Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH LÂY NHIỄM CÚM A/H1N1
Có câu “phòng bệnh thì tốt hơn chữa bệnh”,để có các biện pháp phòng bệnh hiệu quả chúng ta cần phải biết được cách thức tồn tại và đường lây truyền của bệnh.Các loài động vật có vú (trong đó có con người) đã nhiễm bệnh phát tán virut ra ngoài dưới dạng các hạt nhỏ lơ lửng trong không khí (aerosol) có chứa virut thông qua việc ho, hắt hơi và các loài chim phát tán virut ra ngoài môi trường thông qua việc thải phân. Nước bọt, dịch tiết mũi họng đường hô hấp, phân và máu là các yếu tố chứa mầm bệnh và làm lây truyền bệnh cúm. Người và các vật chủ khác nhiễm bệnh khi tiếp xúc với các dịch cơ thể nói trên hoặc tiếp xúc với các bề mặt đã bị nhiễm bởi chúng. Virut cúm có thể tồn tại 1 tuần trong điều kiện nhiệt độ cơ thể người, 30 ngày tại điều kiện 0 0C (320F) và tồn tại vô thời hạn trong điều kiện nhiệt độ cực thấp (nhiệt độ các hồ ở vùng Đông - Bắc Siberia). Tuy nhiên, chúng dễ dàng bị bất hoạt bởi các hóa chất khử khuẩn thông thường và xà phòng. Chính vì vậy, vệ sinh bàn tay, vệ sinh các bề mặt và không khí đúng cách và tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh là một trong những cách tốt nhất để đề phòng bệnh cúm.
Cách chính mà bệnh cúm lan truyền từ người này sang người khác là thông qua những giọt nước nhỏ của đường hô hấp văng ra ngoài cơ thể khi ho hoặc nhảy mũi ,gọi là cách lây lan qua những giọt nước (droplet spread).
Điều này có thể xảy ra khi những giọt nước nhỏ văng ra ngoài từ cơ thể của một người nhiễm bệnh di chuyển trong không khí và dính vào miệng hoặc mũi của những người ở gần đó. Đôi khi vi trùng cũng có thể lan truyền khi có người sờ phải những giọt nước nhỏ từ một người khác trên một mặt phẳng như bàn ghế và sau đó lại lấy tay sờ vào mắt, miệng, hoặc mũi của mình trước khi rửa tay. Chúng ta biết rằng có những loại vi trùng và vi khuẩn có thể sống tới 2 tiếng đồng hồ hoặc lâu hơn nữa trên những mặt phẳng như: mặt bàn của phòng ăn ở trường hay công sở, khóa vặn cửa, bàn học hay bàn giấy. Từ sự hiểu biết về cách thức tồn tại và lây truyền của chúng,chúng ta sẽ có các biện pháp phòng bệnh như sau:
1.Che miệng và mũi khi ho hoặc nhảy mũi:
Che miệng và mũi khi ho hoặc nhảy mũi với giấy chùi khi ho hoặc nhảy mũi, đừng bao giờ dùng bàn tay của mình. Luôn luôn bỏ giấy chùi dùng rồi vào thùng rác và sau đó rửa tay với xà bông và nước ấm hoặc chà tay với kem rửa tay có chứa chất cồn. Hãy làm như thế mỗi khi ho hặc nhảy mũi.
1.Rửa tay thường xuyên:
Khi có thể được, hãy rửa tay – bằng xà phòng và nước ấm – rồi chà sát mạnh hai tay và rửa cho thật kỹ lưỡng. Rửa tay trong vòng từ 15 đến 20 giây. Xà phòng cộng với sự chà sát sẽ giúp loại bỏ vi trùng dính trên tay.
Rửa tay sau khi ho, nhảy mũi hoặc dùng nhà vệ sinh.
Rửa tay trước khi sờ vào mắt, mũi và miệng của mình.
Rửa tay sau khi sờ vào giấy chùi đã dung hoặc mặt phẳng dơ.
Rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn hoặc trước khi ăn.
Tránh lấy tay sờ vào mắt, mũi, hoặc miệng
3.Tránh hôn hoặc bắt tay khi chào người khác:
Và cũng đừng ăn uống chung thức ăn và dùng chung muỗng nĩa,ly, chén.
4.Giữ vệ sinh những nơi thường dùng:
Những nơi như quầy bếp, phòng tắm, tay nắm cửa, đồ chơi, điện thoại và các vật dụng khác trong nhà.
5.Mở cửa sổ và cửa chính :
Để thoáng cho không khí trong sạch thổi vào nhà hoặc phòng làm việc.
6.Duy trì những thói quen tốt về mặt sức khỏe
Ngủ cho thật đầy đủ, tích cực hoạt động thể chất, giữ cho đầu óc khỏi bị căng thẳng, uống nhiều nước, và ăn những thức ăn hợp tiêu chuẩn dinh dưỡng,thường xuyên vệ sinh răng miệng bằng các nước sát khuẩn. Những thói quen tốt sẽ giúp các bạn có một cơ thể khỏe mạnh trong mùa cúm.
7.Tránh lui tới những vùng có dịch và những nơi đông người nhất là đang ở trong vùng dịch:
Dịch thường bùng phát và lây truyền rất nhanh ở những nơi đông người như: trường học,trại lính,ký túc xá,chợ,…khi nơi đó có người bị nhiễm bệnh mà không kịp phát hiện cách ly.
8.Hãy đến ngay cơ sở y tế khi nghi ngờ mình bị nhiễm bệnh:
v Phải nghi ngờ là bị nhiễm cúm khi bạn có các triệu chứng:
Khi bạn tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh hoặc nguồn lây hoặc đi từ vùng dịch về,phải nghi ngờ là nhiễm bệnh khi có các triệu chứng sau:
- Sốt 37.8°C (100°F) hoặc cao hơn
- Lạnh run
- Nhức đầu,mệt mõi, đau nhức mình mẩy
- Hắc hơi,chảy mũi,chảy nước mắt
- Ho
- Đau cổ
- Ói mửa và/hoặc tiêu chảy
-Nặng hơn có thể khó thở
• Nếu bị sốt cao 37.8°C (100°F) hoặc cao hơn và một trong các triệu chứng liệt kê trên đây, các bạn phải gọi bác sĩ hoặc đi đến bệnh viện. Bác sĩ sẽ là người quyết định các bạn có cần điều trị bằng thuốc hay không.
• Nếu bị bệnh các bạn nên nghỉ ở nhà, đừng đi làm, đừng đi học. Điều quan trọng là hạn chế tiếp xúc với những người khác để không lây truyền bệnh cho họ.
• Nếu các bạn có triệu chứng bị cúm và cần đi khám bệnh thì các bạn nên mang khẩu trang hoặc dùng khăn giấy che miệng mũi lại khi ho và vất bỏ khăn giấy vào thùng rác sau mỗi lần ho nhảy mũi.
• Nếu bị bệnh nhưng không bị sốt thì tốt nhất là các bạn nên nghỉ ở nhà, đừng đi làm, đừng đi học, nghỉ ngơi thật nhiều và uồng nhiều nước. Nếu triệu chứng trở nặng, các bạn nên gọi bác sĩ hoặc đi đến bệnh viện và nhớ đừng quên mang khẩu trang bạn nhé!.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.
Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.
Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.
Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net