương pháp Pép-sô (Peep-.show) tức là tạo ra cho em bé một phản xạ có điều kiện với tiếng âm của máy thính lực kế và dùng phản xạ đó để tìm ngưỡng thính lực Người ta cho em bé chơi với một cái xe điện (hoặc đèn chiếu) gắn liền với máy thính lực kế.

Xe điện này chỉ chạy khi nào hai điều kiện sau đây xảy ra cùng một lúc : thính lực kế phát âm và em bé bấm nút. Lúc đầu chúng ta cho thính lực kế kêu thật to (80 đêxiben) từng tiếng ngắn và tập cho em bé ấn nút khi có tiếng kêu.. Sau một thời gian huấn luyện em bé sẽ có phản xạ ấn nút cho xe chạy khi nó nghe tiếng âm. Lúc đó chúng ta bắt đầu đo thính lực bằng cách giảm dần tiếng âm cho đến ngưỡng mà em bé không nghe được tức là không bấm nút. Đó là ngưỡng nghe của em bé.

4. Đo thính lực trên ngưỡng

Kỹ thuật đo thính lực đơn âm trong ngưỡng không khảo sát được chất lượng chức năng nghe, nghĩa là không đánh giá được những sự vặn méo (distorsions) của cảm giác nghe ; đây chính là nguyên do hạn chế hiệu quả điều chỉnh máy trợ thính nếu chỉ căn cứ đơn thuần vào những kết quả của đo thính lực trong ngưỡng.

Đo thính lực trên ngưỡng có nhiệm vụ khảo sát và đánh giá tất cả những sự vặn méo về cảm giác âm thanh (distorsions de la sensation sonore).

Thật vậy các bệnh rối loạn về thính lực không chỉ giới hạn trong vấn đề sút giảm cường độ nghe vì 1 đơn âm có 2 mặt bản chất là độ cao (tấn số) và cường độ của nó. Rối loạn của bộ máy nghe có thể đưa đến hậu quả là lẫn lộn giữa 1 tần số này với 1 tần số khác, hoặc lẫn lộn giữa 1 cường độ này với 1 cường độ khác.

Thường thì có 3 loại rối loạn :

a) Rối loạn về cảm giác tần số, thí đụ như song thính (diplacousie)

b) Rối loạn vể cảm giác cường độ, thí dụ như hiện tượng hồi thính (recrutement)

c) Ù tai ảnh hưởng nghe hiểu (acouphènes)

a/- Vặn méo về cảm giác độ cao (paracousies tonales) thường chỉ xảy ra 1 bên tai và biểu hiện bởi hiện tượng rối thính ; chỉ gây khó chịu trong trường hợp bệnh nhân là nghệ sĩ âm nhạc ; trong đa số trường hợp thì dạng vặn méo này gây nên một hình thức ù tai khó xác định. Có thể dùng kỹ thuật đo với 2 chụp nghe khác nhau ở 2 bên tai, nhưng nói chung thì sự khảo sát này không có giá trị thực tiễn (ngoại trừ các trường hợp nhạc sĩ chuyên nghiệp).

b/- Vặn méo về cảm giác cường độ (distorsion de la scnsàtion d'intensité).

Vớí 1 cường độ âm thanh đã định, người ta định nghĩa hồi thính (recrutement) nếu như tai đo đó nhận rõ hơn khả năng thực tế so với một ngưỡng tối thiểu , nếu tai nhận thức kém hơn thì gọi là hiện tượng ngược lại hồi thính (inverse de recrutement).

Thí dụ : Một người A bình thường sẽ có ngưỡng nghe O dB ở tần số 1024 sẽ có ngưỡng đau ở 130 dB. Một người điếc B với ngưỡng nghe tối thiểu ở 30 dB, sẽ có ngưỡng đau ở160 dB là đúng về mặt lý thuyết. Một người điếc C cũng với ngưỡng nghe tối thiểu ở 30 dB này lại bị đau khi nghe ở cường độ 140 dB thôi, người bệnh C này bị hồi thính, nghĩa là bậc thang cảm giác cường độ bị hẹp lại. Hiện tượng hồi thính này có thể đến mức độ là đối với 1 người điếc Đ, cũng điếc tương tự như B và C, sẽ bị đau chỉ với mức 100 dB thôi, ngưỡng đau này còn thấp hơn cả người bình thường và hiện tượng này gọi là quá hồi thính (sus-recrutement). Hãy thử 1 bệnh nhân E cũng bị mất nghe 30 dB dù tăng đến 180 dB, E vẫn không bị đau : ở đây có sự nối rộng cảm giác bậc thang cường độ và gọi là hiện tượng ngược hồi thính (inverse de recrutement).

Một tai bị hồi thính (thính trường bi thu hẹp) có khả năng phân biệt các mức cường độ rõ hơn 1 tai lành : ngưỡng tối thiểu chính xác và ngưỡng phân biệt nhỏ, điều ngược lại xảy ra đối với 1 tai bị hiện tượng ngược hồi thính.

Như vậy hiện tượng hồi thính là 1 sự thu hẹp (chứ không phải là 1 sự cắt xén) các khả năng nhận định trên bậc thang cường độ.

Có 7 nhóm nghiệm pháp đo thính lực trên ngưỡng :

1/ Ngưỡng nghe tối thiểu (seuil d'audibilile minima).

2/ Ngưỡng phân biệt đối với từng thay đổl cường độ đơn âm (scuil différentiel pour les variations d'intensité tonale).

3/ Trị số của ngưỡng nghe tối đa (valeur du seuil d'audibilite maxima).

4/ Thử nghiệm cân bằng Fowlel (test de balance de Fowler).

5/ Những thử nghiệm sử dụng hiệu ứng che lấp (effet de masque).

6/ Những thử nghiệm về độ mệt và độ thích ứng (fatigue et ađaptation).

7/ Các thử nghiệm nghe hiểu (tests d'inlelligibilité).

Mục đích của 7 nhóm nghiệm pháp này là :

1/ Phát hiện vặn méo tần số (song thính).

2/ Phát hiện vặn méo về cường độ (hồi thính) : như các biện pháp SISI, Luscher, phản xạ bàn đạp, Bekésy, Fowler.

3/ phát hiện mệt mỏi tai (bất thích ứng) : Carharl (T.D.T) Bekésy...

Các nghiệm pháp đo thính lực trên ngưỡng giúp chúng ta tìm nguyên nhân và định vị điếc. Chúng cũng giúp ta phân biệt được bệnh nhân bị điếc chức năng (functional hearing loss) với bệnh nhân bị điếc có thương tổn thực thể (organic hearing loss). Ỏ đây chúng tôi nói về 1 vài nghiệm pháp thường làm.

l) Nghiệm pháp Békésy .

Nghiệm pháp này được dùng để xác định ngưỡng nghe tối thiểu.

Máy do Békésy là 1 thính lực kế ghi nhận tự động, phát ra 1 đơn âm (pure tone) ngắt quãng hoặc liên tục ở những tần số thay đổi liên tục. Máy khảo sát các tần số từ 100- đến 10.000 trong vòng 20 phút.

Bệnh nhân sẽ ấn nút cho đến khi nghe được, rồi nhả nút bấm khi nhả nút thì cường độ âm thanh được máy giảm tự động. Bằng cách này, chính bệnh nhân sẽ tạo nên thính lực đồ của mình. Một cây kim vẽ thính lực đồ lên giấy với hoành độ là tần số (chu kỳ/giây) và tung độ là độ giảm nghe (dB).

Những yếu tố đánh giá là sự khác biệt giữa những ngưỡng nghe đối âm thanh ngắt quãng và âm thanh liên tục ; và số lần đáp ứng trong mỗi đơn vị thời gian.

Những dấu hiệu này giúp chúng ta phân biệt được điếc do ốc tai và điếc do dây thần kinh VIII. Chúng cũng giúp ta phân biệt được điếc do tai giữa với điếc do tai trong.

Trong hồi thính thì ngưỡng nghe rất chính xác, được biểu diễn trên biểu đồ là những dao động có biên độ nhỏ (xem 4 biểu đồ rời Békésy : TypeI, II, III,)

2) Nghiệm pháp SISI (Short increment Sensilivity Index)

Nghiệm pháp này đưa đến tai của bệnh nhân 1 đơn âm hằng định với cường độ ở mức 20 dB trên ngưỡng nghe của tai thử, theo đường dẫn truyền thông khí chồng lên âm liên tục này, cứ mỗi 5 giây, máy lại tăng cường độ âm lên cao 1 dB trong một khoảnh khắc rất ngắn (1/5 giây) sau đó máy lại phát âm đều đều như cũ.

Người có sức nghe bình thường khó phát hiện được sự tằng cường độ âm tế nhị như vậy (ngưỡng phân biệt cường độ âm ở người bình thường là từ 1,3 đến 3,1 dB), nhưng những người có thương tổn ốc tai nghe được hầu hết những thay đổi này.

Vì thế nghiệm pháp SISI phân biệt một cách rõ rệt những bệnh nhân bị điếc do nguyên nhân khác.

Kết quả : Máy chạy tự động theo chương trình phát ra đủ 20 lần tăng cường độ âm thử (tăng 1 đB) đều đặn cứ 5 giây 1 lần rồi tự động dừng (số lần sẽ thấy tăng dần lên ở bảng báo PRES và số lần bệnh nhân báo trúng, ta thấy ở SCORE tăng lên cho đến hết chương trình thử (20 lần).

Nhìn trên bảng báo SCORE %, ta thấy :

- Nếu 0% là bình thường, hoặc điếc dẫn truyền, hoặc điếc tiếp nhận sau mê nhĩ.

- Nếu từ 20% đến 60% là ngờ có hồi thính.

- Nếu trên 60% là có hồi thính.

3) Nghiệm pháp T.D.T. (Threshold Tone Decay Test)

Nghiệm pháp đo sự mệt mỏi của tai bằng cách đánh giá sự suy giảm ngưỡng nghe (Threshold tone Decay).

Phát vào loa nghe bên tai thử 1 âm ở tần số đã định và cường độ ở ngưỡng nghe. Cho âm phát liên tục trong 60 giây.

Khi người bệnh nghe được, họ nhấn đèn báo, khi không còn nghe thấy âm, họ ngừng bấm và đèn báo tắt. Ta tăng cường độ thêm 5 dB, người bệnh lại nghe được họ nhấn đèn báo, khi không nghe được nữa, họ lại bỏ nút bấm, đèn lại tắt. Ta lại tăng thêm 5 dB nữa và cứ thế ta thử tiếp cho hết 1 phút.

Đánh giá kết quả :

- Người thường nghe được liên tục 1 phút, không phải tăng cường độ (O dB).

Ta bảo : TDT âm tính.

- Người có suy giảm ngưỡng nghe, trong 1 phút, phải tăng quá 5 dB. Ta bảo tai có hiện tượng suy sụp (relapse).

a) Từ 15 đến 20 dB : suy sụp mức độ 1 (relapse 1). Người bệnh có rối loạn mê nhĩ hoặc sau mê nhĩ

b) Trên 20 dB, có khi cao hơn, hoặc mất hoàn toàn ngưỡng nghe : Đó là mức độ 2 (relapse 2) do thương tổn. sau mê nhĩ suy sụp.

Để hoàn chỉnh việc đánh giá điếc, ta cần phải làm thêm :

1/ Khám tiền đình

2/ Điện động nhãn đồ

3/ P.E.A. (Potentiel évoqué audilif) : tương đương với nghiệm pháp B.E.R.

(Brainstem Evoked Response) ở Mỹ.

5. Phản xạ loa đạo.

Loa đạo có một số phản xạ mà chúng ta cần biết vì nó giúp chúng ta nhiều trong việc chuẩn đoán hoặc phát hiện sự giả vờ.

a) Phản xạ loa đạo - mi mắt.

Nếu thình lình chúng ta gây ra tiếng âm lớn sau lưng một người bình thường và không cho họ biết trước, họ sẽ chớp mắt.

Chúng ta thực hiện nghiệm pháp này bằng cách vỗ tay một cái thật mạnh hoặc đánh một tiếng chuông sau lưng bệnh nhân cách bệnh nhân độ nửa mét. Nếu bệnh nhân nghe được họ sẽ chớp mắt, nếu họ bị điếc thì họ không chớp mắt.

Phản xạ loa đạo - lời nói của Lomba (Lombard).

Chúng ta cho bệnh nhân đeo hai ống nghe của thính lực kế vào tai và bảo họ đọc to tiếng một trang sách. Trong khi họ đọc, chúng ta mở máy gây điếc, cho tiếng ù tăng dẫn đến mức độ inh tai.

Nếu họ không điếc thì họ sẽ đọc to lên để át tiếng ù.

Nếu họ bi điếc thì họ vẫn đọc với cường độ bình thường như không có tiếng ù.

6. Tỷ lệ thương tật về điếc.

Khám tỷ lệ thương tật chính xác, yêu cầu phải làm thính lực đồ để tính tỷ lệ giảm thính lực ở các tần số và nhất là ở tần số nói chuyện 256, 512, 1024, 2048. Khi có tỷ lệ giảm thính lực rồi chúng ta sẽ quy ra tỷ lệ thương tật theo bảng quy định của BỘ Y tế (xem bài giám định y khoa ở tập III).

Nhưng trong hoàn cảnh thực tế hiện nay chúng ta chưa cần phải đi sâu như vậy. Chúng ta có thể dựa vào tiếng nói thầm và tiếng nói to để đặt ra tỷ lệ thương tật một cách tương đối tốt. Sau đây là bảng gia biểu các mức độ điếc.

Cách đọc bảng này giống như đọc bảng Pitago (Pythagore) tức là kéo cột dọc từ trên xuống dưới và cột ngang từ trái sang phải, chỗ hai cột gặp nhau sẽ cho chúng ta tỷ lệ thương tật tính theo phần trăm.

Thí dụ : tai phải nghe tiếng nói thầm 0 cm, tai trái nghe tiếng nói thầm 5 cm, tỷ lệ thương tật 25%.

http://meta-dad.com/wp-content/themes/images/ear_diagram530.jpg

ĐO TRỞ KHÁNG

NGHYÊN LÝ CƠ BẢN VÀ HY VỌNG ÁP DỤNG TRÊN LÂM SÀNG

Giả thiết ta có một hệ chuyển động hoặc giao động bao gồm vật có khối lượng M, nối liền với điểm cố định bằng một lực cứng nhắc S (Stiffness), chuyển dịch trên một mặt phẳng với lực ma sát r (roughness) tần số giao động là f (frequency).

Trong âm học, kháng trở 1/1 âm học được tính hằng công thức :

Người ta hy vọng tạo ra máy đo được trở kháng (tuyệt đối) phù hợp với suy luận lôgích sau đây :

Metz và Zwislocki đã chế tạo các loại máy nhưng cho các số đo tuyệt đối không có giá trị. Vì cơ quan thính giác phức tạp hơn nhiêù so với mô hình nói trên, ta lại không đo được trở kháng ở tại mặt đế xương bàn đạp, hơn thế nữa các tổn thương thần kinh giác quan làm giảm sút sức nghe rất nhiều lại không có liên quan gì đến trở kháng.

Tuy vậy Terkildsen và Nielsen đã đi theo hướng khác và cho ra đời một loại máy đo trở kháng theo sơ đồ sau đây : (Máy thế hệ 1).

Một nút vít kín ống tai ngoài, có thông 3 lỗ :

Lỗ thứ nhất nối với bộ phát gắn sẵn trong máy, phát ra 1 âm 220 H/

Lỗ thứ hai nối liền với máy phát hiện đo âm phản hồi âm phát ra bị tai thu hút bớt một phần, phần còn lại gọi là phản hồi. Tai nghe tốt : phần bị thu hút lớn, phần phản hồi nhỏ. Tai nghe kém : phần bị thu hút nhỏ, phần phản hồi lớn. Có một Volt kế đo phần phản hồi này.

Lỗ thứ ba nối với một bơm để làm tăng giảm áp lực trong tai một áp kế cho biết áp lực tính bằng Cm H2O.

Sau đây là các áp dụng lâm sàng.

NHĨ ĐỒ

Nguyên lý : ta tạo ra trong ống tai đã vít kín những áp lực khác nhau thông thường là từ + 200 mmH2O qua O rồi chuyển sang áp lực âm cho đến - 400 mmH2O (so với áp lực 1 atmotphe). Các áp lực này sẽ tạo ra những trở ngại, tức là các mức trở kháng thêm vào hệ màng nhĩ - xương con và do đó sức nghe sẽ tăng giảm theo các áp lực đó.

Về nguyên tắc : khi nào áp lực hai bên màng nhĩ bằng nhau thì người ta nghe rõ nhất, lúc đó Volt kế chỉ mức độ thấp nhất.

- Tai bình thường : nghe rõ nhất lúc áp lực 2 bên màng nhĩ đểu là 1 atm, tức là 0 (không chênh lệch). Nhĩ đồ có hình chóp nón loe, không đối xứng, lật úp đỉnh trở kháng trùng với áp lực 0.

- Vòi nhĩ hơi bị tắc, áp lực trong hòm nhĩ âm, do vậy nhĩ đó có đỉnh dịch về phía áp lực âm.

- Trong hòm nhĩ có chất dịch : nhĩ đồ hình đồi, chuyển dịch về phía âm.

- Tai giữa viêm dính: nhĩ đồ đường thẳng chếch lên về phía trái.

- Màng nhĩ có sẹo mỏng : nhĩ đồ có 2 đỉnh v.v...

PHẢN XẠ BÀN ĐẠP

Trong hòm nhĩ có cơ búa và cơ bàn đạp có nhiệm vụ bảo vệ thính giác chống lại các tiếng động mạnh. Mỗi khi nghe tiếng động mạnh, dù chỉ nghe một bên tai thì các cơ này ở cả hai tai đều đồng thời co lại, tăng thêm sức trở kháng để ta nghe tiếng động giảm bớt cường độ.

Với mức nghe bình thường 0 dB thì phản xạ bàn đạp ở mức khoảng 85 dB.

Người ta ghi ngay vào biểu đồ sức nghe - Đo phản xạ bàn đạp có nhiều ứng dụng :

1) Được coi như một phương pháp đo sức nghe khách quan có phản xạ bàn đạp có nghĩa là có nghe, để phát hiện một số trường hợp giả vờ điếc.

2) Tìm hồi thính.

3) tìm thoái hóa ngưỡng phản xạ (reflex decay test) có giá trị chẩn đoán tổn thương sau ốc tai, ví dụ u dây VIII.

4) Xác định vị trí tổn thương dây VII v.v...

KHÁM TIỀN ĐÌNH

Khám tiền đình tức là nghiên cứu những phản ứng của tiền đình ở người bệnh và so sánh những phản ứng đó với những phản ứng của người bình thường để đánh giá mức độ và vị trí của thương tổn. Khám tiền đình chẳng những rất cần thiết cho sự chẩn đoán các bệnh về tai mà còn giúp ích nhiều cho khoa tai thần kinh (oto-neulologie).

Chúng ta sẽ nghiên cứu những triệu chứng tự phát và những triệu chứng do thầy thuốc gây ra.

RỐI LOẠN TỰ PHÁT

Những triệu chứng tự phát là : chóng mặt, động mắt hay giật nhãn cầu (nystagmus), lệch ngón tay trỏ, rối loạn thăng bằng.

1 Chóng mặt :

Chóng mặt do mê nhĩ có những đặc tính sau đây :

- Bệnh nhân có cảm giác bị quay tròn hoặc đưa qua đưa lại, đưa tới đưa lui, đưa lên đưa xuống (chóng mặt chủ quan). Bệnh nhân cũng có thể thấy đồ đạc, nhà cửa cây cối chung quanh mình chạy qua trước mặt hoặc đảo lộn lung tung (chóng mặt khách quan).

- Chóng mặt xuất hiện từng cơn nhất là khi bệnh nhân cử động mạnh hoặc thay đổi tư thế của đầu, hoặc liếc mắt về phía động mắt. Cơn chóng mặt có thể kèm theo nôn mửa, ù tai, điếc. Ngoài cơn chóng mặt, bệnh nhân có thể đi lại được

Cường độ của chóng mặt giảm dần trong bệnh mạn tính và sẽ mất nếu mê nhĩ bị huỷ loại.

Nói chung trong cơn chóng mặt do mê nhĩ, bệnh nhân có cảm giác là bị quay tròn, bị xô đẩy, bị vật xuống. Ngoài cơn chóng mặt mặt các triệu chứng khách quan nghèo nàn. Chúng ta không nên nhầm chóng mặt thật sự với những hiện tượng như là hoa mắt, nẩy đom đóm mắt, tối xẩm mặt mày mà nhân dân quen gọi là "chóng mặt".

2. Động mắt tự phát (nystagmus spontané).

Động mắt tức là hai nhãn cầu cùng bị giật về một hướng theo một nhịp nhất định. Không nên nhầm với rung nhãn cầu (tremblement oculaire). Động mắt gồm có hai động tác chiều hướng trái ngược : giật chậm và giật nhanh. Hướng của động mắt do giật nhanh quyết định.

Động mắt do mê nhĩ có những đặc tính sau đây :

- Sau khi đeo kính + 20 diôp, động mắt vẫn tiếp tục đập.

- Động mắt có đủ hai thì giật chậm và giật nhanh.

- Khi bệnh nhân nhìn vế phía giật nhanh động mắt sẽ tăng lên.

- Động mắt thường có kèm theo những rối loạn khác của mê nhĩ : chóng mặt điếc...

Chúng ta sẽ không nhầm động mắt do mê nhĩ với những động mắt khác như động mắt do nhìn tập trung, hoặc động mắt sinh lý do liếc ngang cực độ, hoặc động mắt của thợ mỏ do liếc về phía trên thường xuyên, hoặc động mắt thị vận (nystaglnus opto-cinetique) do nhìn các vật di chuyển nhanh qua trước mắt.

Chúng ta phân biệt ba thể động mắt chính : động mắt ngang, động mắt đứng và động mắt quay tùy thẹo sự vặn động của nhãn cấu. Trong động mắt quay, nhăn cầu xoay tròn theo trục trước sau, biên độ di động thường không quá 1/16 vòng (24 độ). Ba thể động mắt này có thể phối hợp với nhau ở trên một bệnh nhân.

Về cường độ chúng ta cũng chia động mắt ra làm ba loại :

- Độ một : động mắt xuất hiện khi nhãn cầu nhìn về hướng giật nhanh.

- Độ hai : động mắt xuất hiện khi nhãn cầu nhìn thẳng về trước.

- Độ ba : động mắt xuất hiện khi nhãn cầu nhìn về hướng giật chậm.

3. Lệch ngón tay :

Chúng ta dùng hai nghiệm pháp sau đây để thể hiện lệch chi trên : nghiệm pháp đưa tay thẳng và nghiệm pháp ngón tay chỉ.

Nghiệm pháp đưa tay thẳng :

Bệnh nhân ngồi trước mặt thầy thuốc, lưng tựa vào ghế, đưa hai tay thẳng về phía trước mặt, ngón tay trỏ chỉ thẳng về phía trước mặt, các ngón khác nắm lại. Thầy thuốc ngồi trước mặt bệnh nhân, hai tay gập lại trước ngực và chìa ngón cái ra, đối diện với hai ngón tay trỏ của bệnh nhân.

Xong rồi bảo bệnh nhân nhắm mắt lại. Bình thường hai ngón tay trỏ của bệnh nhân luôn luôn chỉ vào hai ngón tay của thầy thuốc. Trong trường hợp bệnh lý, hai ngón tay của bệnh nhân sẽ lệch về mộl bên. Thường là cả hai tay cùng lệch về một hướng nhưng cũng có khi chỉ lệch một tay thôi.

Hướng tay lệch đối lập với hướng động mắt trong trường hợp thương tổn mê nhĩ (Hội chứng ngoại biên).

Nghiệm pháp ngón tay chỉ :

Bệnh nhân và thấy thuốc cũng ngồi đối diện như trên. Bảo bệnh nhân nhắm mắt và dùng ngón trỏ của tay phải chỉ đầu gối mình và chỉ ngón tay cái trái của thầy thụốc. Sau đó lại dùng ngón tay trỏ trái chỉ đầu gối mình và ngón tay cái phải của thầy thuốc.

Trong trường hợp bệnh lý, người ốm sẽ chỉ lệch theo chiều ngang sang bên phải hoặc sang bên trái.

Chúng ta cũng có thể tìm sự lệch hướng theo chiều cao bằng cách bảo bệnh nhân di động tay trong bình diện ngang, từ bên phải hoặc bên trái đến trước mặt mình.

4. Rối loạn thăng bằng.

Có ba nghiệm pháp được dùng để thể hiện sự mất thăng bằng của bệnh nhân: nghiệm pháp Rômbe (Romberg), nghiệm pháp Foa-Têvơna (Foix-Thévenard), nghiệm pháp Radơmake Gacxanh (Rađemaker Garein).

Nghiệm pháp Rômbe :

Để bệnh nhân đứng thẳng, hai chân chụm lại, mắt nhắm. Nếu có rối loạn thăng bằng, bệnh nhân sẽ nghiêng người về một bên hoặc ngã về một bên.

Nếu bệnh tích ở mê nhĩ, bệnh nhân sẽ ngã về phía đối lập với hướng động mắt tức là ngã về bên tai bệnh, hướng ngã này sẽ thay đổi tùy theo tư thế của mê nhĩ. Thí dụ bệnh nhân bị bệnh ở tai trái, nếu họ nhìn thẳng về phía trước họ sẽ ngã về bên trái, nếu họ quay đầu 90 độ về bên trái thì sẽ ngã về phía sau, nếu họ quay đầu 90 độ về bên phải thì họ sẽ ngã về phía trước.

Trong trường hợp rối loạn nhẹ, chúng ta phải làm nghiệm pháp Rômbe nhạy cảm mới thể hiện được sự mất thăng bằng : bệnh nhân nhắm mắt, đứng thẳng, hai bàn chân để dọc theo một đường thẳng, bàn chân trái trước, bàn chân phải sau.

Nghiệm pháp Roa-Têvơnia (Foix-Thévenard).

Nghiệm pháp này thể hicn sự giảm trương lực cơ ở chi dưới.

Để bệnh nhân đứng thẳng trong tư thế "nghiêm", thầy thuốc dùng ngón tay đẩy khẽ vào ngực, hướng về phía sau làm cho bệnh nhân mất thăng bằng. Bình thường cơ cẳng chân trước (muscle jambier antérieur) và cơ duỗi chung (extenseur commun) sẽ co lại và làm cho các ngón chân nhac lên khỏi mặt đất.

Nếu bệnh nhân bị giảm trương lực cơ (hypotonie musculaire) thì các ngón chân sẽ không nhấc lên và nếu đẩy mạnh hơn bênh nhân sẽ ngã về phía sau.

Nghiệm pháp thích nghi của Rađơmake va Gácxanh (Rađemaker - Garcin).

Trong nghiệm pháp này bệnh nhân chỉ được mặc quần đùi và áo lót.

Chúng ta để bệnh nhân bò chống hai tay và hai đầu gối xuống bàn, rồi đột nhiên chúng ta nhắc cái bàn nghiêng 30 độ về một bên. Nếu là người bình thường, họ sẽ có phản xạ gò người lại, duỗi các chi bên thấp và co các chi bên cao để giữ thăng bằng không bị hất xuống đất. Nói theo lý học là họ cố giữ cho trọng tâm (centre de gravité) không rơi ra ngoài hình chân đế (polygone de sustcntation). Trái lại nếu là người bị hỏng mê nhĩ họ sẽ không có phản ứng thích nghi và bị hất xuống đất như một pho tượng gỗ.

Chúng ta cũng có thể tìm phản ứng thích nghi bằng cách để bệnh nhân ngồi trên một cái ghế tựa, rồi đột nhiên lật ngửa ghế về phía sau. Bệnh nhân mất thích nghi sẽ ngả người theo lưng ghế như tượng gỗ. Trái lại nếu là người lành mạnh, họ sẽ có phản ứng nghiêng người về phía ttrước để giữ thân mình đứng thẳng theo đường dây dọi, không ngã theo lưng ghế.

5. Nghiệm pháp Babinski - Ven (Babinski - Weil) hay nghiệm pháp đi hình ngôi sao.

Bảo bệnh nhân nhắm mắt lại và đi tới đi lui sáu lần, mỗi làn tám bước. Trong khi bước tới, bệnh nhân sẽ đi lệch về bên nhĩ bệnh, khỉ đi lui họ sẽ đi lệch về bên mê nhĩ lành. Rút cuộc đường đi của bệnh nhân có dạng hình ngôi sao và bệnh nhân không trở về đúng xuất phát điểm.

Nếu là người lành mạnh thì họ sẽ đi theo đường thẳng và về đúng chỗ cũ.

http://www.integratedlistening.com/wp-content/ils-files//2007/08/ear-diagram.jpg

RỐI LOẠN DO GÂY RA

Trong những nghiệm pháp sau đây, thầy thuốc kích thích mê nhĩ để nghiên cứu các phản ứng của nó. Hiện nay trên lâm sàng người ta dùng ba phương pháp để kích thích tiền đình : nước lạnh, điện một chiều và ghế quay.

1. Nghiệm pháp nước lạnh.

Về nguyên tắc chúng ta có thể dùng nước nóng 44oC hay nước lạnh 25oC để kích thích tiền đình. Hướng của động mắt sẽ trái ngược nhau tùy theo nhiệt độ của nước. Trên thực lế chúng ta quen đùng nước lạnh hơn nước nóng. Sức lạnh vào tai sẽ làm di chuyển nước nội dịch. Luồng nội dịch này kích thích các tế bào giác quan của ống bán khuyên và gây ra động mặt.

Trước khi bơm nước lạnh cần phải xem màng nhĩ có bị thủng không, nếu có thủng thì phải thận trọng như dùng nước vô trùng, nhiệt độ vừa phải (30oC), bơm nhẹ... Có tác giả khuyên không nên làm nghiệm pháp này nếu tai bị thủng.

Chúng tôi quen dùng phương pháp Côbrăc (Kobrak) cải biên theo lối Hôtăng (Hautant). Cách làm này không đòi hỏi dụng cụ đặc biệt và ít gây ra phản ứng dữ dội.

Để bệnh nhân ngồi thẳng trên ghế có tựa lưng, mắt đeo kính Bacten (Bartels) (+ 20 điốp) để loại động mắt giả, đầu ngửa 60o về phía sau. Chúng ta bơm lOml nước lạnh 25oC vào tai người bệnh.

Bình thường 20 giây saụ khi bắt đầu bơm nước, động mắt xuất hiện. Người ta gọi đó là thời gian tiềm tàng. Động mắt kéo dài trong 60 đến 90 giây.

Nếu thời gian tiềm tàng bị rút ngắn dưới 20 giây và thời gian phản ứng dài trên 120 giây thì người ta gọi là quá kích thích. Trái lại nếu thời gian tiềm tàng kéo dài trên 30 giây và thời gian động mất dưới 30 giây thì người ta gọi là kém kích thích.

Nếu tiến đình không trả lời chúng ta sẽ tăng khối lượng nước lên đến 100ml. Sau đó nếu tiền đình vẫn không phản ứng thì chúng ta kết luận rằng tiền đình không kích thích được.

Muốn nghiên cứu tính chất của phản ứng chúng ta phải để dấu nghiêng theo ba tư thế Bruninh (Brunnings) khi bơm nước :

- thế bruninh 1 : ngồi thẳng, đầu ngửa 60 độ về phía sau, ống bán khuyên nằm bị dựng đứng lên 90 độ. Trong trường hợp bình thường sẽ có động mắt ngang, đập về bên đối diện với tai bị bơm nước.

- Tư thế bruninh II : đầu ngả về phía sau 60 độ và nghiêng 45 độ về bên tai được bơm nước. ống bán khuyên nằm bị kích thích và động mắt ngang xuất hiện. Động mắt đập về phía bên đối diện với tai bị bơm nước.

- Tư thế Bruninh III : đấu ngả về phía sau 60 độ và nghiêng 45 độ về phía không bơm . nước. Haị ống bán khuyên đứng bị kích thích cùng một lúc, và gây ra động mắt quay về hướng đối diện với tai bơm nước.

Nghiệm pháp nước lạnh rất tiện lợi vì nó cho phép chúng ta nghiên cứu từng mê nhĩ một vàở mỗi tai chúng ta có thể khám riêng ống bán khuyên nằm hoặc ống bán khuyên đứng.

Sau khi phân tích động mắt xong chúng ta làm ngay nghiệm pháp đưa tay thẳng : bình thường hai tay sẽ lệch vế bên bị bơm nước. Kế đó theo chúng ta bảo bệnh nhân đứng dậy để làm nghiệm pháp Rômbe : bệnh nhân sẽ ngả về bên tai bị bơm nước.

Cuối cùng chúng ta hỏi bệnh nhân có chóng mặt buồn nôn không ? Nói chung bệnh nhân sẽ trả lời rằng có rạo rực buổn nôn hoặc thắy khó chịu trong người vài phút.

Khám xong một bên tai, chúng ta phải đợi mươi phút rồi hãy chuyển sang tai bên kia.

Chúng ta tóm tắt kết quả vào bảng kết quả khám như sau :

Phản ứng hài hòa tức là hướng động mắt và hướng nghiêg người (hoặc hướng lệch ngón tay) đối lập với nhau.

Phản ứng không hài hòa tức là động mắt và nghiêng người (hay lệch ngón tay) cùng đi về một hướng, hoặc động mắt đập về phía tai bệnh bị bơm nước, hoặc ngón tay chỉ lệch về phía tai lành không bơm nước.

2. Nghiệm pháp ghế quay.

Nguyên tắc : khi chúng ta để bệnh nhân ngồi trên ghế quay và chúng ta cho ghế quay tròn, toàn bộ mê nhĩ sẽ quay theo.

Nếu chúng ta hãm cái ghế lại một cách đột ngột thì nội dịch trong tiền đình, do cái đà đã có sẵn, sẽ đập vào bong bóng của ống bán khuyên và kích thích các tế bào thần kinh của mào thính giác (crête acoustique) gây ra động mắt. Muốn kích thích ống bán khuyên nào thì phải để ống bán khuyên đó trong bình diện nằm. Trong nghiệm pháp này chúng ta thử cả hai tiền đình cùng một lúc.

a) Khám ống bán khuyên nằm.

Bệnh nhân đeo kính + 20 điốp, ngồi trên ghế quay kiểu Lecmoayê (Lermoyez), đầu nghiêng 30 độ vế phía trước, lưng tựa vào thành ghế, chân đặt trên bàn đạp của ghế, hai tay nắm chặt thành ghế.

Thầy thuốc quay ghế 10 vòng trong 2l giây, và đến vòng thứ 10 chặn ghế đứng lại đột ngột. Ngay khi ghế đứng lại thì động mắt xuất và đập về hướng đối lập với chiều quay của ghế. Thầy thuốc dùng đồng hố đo thời gian từ lúc động mắt bắt đầu cho đến khi hết động mắt.

Muốn khám tiền đình phải thì chúng ta quay ghế từ phải sang trái (của bệnh nhân). Nếu khám tiền đình trái thì quay từ trái sang phải.

Nếu quay từ phải sang trái, thì động mắt sẽ đập từ trái sang phải. Nếu quay từ trái sang phải thì động mắt sẽ đập từ phải sang trái.

Khi chúng ta quay từ trái sang phải thời gian động mắt là 30 giây trong đó 25 giây do mê nhĩ trái gây ra (do dòng nội dịch chảy về bong bóng) còn 5 giây do mê nhĩ phải (dòng nội dịch thoát khỏi bong bóng) gây ra. Nếu chúng ta quay từ phải sang trái, thời gian động mắt cũng là 30 giây, trong đó 25 giây do mê nhĩ phải gây ra (dòng nội dịch chảy về bong bóng) còn 5 giây do mê nhĩ trái (dòng nội dịch thoát khỏi bong bóng).

Nếu mê nhĩ của hai bên đều chết, bệnh nhân sẽ không có phản ứng.

Nếu chỉ có mê nhĩ trái bị chết thì thời gian động mắt sẽ như sau :

- Quay từ trái sang phải : 30- 25 = 5 giây

- Quay từ phải sang trái : 30 - 5 = 25 giây

Nếu chỉ có mê nhĩ phải bị chết thì thời gian động mắt sẽ như sau :

- Quay từ phải sang trái : 30 - 25 = 5 giây

- Quay từ trái sang phải : 30 - 5 = 25 giây

Sau mỗi lần quay nghỉ 10 phút để bệnh nhân hồi tĩnh.

Trên đây là kết quả của xét nghiệm khi bệnh tích còn mới. Trong những trường hợp mạn tính, lâu ngày, kêt quả sẽ không được rõ rệt như trên vì có hiện tượng bù trừ xen vào : mê nhĩ lành đảm bảo một phần chức năng của mê nhĩ chết. Thời gian của động mắt sẽ là 15 giây mặc dù chúng ta quay về bên phải hay về bên trái.

b) Khám ô'ng bán khuyên đứng.

Ống bán khuyên đứng gồm có ống bán khuyên trên và ống bán khuyên sau. Ở đây còn nhiều điểm chưa được rõ lắm, nhất là về vai trò của ống bán khuyên riêng lẻ. Đại khái người ta quy ước với nhau rằng :

Muốn khám ống bán khuyên trên (bình diện trán) phải ngả đầu 90 độ về phía trước. Động mắt thuộc về loại quay và kéo dài trong 20 giây. Hướng của động mắt và hướng quay của ghế đối lập với nhau.

Muốn khám ống bán khuyên sau (bình diện dọc-plan sagittal) phải ngả đầu 90 độ về một bên, động mắt thuộc về loại đứng và kéo dài trong 6 giây. Thí dụ : ghế quay về bên phải mà đầu ngả về bên phải thì sẽ có động mắt đứng đập về phía dưới, nếu ngả đầu về bên trái sẽ có động mắt đứng đập về phía trên.

3. Nghiệm pháp điện một chiều.

Dòng điện một chiều tác động trực tiếp đến thần kinh tiền đình và gây ra phản ứng nghiêng đầu, động mắt và chóng mặt.

Dụng cụ cần thiết là 20 cái pin 1,5 vôn nối tiếp nhau, một cái ampe kế, một cái điện trở và hai cực điện.

Phương pháp thường dùng là kiểu hai tai hai cực tức la mỗi bên tai đeo một cực điện khác tên với nhau.

Cách làm :

- Phản ứng nghiêng đầu :

để bệnh nhân đứng thẳng, mắt nhắm, lắp cực điện vào trước nắp tai : cực dương bên phải, cực âm bên trái. Bắt đầu cho điện chạy, và tăng dần cường độ từ 0 mili ampe trở lên. Đối với người thường khi lên đến 3 mA thì đầu nghiêng về cực dương. Trong tường hợp có thương tổn mê nhĩ, hướng nghiêng đầu sẽ thay đổi. Nếu là bệnh tích ở thân dây thần kinh hoặc ở các nhân trung ương thì ngưỡng kích thích sẽ tăng lên 10 mA hoặc hơn.

Sau khi phản ứng xuất hiện rồi, chúng ta giảm điện dần trở vể 0 mA. Nếu chúng ta cắt điện nhanh bệnh nhân sẽ ngả về bên đối diện.

- Phản ứng động mắt :

Bệnh nhân mở mắt. Động mắt sẽ xuất hiện khi chúng ta tăng cường độ lên đến 5 mA và đập về phía cực âm. Động mắt ngang hoặc quay.

Lúc làm nghiệm pháp này nên cho bệnh nhân đeo kính + 20 điốp.

Nếu có thương tổn tiền đình, hướng của động mắt sẽ thay đổi và ngưỡng kích thích của dòng điện cũng tăng (10 mA).

- Cảm giác chóng mặt.

Chóng mặt xuất hiện muộn và đòi hỏi cường độ điện cao (trên 10 mA). Nếu bệnh nhân mở mắt thì họ sẽ thấy đồ đạc đi động qua trước mặt họ từ cực dương qua cực âm. Nếu bệnh nhân nhắm mắt họ sẽ có cảm giác bị lôi kéo về phía cực dương.

4. Nghiệm pháp bơm hơi.

Bình thường nếu chúng ta dùng spêculum Sieglơ (Sieglc) bơm không khí vào ống tai ngoài, bệnh nhân chỉ có cảm giác căng trong tai.

Trái lại nếu mê nhĩ có lỗ rò (rò ở ống bán khuyên nằm) khi chúng ta bơm không khí vào tai, bệnh nhân sẽ ngả người về phía đối lập và có động mắt ngang quay đập về phía tai bệnh. Đó là triệu chứng Lukê (Lucae).

Trong trường hợp giang mai bẩm sinh ở mê nhĩ (xương bàn đạp lỏng khớp) thì phản ứng sẽ ngược lại. Khi chúng ta bơm không khí vào tai thì bệnh nhân ngả người về phía tai bi kích thích và động mắt nằm quay đập về phía đối diện (triệu chứng Heanebert)

Để kết luận về vấn để khám tiền đình chúng ta nên nhớ rằng những nghiệm pháp nói trên chỉ có giá trị tương đối nếu nó đứng riêng lẻ một mình, nhưng nếu các biện pháp đó được áp đụng một cách phôi hợp và cùng trả lời theo một hướng thì giá trị của nó rất lớn.

Chúng ta chỉ nên coi như là bệnh lý những kết quả hoặc những con số thật là bất thường. Còn những sai lệch chút ít hoặc vụn vặt thì không đáng kể.

Khi chúng ta nói mê nhĩ quá kích thích hoặc kém kích thích, chúng ta không nên căn cứ vào con số tuyệt đốì của các nghiệm pháp mà phải so sánh kết quả của hai tai với nhau.


Bộ môn tai mũi họng ĐH Y Dược TpHCM

Giang Duong Y Khoa


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases