Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI KHẨN CẤP

description

Ở các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng việc ngừa thai khẩn cấp hiện chưa được áp dụng rộng rãi,giới trẻ lại không được tư vấn về về giới tính và các biện pháp tránh thai rõ ràng, chính sự khó tiếp cận các biện pháp tránh thai này có thể dẫn đến tình trạng mang thai ngoài ý muốn đưa đến tình trạng nạo phá thai có xu hướng ngày càng cao, nguy hiểm hơn là nạo phá thai ở các cơ sở tư nhân không đủ phương tiện kỷ thuật và trình độ chuyên môn nhất là ở các vùng quê sẽ có những tai biến vô cùng đáng tiếc,ảnh hưởng lâu dài đến tâm lý và việc sinh đẻ sau này.

Tránh thai khẩn cấp có thể giảm tỉ lệ có thai ngoài ý muốn, và bao gồm mọi biện pháp tránh thai sử dụng trong vòng ba đến năm ngày sau lần giao hợp không được bảo vệ ( ở những phụ nữ khỏe mạnh giao hợp không thường xuyên, gặp trục trặc đột xuất khi dùng các biện pháp tránh thai khác như khi dùng bao cao su bị rách, quên dùng thuốc tránh thai hằng ngày nhưng không bù kịp, tính sai ngày giao hợp an toàn, vòng tránh thai bị tuột hoặc dùng trong những trường hợp bắt buộc như bị cưỡng dâm,các bạn trẻ lở giao hợp mà không dùng biện pháp bảo vệ nào để tránh có thai trước hôn nhân.

Hiện nay có 3 cách tránh thai khẩn cấp ,có thể chọn một trong 3 cách này:

1. Viên thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ có progestin

Tên thương mại là Postinor, hoạt chất là Levonorgestrel hàm lượng 0,75mg.

Uống 1 viên càng sớm càng tốt trong vòng 72 giờ sau giao hợp không có bảo vệ, uống viên thứ 2 cách viên thứ nhất 12 giờ (nếu dùng đúng cách giảm tỉ lệ có thai trung bình 74 - 89% ).

2. Viên thuốc tránh thai kết hợp (Ideal, Choice, New choice)

Uống 4 viên thuốc tránh thai kết hợp (mỗi viên chứa 30mcg Ethinyl estradiol và 0,15mg hoặc 0,125mg Levonorgestrel)trong vòng 72 giờ sau giao hợp, 12 giờ sau uống tiếp 4 viên.

3. Ðặt dụng cụ tử cung khẩn cấp

Cần đặt càng sớm càng tốt trong vòng 5 ngày đầu sau khi giao hợp không được bảo vệ, tỉ lệ thất bại dưới 1% và có thể dùng để ngừa thai lâu dài,trừ trường hợp bị hiếp dâm vì có thể đã bị lây nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Chú ý :

Nếu bị nôn trong vòng 2 giờ sau khi uống, phải uống lại

Đối với các loại thuốc uống không được dùng quá 2 lần trong một tháng và không nên dùng thường xuyên.

Các biện pháp tránh thai khẩn cấp không ngăn ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Mổi biện pháp tránh thai khi được sử dụng cần phải được theo dõi một cách cẩn thận các biến chứng và tác dụng phụ của thuốc.

Nên nhớ mỗi biện pháp tránh thai trên đây có các chỉ định, chống chỉ định cũng như các tác dụng phụ riêng nên cần có tư vấnvà khám của bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt ở những đối tượng có tiền căn bệnh lý. Sau sử dụng ngừa thai khẩn cấp nên theo dõi, nếu vẫn chưa có kinh lại hơn bảy ngày so với ngày kinh dự đoán phải loại trừ khả năng có thai bằng cách thử thai(Quick test ).

Ngoài ra những người sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp cần phải sử dụng các biện pháp tránh thai trong giai đoạn còn lại của chu kỳ, và sau đó nên có một biện pháp tránh thai lâu dài và hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Sức khỏe sinh sản “ các biện pháp tránh thai khẩn cấp “- Bộ Y Tế.

2.Kế hoạch hóa gia đình “ các biện pháp tránh thai”- Sản Phụ Khoa-Trường ĐH Y Dược Tp HCM.

3.Kế hoạch hóa gia đình “ các biện pháp tránh thai”-Block Sản Phụ Khoa-Trường ĐH Y Dược Cần Thơ.

4. Mins, Vedal,Dược thư quốc gia “Ideal, Choice, New choice,postinor”

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases